Yteco lỗ lớn, bên thâu tóm muốn phát hành giá thấp
Vài tháng sau khi thâu tóm Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM ( Yteco), tân Chủ tịch Hội đồng quản trị mời công ty kiểm toán mới vào làm việc và công khai khoản lỗ lớn, khiến các cổ đông khác choáng váng.
Tính đến cuối tháng 6/2020, Yteco có khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn
Đại hội căng thẳng
Đại hội đồng cổ đông bất thường 2020 của Yteco vừa diễn ra trong không khí căng thẳng, khi các cổ đông bất ngờ hay tin, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 sau khi kiểm toán lỗ 85 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu âm 48 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Hải, cổ đông đi cùng với Yteco từ những ngày đầu chia sẻ: “Tôi rất sốc và buồn, trong khi những năm trước, Công ty chia cổ tức tới 23%”. Năm ngoái, Yteco lãi hơn 15 tỷ đồng trên vốn điều lệ 30,8 tỷ đồng.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 tổ chức trong tháng 6, ông Nguyễn Khánh Linh được cho là đại diện nhóm cổ đông thâu tóm, sở hữu và được ủy quyền lượng lớn cổ phần Yteco từ các cổ đông khác và lên nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Yteco thay cho ông Trịnh Đào Cung. Người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc Yteco là ông Đoàn Quốc Việt, cũng là người của ông Linh
Tại đại hội bất thường vừa qua, ông Linh cho biết, Hội đồng quản trị đã thuê một đơn vị kiểm toán độc lập vào kiểm toán nhằm chuyển giao số liệu giữa hai bên.
Cổ đông nhà nước không tán thành việc Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital được mua cổ phần phát hành với giá thấp
“Lúc kiểm toán vào thì hệ thống sổ sách và cơ sở dữ liệu rất tệ, bản thân chúng tôi không tin tưởng đơn vị kiểm toán cũ, khi vào làm rồi mới phát hiện ra nhiều vấn đề. Khi phát hiện ra khoản công nợ với Công ty CCL Pharmaceuticals Ltd (CCL) ở Pakistan đã phá sản, là trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của Hội đồng quản trị, tôi mới yêu cầu đem chuyện này ra Đại hội đồng cổ đông để mọi người hiểu rõ”, ông Linh nói.
Giai đoạn 2017 – 2019, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính – Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) là đơn vị kiểm toán độc lập của Yteco. Sau khi nhóm ông Linh thâu tóm Yteco, Hội đồng quản trị Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C soát xét báo cáo bán niên 2020.
Trước sự bất thường về số liệu so với các năm trước, ông Lê Văn Thiện, đại diện Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM) sở hữu 29% cổ phần Yteco đề nghị thẩm định lại các báo cáo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Linh cho rằng, các số liệu kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 công bố mới đây được kiểm toán độc lập bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C. Nếu nghi ngờ kết quả kiểm toán, đại hội có thể lấy ý kiến biểu quyết thông qua phương án mời đơn vị kiểm toán độc lập thứ hai.
Lỗ lớn vì sao?
Vấn đề mà các cổ đông quan tâm nhất là Yteco vì sao lỗ lớn? Theo báo cáo bán niên soát xét, Yteco lỗ 84,5 tỷ đồng, khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 95 tỷ đồng cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đang kể về hoạt động liên tục của Công ty.
Lý do thua lỗ là Yteco phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thêm 54,3 tỷ đồng cho 64 tỷ đồng nợ xấu quá hạn từ hơn 6 tháng đến hơn 3 năm và xử lý công nợ phải thu 13 tỷ đồng. Trong nợ xấu có các khoản nợ của doanh nghiệp có liên quan đến ông Trịnh Đào Cung.
Tại Đại hội cổ đông bất thường 2020, ông Cung nhận trách nhiệm về khả năng quản lý yếu kém khi không kiểm soát được cấp dưới trong quản lý nợ.
Giải trình về khoản nợ xấu với CCL, ông Cung cho hay, Yteco là công thương mại cung ứng sản phẩm cho các bệnh viện trong nước và các đối tác hầu như ở nước ngoài. CCL có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, CLL gặp khó khăn trong việc đấu thầu thuốc, nên tồn kho lớn, thuốc hết hạn. Năm 2019, CCL tại Pakistan phá sản, rút toàn bộ nhân sự ở Việt Nam về nước và cử 2 nhân sự mới để tiếp nhận đàm phán nợ với Yteco. Đến ngày 8/7/2020, CCL mới chốt phương án trả nợ một nửa và xin xóa một nửa.
Ông Cung cho rằng, đây là trường hợp bất khả kháng, ảnh hưởng đến vốn của cổ đông nhưng đó là do tình hình dịch bệnh Covid-19 và văn phòng đại diện của đối tác nước ngoài tại Việt Nam đã về nước.
Theo số liệu công bố tại đại hội, khoản nợ CCL chưa trả là 13 tỷ đồng và có thể phải giảm trừ 10,78 tỷ đồng mới có thể thu hồi được phần nợ còn lại.
Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới giao cho ông Cung xử lý tất cả các công việc liên quan đến những khoản nợ khác.
“Đối với các bên nợ, tôi đang cùng Ban giám đốc đi đòi, đề nghị các khách hàng thanh toán và chúng tôi đều nhận được phương án trả nợ, họ cam kết trả trong 6 tháng cuối năm”, ông Cung thông tin.
Ông Cung khẳng định, kiểm toán AASCS là do Hội đồng quản trị Yteco lựa chọn và quyết định, chứ không có mối quan hệ cá nhân với ông.
Phát hành riêng lẻ gây tranh cãi
Hội đồng quản trị Yteco trình Đại hội đồng cổ đông phương án phát hành cổ phần riêng lẻ. Theo đó, Yteco dự kiến phát hành 20 triệu cổ phần để huy động 200 tỷ đồng nhằm trả nợ ngân hàng và bổ sung vốn lưu động.
Hội đồng quản trị đề xuất giá bán 10.000 đồng/cổ phần dựa trên giá trị sổ sách vào thời điểm 30/6/2020 theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét là âm 11.981 đồng/cổ phần. Nếu chào bán thành công, vốn điều lệ sẽ tăng từ 30,8 lên 230,8 tỷ đồng.
Cổ đông Dược Sài Gòn cho rằng, giá chào bán bằng mệnh giá là không hợp lý, vì trên sàn UPCoM, cổ phiếu YTC của Yteco ngày 9/10/2020 được giao dịch tại mức giá 60.710 đồng/cổ phiếu. Trước đó, ngày 31/8/2020, cổ đông MB Capital giao dịch thành công cổ phiếu YTC với giá 82.300 đồng/cổ phiếu. Trước đó nữa, Công ty Chứng khoán Thành Công giao dịch cổ phiếu YTC với giá 91.800 đồng/cổ phiếu.
“Nếu cần thiết có thể thuê đơn vị tư vấn xây dựng lại giá bán cổ phiếu riêng lẻ phù hợp thực tế giao dịch trên sàn chứng khoán”, đại diện cổ đông Dược Sài Gòn nói.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Yteco đáp lời: “Với tình hình tài chính khó khăn hiện tại, dựa trên giá trị sổ sách, liệu mức giá trên 60.000 đồng/cổ phiếu có còn phù hợp? Các báo cáo tài chính trước đây được “bùa” nên sẽ không thấy những lỗ hổng lớn như bây giờ. Bên cạnh đó, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, các cổ đông Công ty cũng dễ dàng chấp nhận mua”.
Về phương án sử dụng vốn, đại diện Hội đồng quản trị cho hay, số tiền dành trả nợ ngân hàng là 140 tỷ đồng, 60 tỷ đồng còn lại sẽ cố gắng sinh sôi nảy nở, nhưng chi tiết phương án sử dụng vốn chưa được công bố.
Phương án phát hành được Đại hội đồng cổ đông Yteco thông qua với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối là phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư và tiêu chí lựa chọn là cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách chốt quyền tham dự đại hội này. Thời hạn đăng ký mua cổ phần là 14h00 ngày 16/11/2020.
Nhưng nội dung trong phương án phát hành là Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital (doanh nghiệp do ông Nguyễn Khánh Linh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên) sẽ đứng ra mua số cổ phần còn lại cho đủ số cổ phần chào bán dự kiến và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định chào bán, phân phối cho đối tượng khác trong trường hợp cổ phần chào bán không phân phối hết chỉ được thông qua với tỷ lệ phiếu tán thành 67% phiếu tham dự. Điều đó có nghĩa là đại diện cổ đông nhà nước không biểu quyết tán thành nội dung này nhưng bên thâu tóm đã nắm giữ cổ phần chi phối đủ để biểu quyết thông qua toàn bộ phương án phát hành với những điều khoản nêu trên.
Yteco có vốn điều lệ 30,8 tỷ đồng, tương ứng với 3,08 triệu cổ phiếu, đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 3/8/2017 với mã chứng khoán YTC. Từ đó đến nay, cổ phiếu YTC được giao dịch trong khoảng 60.000 – 95.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên, khối lượng giao dịch rất nhỏ và cổ phiếu này thường xuyên không có giao dịch vì không có lệnh đặt mua hoặc giá mua bán không khớp nhau. Từ ngày 12/10/2020 đến cuối tuần qua, cổ phiếu YTC mất thanh khoản, giá tham chiếu giữ nguyên tại 69.700 đồng/cổ phiếu.
Sacombank được nới room tín dụng lên 13,5%
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tống giám đốc Sacombank cho biết, do tình hình kinh doanh tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, Sacombank đã được NHNN cho nới thêm room lên mức 13,5%.
Cụ thể, đến 30/06/2020, dư nợ tin dung toàn hàng của Sacombank tăng gần 5% so với đầu năm. Do tình hình kinh doanh tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, Sacombank đã được NHNN cho nới thêm room tín dụng lên mức 13,5%.
Theo Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì tại Việt Nam dịch bệnh cũng tác động không nhỏ tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020 có nhiều dấu hiệu tích cực và khả quan. Riêng Sacombank, hiện nay đang áp dụng các giải pháp hỗ trợ tín dụng với mức giảm lãi suất cho vay các khoản dư nợ hiện hữu lên đến 1,5%/năm và cho vay nhận nợ mới với lãi suất từ 6,5%/năm; miễn, giảm phí các giao dịch trực tuyến (IB/MB), giao dịch thanh toán thuế, và dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh.
Đồng thời, Ngân hàng hỗ trợ cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chủ trương của NHNN, vừa tăng sức hấp thụ vốn đối với nền kinh tế. Vì thế, tăng trưởng tín dụng tại Sacombank đến cuối năm 2020 kỳ vọng đạt được theo kế hoạch.
Cũng theo Tổng giám đốc Sacombank, 6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng đã quyết liệt triển khai đồng bộ mọi giải pháp nhằm vừa đảm bảo duy trì ổn định hoạt động ngân hàng và bám sát các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu, vừa chung tay cùng Chính phủ và Ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn để phục hồi sản xuất và tiêu dùng xã hội thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Đồng thời, Sacombank miễn, giảm lãi cho khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 và dành khoảng 25.000 tỷ đồng triển khai các gói tài trợ vốn ưu đãi lãi suất, đồng thời miễn/giảm phí các giao dịch trực tuyến nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Kết quả đến 30/6/2020, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu được đại hội đồng cổ đông Sacombank giao đều tăng trưởng tích cực và vượt mức tiến độ kế hoạch 2020.
Tổng tài sản đạt gần 482.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm, đạt 63,2% kế hoạch; Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 436.000 tỷ đồng, tăng 6,2%, đạt 60,3% kế hoạch; Tín dụng đạt hơn 311.000 tỷ đồng, tăng 4,9%, đạt 44,3% kế hoạch với chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tương đương 55,5% kế hoạch năm và dự kiến đến hết tháng 7 sẽ đạt khoảng 1.600 tỷ đồng.
Các chỉ số an toàn hoạt động tiếp tục được cải thiện theo hướng ổn định, bền vững, đặc biệt là hệ số CAR đảm bảo tuân thủ quy định Thông tư 41/2016-TT-NHNN ngay từ đầu năm và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kéo giảm xuống dưới 30% so với mục tiêu kiểm soát 40% của NHNN.
Bên cạnh đó, kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu trong 6 tháng đầu năm cũng tiếp tục đạt khả quan, đảm bảo bám sát lộ trình chung. Tổng doanh số thu hồi, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng đạt trên 9.900 tỷ đồng, đồng thời đã trích lập/phân bổ hơn 2.200 tỷ đồng các tồn đọng tài chính thuộc Đề án. Nhờ đó, tỷ trọng tài sản không sinh lời/Tổng tài sản tiếp tục được kéo giảm thêm 1,9% so đầu năm.
PVT chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức tỷ lệ 19% Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, MCK: PVT) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Theo đó, PVT sẽ chia cổ tức bằng tiền...