Zoom: Bài toán tăng trưởng đầy hóc búa khi đại dịch qua đi
Trong 2 năm 2020 và 2021, với việc dịch Covid – 19 hoành hành khiến cho nhiều người lao động cũng như học sinh sinh viên trên toàn cầu không thể học tập và làm việc trực tiếp đã giúp cho những phần mềm về giao tiếp trực tuyến trở nên cực kỳ phát triển.
Trong số đó, Zoom nổi lên với số lượng người dùng tăng đột biến cùng doanh thu cực kỳ ấn tượng. Tuy nhiên, khi mà đại dịch dần kết thúc, mọi thứ dường như đang trở nên khó khăn hơn rất nhiều đối với công ty công nghệ này, với nhiều dự báo khá tiêu cực dành cho họ trong tương lai tới đây.
Được thành lập từ năm 2011 bởi Eric Yuan, cựu phó chủ tịch của Cisco Webex, Zoom cung cấp các dịch vụ nhắn tin, liên lạc thông qua video và đặc biệt là chức năng tạo phòng họp dành cho nhiều người. năm 2013, họ lần đầu cung cấp ra thị trường phần mềm cùng tên hỗ trợ tới 25 người tham gia một cuộc họp trực tuyến. Nhờ tính năng độc đáo này mà Zoom nhanh chóng chạm mốc 3 triệu người dùng vào tháng 9 cùng năm, đồng thời huy động được 6,5 triệu USD từ các nhà đầu tư. Đầu năm 2017, họ tiếp tục huy động được 100 triệu USD từ quỹ Sequoia và đạt được mức định giá vào khoảng 1 tỷ USD, biến Zoom trở thành một trong những “kỳ lân” của các start-up về công nghệ thời điểm bấy giờ.
Tháng 4 năm 2019, công ty chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mức giá 36 USD/ cổ phiếu và tăng giá tới trên 72% ngay trong ngày đầu tiên, giúp Zoom đạt được mức định giá lên tới 16 tỷ USD vào thời điểm này. Đang trong giai đoạn phát triển, dịch Covid – 19 bất chợt ập tới giúp cho Zoom có được bước nhảy mạnh mẽ trong 2 năm 2020 và 2021. Cụ thể, khi những lệnh giãn cách xã hội được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, các trường học và số lượng lớn doanh nghiệp buộc phải học tập và làm việc tại nhà. Điều này dẫn đến những lớp học trực tuyến với số lượng lớn học sinh hay nhiều buổi họp từ xa với các nhà máy xí nghiệp. Với những tính năng hỗ trợ tuyệt vời cho việc học tập và làm việc trực tuyến của mình, Zoom đã đạt được những thành công to lớn trong giai đoạn dịch diễn ra căng thẳng nhất.
Zoom có số lượng người dùng tăng đột biến trong giai đoạn dịch Covid diễn ra
Chỉ trong vòng 3 năm, từ 2019 – 2021, lượng người sử dụng Zoom tăng trưởng một cách đột biến khi mà phần lớn mọi người đều học tập và làm việc tại nhà (work from home). Tháng 12/ 2019, có khoảng 10 triệu người tham gia các cuộc họp thông qua Zoom; tới tháng 4/ 2020, tức chỉ khoảng 4 tháng sau đó, con số này đã chạm tới mức 300 triệu. Quý 2 năm tài chính 2022, lần đầu tiên doanh thu quý của công ty đạt mức trên 1 tỷ đô, cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ là rất cao; số lượng công ty đăng ký sử dụng dịch vụ của Zoom chạm tới con số 200,000 tính tới tháng 2/ 2022. Vào giai đoạn đỉnh dịch năm 2020, có tới 90.000 cơ sở giáo dục chọn Zoom cho việc học trực tuyến, với khoảng 485 triệu lượt tải ứng dụng trên điện thoại trong cùng năm. Zoom cũng chính là phần mềm được tải nhiều nhất trong năm 2020 trên nền tảng AppStore của Apple. Giá trị của doanh nghiệp đạt đỉnh vào khoảng cuối năm 2020, đạt mức trên 100 tỷ USD với giá cổ phiếu chạm mốc 559 USD/ cổ phiếu.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu Zoom chạm đỉnh 559 USD/ cổ phiếu vào tháng 10/ 2020, khi mà dịch bệnh đang hoành hành trên thế giới (Ảnh: Google Finance)
Tuy nhiên từ giai đoạn cuối năm 2021, khi mà dịch Covid – 19 gần như không còn là mối hiểm họa với thế giới, các công ty và trường học mở cửa trở lại cũng là lúc sự phát triển của Zoom bị đặt dấu hỏi. Rất nhiều start – up về công nghệ nổi lên trong giai đoạn Covid mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, doanh thu tăng trưởng chậm lại với viễn cảnh tương lai khá tiêu cực. Zoom cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó khi trong BCTC năm mới nhất của mình, mặc dù công ty tiếp tục có sự tăng trưởng 12%, đạt 1,07 tỷ USD trong Q1 năm tài chính mới đây, song đây là mức tăng chậm nhất được ghi nhận của họ từ 2019. Cũng phải nói thêm rằng, đây là quý thứ 4 liên tiếp Zoom đạt được mức doanh thu trên 1 tỷ USD/ quý, tuy nhiên rất khó để họ tiếp tục đạt được những con số thần kỳ như giai đoạn Covid. Đây là điều đã được nhiều nhà phân tích dự báo, trong bối cảnh công ty chịu rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn là Cisco Webex, Microsoft Teams, Google Meet… đồng thời nhu cầu họp online cũng giảm nhiều khi hầu hết các công ty và trường học mở cửa trở lại.
Zoom phải chịu sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn khác trong mảng họp trực tuyến (Ảnh: Solution Suggest)
Trong giai đoạn năm tài chính 2020 đến 2021, doanh thu của Zoom tăng gấp 3 lần (từ 623 triệu USD lên 2,65 tỷ USD) và tiếp tục mức tăng tương đối tốt là 55% ở năm tài chính tiếp theo, đạt 4,1 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế của Zoom cũng tăng trưởng tốt, khi đạt 1.06 tỷ USD trong năm tài chính 2022, tăng 58% so với năm tài chính 2021. Mặc dù có kết quả kinh doanh Q1 năm tài chính 2023 là khá tốt, và hơn một nửa số tiền mà họ kiếm được đến từ các khách hàng doanh nghiệp trả phí lớn, song dự kiến tổng doanh thu năm của họ sẽ chỉ rơi vào khoảng 4.5 tỷ USD, tức chỉ khoảng 10% so với năm trước. Từ mức đỉnh 559 USD vào tháng 10/ 2020, giá cổ phiếu của Zoom chỉ còn hơn 100 USD vào thời điểm hiện tại, thể hiện sự bi quan của nhiều nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
Mặc dù doanh thu Q1 năm tài chính 2023 của Zoom là rất tốt, song đây là quý có sự tăng trưởng chậm nhất trong những năm trở lại đây của công ty
Có thể thấy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận trong năm qua vẫn duy trì tốt, song việc nhiều doanh nghiệp và trường học mở cửa trở lại cùng sự cạnh tranh khốc liệt của mảng họp và giáo dục trực tuyến đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiềm năng của Zoom, khiến định giá doanh nghiệp giảm rất nhiều trong năm vừa qua. Rất nhiều công ty “kỳ lân” về công nghệ đã gặp phải nhiều khó khăn khi mà nhiều người dùng không còn mặn mà trong việc gặp gỡ qua màn hình máy tính. Mặc dù vậy, với nền tảng tương đối vững chắc đã có được cùng với thói quen work from home của rất nhiều người đang tiếp tục được duy trì, Zoom dự kiến sẽ giữ được mức doanh thu ấn tượng của mình ít nhất là cho đến hết năm tài chính 2023.
Bị nghi vấn nghe lén người dùng, Zoom phát hành 'bản vá lỗi' khẩn cấp
Sau cơn mưa 'gạch đá' từ nhiều người dùng Mac tố phần mềm Zoom nghe lén ngay cả khi không trong cuộc họp, nhà phát triển ứng dụng đã phát hành khẩn một bản cập nhật khắc phục vấn đề.
Cụ thể, kể từ bản cập nhật macOS 12 Monterey, Apple đã bổ sung tín hiệu cảnh báo ứng dụng đang truy cập vào microphone hoặc camera, tương tự trên iOS 14 trước đó. Nhờ tính năng này, người dùng dễ dàng giám sát và ngăn chặn những ứng dụng sử dụng camera và microphone trái phép.
Ứng dụng Zoom dính nghi vấn nghe lén người dùng
Và gần đây nhất, nhiều người phát hiện ra Zoom đã tiếp tục sử dụng microphone ngay cả sau khi cuộc họp kết thúc. Một số người lại cho biết ứng dụng tự động sử dụng microphone ngay cả khi không tham gia bất kỳ cuộc họp nào.
Tính năng mới trên macOS Monterey 'vô tình' phát hiện Zoom nghe lén người dùng
Cá biệt hơn, khi một số người sử dụng Timing, phần mềm chuyên theo dõi hoạt động các ứng dụng, đã phát hiện ứng dụng này đôi khi vẫn tiếp tục hoạt động trong nhiều giờ sau khi được tắt.
"Tôi vừa phát hiện dấu chấm cảnh báo màu cam (sử dụng microphone) trên máy. Dù tôi đã tắt Zoom hoàn toàn, phần mềm Timing vẫn cảnh báo rằng tôi đã tham gia một cuộc họp trên Zoom trong 2 giờ", phản ánh nhận về nhiều sự quan tâm trên cộng đồng người dùng Zoom.
Cách cập nhật Zoom lên phiên bản 5.9.3
Trước sự phẫn nộ của người dùng, nhà phát triển Zoom đã phát hành bản cập nhật 5.9.3 để khắc phục lỗi này. Để tiến hành cập nhật: mở ứng dụng Zoom, nhấp vào zoom.us ở thanh menu và chọn Kiểm tra cập nhật để nâng cấp lên phiên bản 5.9.3 (hoặc mới hơn).
Hà Lan phạt Apple 8,5 triệu USD vì không 'cải cách' AppStore Dường như Apple đang 'cố tình' trì hoãn việc cải thiện App Store theo yêu cầu của các nhà chức trách Hà Lan. Gã khổng lồ công nghệ đang bị cơ quan giám sát chống độc quyền ở Hà Lan phạt hàng triệu USD mỗi tuần khi không cho phép các nhà sản xuất ứng dụng hẹn hò sử dụng các phương thức...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Xô xát tại hội chợ ở Long An, một thiếu niên 16 tuổi tử vong
Pháp luật
12:58:08 08/04/2025
1 sao nữ được ông trùm 18+ khen lên mây, đẹp hơn cả Vương Tổ Hiền, Lý Gia Hân
Sao châu á
12:57:25 08/04/2025
"Tóm dính" Thu Trang bụng lùm lùm bên Tiến Luật, có 1 chiêu "che dáng" cực đáng ngờ
Sao việt
12:50:22 08/04/2025
Tử vi 12 con giáp thứ Ba ngày 8/4/2025: Xung khắc trong công việc, viên mãn chuyện tình yêu
Trắc nghiệm
12:46:51 08/04/2025
Thực đơn 30 mâm cơm gia đình đầy đặn, nơi tình thân được gói ghém trong từng món ăn ngon
Ẩm thực
12:45:02 08/04/2025
6 cách 'thải độc' giúp da khỏe mạnh, sáng mịn
Làm đẹp
12:44:27 08/04/2025
Lật xe khách ở Bình Định, nhiều người bị thương
Tin nổi bật
12:30:02 08/04/2025
Ukraine mắc kẹt với Starlink của tỷ phú Musk
Thế giới
12:06:18 08/04/2025
'Nâng cấp' gu thời trang sành điệu với những chiếc thắt lưng
Thời trang
11:56:02 08/04/2025
Bài kiểm tra 30 giây tại nhà giúp đánh giá nguy cơ ung thư
Sức khỏe
11:14:40 08/04/2025