Zambia đối mặt nguy cơ sụp đổ nền kinh tế
Zambia là quốc gia châu Phi đầu tiên tuyên bố vỡ nợ kể từ đại dịch năm 2020. Giờ đây, quốc gia Đông Phi này đang tìm kiếm cơ hội tái cơ cấu nợ trên thị trường quốc tế.
Debt Justice – tổ chức ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói – vừa kêu gọi các tổ chức cho vay quốc tế ở Zambia xóa nợ cho quốc gia này, nếu không kinh tế Zambia sẽ sụp đổ.
Zambia đang phải vật lộn để xây dựng lại nền kinh tế sau khi vỡ nợ nước ngoài vào năm 2020. Trước đó, cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20 ) vào tháng 2/2020 đã không giải quyết được món nợ của Zambia.
Video đang HOT
Quốc gia Đông Phi trên đã không thanh toán được 42,5 triệu USD trái phiếu chính phủ vào tháng 10/2020. Sau khi lỡ hạn thêm một khoản thanh toán khác vào tháng 11 năm đó, Zambia đã phải tuyên bố vỡ nợ.
Cuối tháng 8/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê duyệt khoản vay 1,3 tỷ USD cho Zambia. Theo IMF, các chủ nợ đã đồng ý tái cơ cấu nợ của Zambia. IMF cũng lưu ý rằng quá trình tái cơ cấu nợ sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, vì đó là thời điểm ủy ban chủ nợ chính thức, do Trung Quốc và Pháp đứng đầu, sẽ thống nhất về các cách tái cơ cấu nợ cho quốc gia châu Phi này.
Tuy nhiên, người đứng đầu bộ phận chính sách tại Debt Justice, ông Tim Jones đã nghi ngờ về thành công của đợt tái cấp vốn đó.
Ông Jones nói: “Nếu khoản vay của IMF được sử dụng để thanh toán nợ trước đó, và người dân Zambia phải thắt lưng buộc bụng hơn nữa, cuộc khủng hoảng sẽ còn tiếp diễn nhiều năm tới”.
Campuchia lần đầu phát hành trái phiếu chính phủ
Ngày 7/9, Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) đã phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 100 tỷ riels (khoảng 24,3 triệu USD), nhằm gây quỹ phát triển quốc gia. Đây là lần đầu tiên ngân hàng trung ương Campuchia phát hành trái phiếu chính phủ.
Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã phát hành trái phiếu chính phủ. Ảnh: khmertimeskh.com
Thông báo của NBC nêu rõ, trái phiếu được đấu giá thông qua nền tảng của NBC trong thời gian từ 8h-14h ngày 7/9 (theo giờ địa phương). Trái phiếu có kỳ hạn 1 năm này được tính mức lãi suất cố định là 2%/năm và sẽ được thanh toán 6 tháng/lần.
Đây là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ Campuchia, với tổng trị giá 300 triệu USD.
Giám đốc Bộ phận Điều hành thị trường tại Sở Giao dịch chứng khoán Campuchia (CSX) Kim Sophanita cho biết, thị trường vốn của Campuchia đã chuyển sang một giai đoạn phát triển khác với cơ sở hạ tầng đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Quan chức này nêu rõ: "Thị trường trái phiếu chính phủ rất quan trọng và mang lại lợi ích cho mọi bên liên quan. Thị trường này cung cấp thêm lựa chọn tài chính cho chính phủ, các lựa chọn đầu tư bổ sung cho các nhà đầu tư có tổ chức, công cụ tài chính bổ sung để quản lý chính sách tiền tệ hiệu quả, một chuẩn mực cho mọi sản phẩm tài chính và hơn thế nữa".
Theo Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, các nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ sẽ được giảm trừ 50% thuế khấu trừ tại nguồn đối với tiền lãi thu được từ việc nắm giữ và kinh doanh trái phiếu, đồng thời miễn thuế đối với lãi vốn từ việc mua và kinh doanh trái phiếu trong 3 năm.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Aun Pornmoniroth mới đây cho biết trái phiếu của chính phủ sẽ cho phép Campuchia huy động vốn cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Aun Pornmoniroth, trái phiếu sẽ đóng vai trò như một công cụ tài chính mới cho các nhà đầu tư có tổ chức như ngân hàng, công ty bảo hiểm, Quỹ An sinh Xã hội Quốc gia và quỹ hưu trí...
IMF thúc G20 xóa nợ cho nước mắc nợ nhiều Reuters hôm qua (11.7) đưa tin Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đang thúc Trung Quốc và những nền kinh tế khác thuộc nhóm G20 đẩy nhanh tốc độ xóa nợ cho những quốc gia mắc nợ nhiều. Bà Georgieva cho hay gần 1/3 số nền kinh tế mới nổi và 2/3 số quốc gia thu nhập thấp...