ZiL 29061 – Xe đặc chủng vượt mọi địa hình của Liên Xô
Với thiết kế hai xi lanh truyền động hai vít xoắn cỡ lớn, ZIL 29061 có hoạt động trên nước, đầm lầy và trên tuyết.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh đã phát minh ra xe tăng, dựa trên một chiếc máy kéo sử dụng xích để hoạt động. Tiếp đó trong thế chiến thứ hai, người Mỹ phát minh ra tàu đổ bộ cho cuộc đổ bộ lịch sử lên bờ biển Normandy. Ngay sau đó người Anh lại tiếp tục sáng chế ra tàu chạy bằng đệm khí, loại tàu này có thể hoạt động ở cả trên nước và trên cạn. Điểm chung của tất cả những phương tiện trên là chúng đều có thể lội nước.
Trong khi đó xe lội nước của người Nga có tên ZiL Amphibious Screw Vehicle – 29061 lại được thiết kế hoàn toàn khác biệt, có vẻ như “lực lưỡng” và “cường tráng” đã trở thành những nét đặc trưng của các phương tiện Nga.
Trong thời kỳ hưng thịnh của Liên Xô, trước khi Bức màn sắt chia cắt Liên Bang Xô-viết và phương tây sụp đổ, Liên Xô lúc đó đang cần một loại phương tiện đặc biệt nhằm phục vụ cho việc đón các nhà du hành và mô-đun khoang lái tàu vũ trụ ở những nơi có địa hình đặc biệt. Xe tăng của Liên Xô vào thời điểm đó có tầm hoạt động hạn chế, cũng như nguy cơ cao về việc đứt hoặc hỏng xích khi đi vào những vùng địa hình đặc biệt trên. Việc đưa tàu đệm khí vào cũng là bất khả thi bởi cành và gốc cây có thể chọc thủng đệm cao su ở dưới tàu.
Việc phát triển phương tiện đặc biệt này được giao cho ZiL, viết tắt của Zovad imeni Likhachova, một công ty chuyên sản xuất xe tải, thiết bị hạng nặng, xe bọc thép và cả những chiếc limo đắt tiền.
ZiL đã phát triển một mẫu xe đặc biệt, mẫu xe này không dùng bánh hay xích mà sử dụng hai xi-lanh lớn ở hai bên xe với vỏ ngoài có dạng vít xoắn. Hai vít xoắn này có cơ chế làm việc như chân vịt trên tàu biển. Khi hoạt động, hai vít xoắn cỡ lớn này sẽ quay theo hai hướng ngược nhau nhằm trung hòa lực đẩy sang hai bên, giúp xe tiến thẳng về phía trước. Để quay xe, người lái chỉ cần cho một xi lanh hoạt động, cơ chế khá giống với xe tăng.
ZiL 29061
Thông số kỹ thuật của ZiL 29061:
Tổng trọng lượng: 2.000 kg
Video đang HOT
Kích thước:
Dài: 4.900mm
Rộng: 2.400mm
Cao: 2.200mm
Vận tốc tối đa:
Trên nước:16 km/h
Đầm lầy: 20 km/h
Tuyết: 45 km/h
ZiL đã sản xuất khoảng 20 chiếc 29061, phụ trách “mang vác” và vận chuyển ZiL 29061 là ZiL 4906, còn được gọi là Blue Bird. 4906 Blue Bird là mẫu xe vận tải 6×6 với trang bị cần cẩu tự hành có khả năng hoạt động ở cả dưới nước và trên cạn. Xe nặng khoảng 3,5 tấn, trang bị động cơ công suất 150 mã lực giúp xe có khả năng đạt vận tốc tối đa 80 km/h.
ZiL 4906
Dự án phát triển 29061 được giữ bí mật rất kỹ càng, chỉ có những người thuộc chương trình Soyuz mới biết về dự án này. Cũng vì thế mà những hình ảnh về quá trình hoạt động của chiếc xe rất hạn chế. Hiện nay ở Nga vẫn còn một số chiếc 29061, nhưng hầu như tất cả đều đã phá hủy hoặc han gỉ ở viện bảo tàng ngoài trời.
Theo Autopro
Dân đào hầm, quân đội đưa xe lội nước vào đối phó siêu bão Hải Yến
Quân khu 4 đã điều động gần 170.000 bộ đội, hơn 300 ôtô, 29 xe lội nước và gần 600 tàu thuyền... ứng phó bão Haiyan. Trong khi đó ngư dân các xã ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam đã đào hầm dã chiến tránh siêu bão.
Sở chỉ huy tiền phương đi vào hoạt động
Trưa nay, bão đã vào đến Lý Sơn, Quảng Ngãi. Dự kiến, một loạt các tỉnh miền trung sẽ đón bão. Đại tá Hoàng Văn Sinh, trưởng phòng cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 cho biết, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão quân khu quyết định thành lập sở chỉ huy tiền phương của quân khu tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, do Thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng - Phó tư lệnh quân khu chỉ huy. Thành phần gồm có 4 cơ quan quân khu và các phòng chức năng.
14h ngày hôm nay (9/11), sở chỉ huy bắt đầu hoạt động. Bộ chỉ huy quân sự của 6 tỉnh và các đơn vị chủ lực của quân khu phối hợp với các địa phương di dời, sơ tán nhân dân, chằng chéo nhà cửa, chuẩn bị lực lượng, phương tiện để di dân ra các vùng nguy hiểm. Các đơn vị chủ lực gia cố doanh trại, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện tham gia khi có lệnh của quân khu đi ứng cứu.
Xe quân dụng của tỉnh đội Thái Nguyên chở thí sinh vượt quãng đường ngập đến trường thi. (Ảnh minh họa)
Ông Sinh cho biết có 2 vấn đề lo ngại nhất: chỗ ở và lương thực. Nhiều hộ dân chưa kịp khôi phục sau cơn bão 11, nên nếu bão vào người dân vùng cao 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh có thể không có lương thực trong vài ngày.
"Chưa bao giờ quân khu huy động lực lượng người và phương tiện lớn để đối phó với bão và ứng cứu cho nhân dân lớn như lần này", anh Hoàng Nghĩa Thư, trực ban cứu hộ cứu nạn quân khu 4 nói.
Anh Thư cho hay, quân khu đã chuẩn bị lực lượng và phương tiện khổng lồ, trong đó có gần 170.000 chiến sĩ thuộc các đơn vị bộ binh, binh chủng pháo binh, phòng không không quân, thiết giáp, thông tin... Quân khu cũng chuẩn bị 317 ô tô, 29 xe lội nước.
Hàng chục tàu thuyền chống bão các chủng loại đã sẵn sàng. "3 tỉnh Huế, Quảng Bình, Quảng Trị đã lập sở chỉ huy tiền phương, còn tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều có các đoàn của quân khu đi kiểm tra nắm tình hình để chủ động ứng phó", anh Thư cho hay.
Dân khẩn trương đào hầm dã chiến
Không khí người dân vùng ven biển chạy bão Hải Yến diễn ra rất khẩn trương. Đỗ Vin (81 tuổi ở thôn Hạ Thanh 2 xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lo lắng: "Từ nhỏ đến lớn sống ở vùng biển này tôi thấy đây là cơn bão mạnh nhất, hung dữ quá. Dân làng ai cũng sợ, nên tìm chỗ ẩn nấp hết. Nhà cửa cột chống xong rồi, nhưng với sức gió như thế thì chắc sẽ bay hết". Ông Trần Văn Bảy, ở thôn Lộc Đông xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, đang đào hầm tránh bão, cho biết: "Bão này khủng khiếp quá, tôi chọn cách đào một cái hầm sát nhà để khi có gió lớn làm ngã nhà thì chui vào trốn cho an toàn".
Theo ghi nhận, người dân đào một cái hầm diện tích khoảng 5m2, cao khoảng 1m. Họ dùng những đoạn bê tông hoặc cây gỗ chắc hoặc những tấm cửa nhà gác lên trên rồi phủ một tấm bạt. Sau đó, xúc cát đổ giằng xung quanh, chỉ chừa một cái lỗ vừa một người chui vào. Cái hầm của ông Bảy có thể đủ chỗ cho 6 người. Hầm trú bão Hải Yến được ngư dân xã Tam Tiến, huyện Núi Thành đang đào. Mỗi hầm có diện tích khoảng 5-6m2. Những tấm ván gác bên trên được sắp đặt ngay ngắn. Hầm trú bão có chiều cao khoảng 1m. Thiếu ván nên lấy cánh cửa gác lên trên. Trông rất chắc chắn. Những tấm bạt được phủ lên mặt hầm, sau đó xúc cát đổ lên bên trên. Hai em bé chui và hầm để... thử. Tại Quảng Nam có hàng chục cái hầm như thế này.
Chùm ảnh dân làm hầm dã chiến đối phó với siêu bão:
Theo Vnexpress/ Tri thức- Zing
Thành lập Phi đội thủy phi cơ DHC-6 Việt Nam Chiều 5/9, tại Hải Phòng, Bộ tham mưu Hải quân đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân. Phó đô đốc Phạm Ngọc Minh, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Hải quân; Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân cùng đại biểu các cơ quan chức...