Zero Covid kéo dài, 4,37 triệu doanh nghiệp Trung Quốc phải đóng cửa năm 2021
Khoảng 4,37 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc đã đóng cửa vĩnh viễn và chỉ có 1,32 triệu công ty mới mở trong 11 tháng đầu năm nay, giảm mạnh so với con số 6,13 triệu doanh nghiệp mới của năm 2020.
Trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc, các công ty nhỏ là những công ty sử dụng ít hơn 300 lao động và có doanh thu ít hơn 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 3 triệu USD) mỗi năm. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
Theo số liệu South China Morning Post thu được, khoảng 4,37 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc đã đóng cửa vĩnh viễn trong 11 tháng đầu năm nay, nhiều gấp 3 lần số doanh nghiệp mới mở trong cùng thời gian.
Dữ liệu của công ty theo dõi đăng ký doanh nghiệp Tianyancha cũng cho thấy lần đầu tiên sau hai thập kỷ, số doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ hủy đăng ký ở Trung Quốc đã vượt qua số doanh nghiệp mới mở.
Các con số này phần nào thể hiện tình hình kinh tế tại Trung Quốc vì Bắc Kinh xem hơn 40 triệu công ty siêu nhỏ và nhỏ tại nước này là “xương sống” của lĩnh vực tư nhân, làm nền tảng cho kinh tế quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng cơn khủng hoảng đã đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc vào tình cảnh này sẽ làm tăng trưởng GDP của cả nước giảm xuống dưới 4% trong quý 4 năm nay.
Trong hội nghị công tác kinh tế trung ương thường niên vào đầu tháng này, Bắc Kinh cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với “áp lực gấp ba lần” từ sự sụt giảm nhu cầu, nguồn cung và dự báo ảm đạm.
Người Trung Quốc tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng 2 năm sau trận dịch Covid-19 tại Vũ Hán
Dữ liệu của Tianyancha cũng cho thấy khả năng số công ty hủy đăng ký trong năm nay sẽ vượt mốc 4,45 triệu của năm 2020. Đây đã là mức cao nhất trong lịch sử Trung Quốc khi gần như gấp đôi con số của năm 2019 và gấp khoảng 10 lần số liệu năm 2018.
Mỗi tháng trong năm nay, trung bình có 397.435 công ty siêu nhỏ và nhỏ đóng cửa ở Trung Quốc, vượt qua mức trung bình hàng tháng là 370.782 của năm 2020. Tuy nhiên, số doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ đăng ký mới ở Trung Quốc năm 2020 là 6,13 triệu. Dù con số này đánh dấu sự sụt giảm mạnh sau nhiều năm, nó vẫn cao hơn số doanh nghiệp phá sản. Sự sụt giảm này càng trở nên trầm trọng hơn vào năm 2021, khi chỉ có 1,32 triệu công ty siêu nhỏ và nhỏ mới đăng ký mới trong 11 tháng đầu năm nay.
Các doanh nghiệp nhỏ đóng góp một nửa doanh thu từ thuế và 60% GDP của Trung Quốc cùng 80% việc làm ở thành thị, thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các công ty này cũng phải chịu gánh nặng của sự suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 mang lại, bất chấp việc chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm thuế và phí.
Các chuyên gia chỉ ra rằng chiến lược zero Covid của Trung Quốc đã làm giảm sức tiêu thụ của thị trường và dẫn tới nhiều đợt phong tỏa. Trong khi đó, những thách thức mới tiếp tục kéo đến như giá nguyên liệu đầu vào cao và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng vọt.
Iraq ký thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng 1.000 trường học
Hãng thông tấn Iraq (INA) ngày 19/12 đưa tin Iraq vừa ký thỏa thuận với 2 doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng 1.000 trường học trong vòng 2 năm tới.
Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn nguồn tin từ Bộ Nhà ở Iraq cho biết quốc gia này sẽ cần xây dựng tổng cộng khoảng 8.000 trường học để đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục. Các thỏa thuận mới nhất được ký dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi, theo đó công ty Power China sẽ xây dựng 679 trường học và công ty Sinotech xây dựng 321 trường còn lại. Dự kiến, Iraq sẽ thanh toán kinh phí triển khai các dự án xây dựng này bằng nguồn thu từ sản phẩm dầu mỏ. Trong giai đoạn hai, Iraq sẽ triển khai kế hoạch xây dựng thêm tổng cộng 7.000 trường học.
Mặc dù là một đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, Iraq đã phải hứng chịu nhiều thập kỷ với cơ sở hạ tầng đổ nát vì hậu quả các cuộc chiến tranh liên tiếp và vấn nạn tham nhũng tràn lan. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hàng thập kỷ xung đột và tình trạng thiếu đầu tư tại Iraq đã hủy hoại hệ thống giáo dục từng được coi là phát triển hàng đầu khu vực. Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 3,2 triệu trẻ em Iraq không được đến trường.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo lĩnh vực giáo dục của Iraq, vốn đang tụt hậu so với nhiều nước trên thế giới, hiện nay càng bị đe dọa do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi các khoản đầu tư quốc tế vào lĩnh vực giáo dục của quốc gia Trung Đông này.
Nga giúp Trung Quốc ứng phó với khủng hoảng năng lượng Tập đoàn năng lượng Inter RAO của Nga đã tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu đến Trung Quốc từ 1/11. Đây được coi là động thái của Nga hỗ trợ nước láng giềng Trung Quốc đang trong "cơn khát" năng lượng. Nhà máy nhiệt điện than tại Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: AP Kênh RT đã dẫn lời một đại diện của...