YSVN: VN-Index tháng 4 có thể tăng đến vùng 778 810 điểm
YSVN dự báo VN-Index có thể tăng về vùng giá 778 – 810 điểm trong tháng 4, tuy nhiên nếu xuyên thủng vùng 600 – 640 điểm thì xu hướng giảm dài hạn có thể được xác lập.
YSVN kỳ vọng tình hình dịch sẽ được kiểm soát vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 tại Việt Nam.
Với kịch bản thận trọng, GDP quý II được ước tính tăng ở mức 4,17% so với cùng kỳ và cả năm 2020 ở mức 4,46%.
Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), thị trường chứng khoán Việt Nam đang có mức định giá thấp nhất trong khu vực. Gần 60% cổ phiếu có mức P/B dưới 1.0 lần, trong đó. Đồng thời, mức P/E forward (dự phóng) của VN-Index và VN30 tại ngày 01/04/2020 là 10,0x và 8,1x, đây cũng là mức P/E thấp nhất trong khu vực (thậm chí thấp hơn TTCK Trung Quốc và Hàn Quốc) cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang trở nên rất hấp dẫn.
P/E forward hiện tại cũng đã giảm về gần mức thấp nhất trong tháng 2/2009 – thời điểm đáy của giai đoạn khủng hoảng năm 2008.
P/E Forward của Việt Nam. Nguồn: YSVN.
Video đang HOT
YSVN dự báo VN-Index có thể tăng về vùng giá 778 – 810 điểm trong tháng 4 và VN-Index vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn từ năm 2009. Tuy nhiên, nếu VN-Index xuyên thủng vùng 600 – 640 điểm thì xu hướng giảm dài hạn có thể được xác lập.
GDP cả năm có thể ở mức 4,46%
GDP quý I của Việt Nam đạt 3,82% thấp nhất trong 10 năm qua, tăng trưởng xuất nhập khẩu, chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa đều giảm. Theo YSVN thì đây là động lực thúc đẩy Chính phủ sẽ thực hiện mạnh tay các chính sách kích thích kinh tế.
Trong đó, NHNN đã thực hiện các biện pháp giảm lãi, tăng cung tiền vào nên kinh tế, đây là các biện pháp giúp giải quyết thanh khoản cũng như khó khăn trước mắt của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực sự tạo được đà tăng trưởng trong các quý còn lại, ngoài việc nhanh chóng dập dịch thì việc chính phủ sử dụng các công cụ chính sách tài khóa như tăng đầu tư công, giảm thuế, gia hạn thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng quyết định tới nền kinh tế các quý còn lại.
Nguồn: YSVN.
Với công tác thực hiện phòng chống dịch Covid 19 như hiện nay, YSVN kỳ vọng tình hình dịch sẽ được kiểm soát vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 tại Việt Nam. Và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ bắt đầu hoạt động tương đối ổn vào cuối quý II. Tuy nhiên, quy mô và tốc độ bắt nhịp so với giai đoạn trước dịch còn phụ thuộc vào tính hình dịch bệnh trên toàn cầu, đặc biệt tại các nước EU, Mỹ, Trung Quốc, nơi có hoạt động giao thương rất lớn đối với Việt Nam.
Với kịch bản thận trọng, YSVN ước tính GDP quý II tăng ở mức 4,17% so với cùng kỳ và cả năm 2020 ở mức 4,46%. Ở kịch bản tích cực hơn nữa, khi dịch bệnh sớm được kiểm soát trên toàn cầu và các biện pháp thúc đẩy đầu tư, kích cầu của chính phủ đạt hiệu quả, đơn vị này dự tính GDP năm 2020 có thể ở mức 4,95% so với cùng kỳ.
Yuanta đánh giá VN-Index vẫn trong xu hướng tăng trưởng dài hạn, thậm chí có thể lên mốc 800 điểm trong tháng 4
Gần 60% cổ phiếu có mức P/B dưới 1 lần, trong đó. Đồng thời, mức P/E forward của chỉ số VN-Index và VN30 tại ngày 01/04/2020 là 10x và 8,1x, đây cũng là mức P/E thấp nhất trong khu vực.
CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN) vừa có báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế cũng như TTCK tháng 4.
Theo Yuanta, các chỉ số thị trường chứng khoán cũng như các dữ liệu vĩ mô đã cho thấy sự tác động rõ rệt của dịch Covid-19 lên nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trong Q1/2020 vừa qua.
GDP quý 1 chỉ ở mức 3,82%, hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hóa đều giảm. Yuanta cho rằng đây là động lực thúc đẩy Chính phủ sẽ thực hiện mạnh tay các chính sách kích thích kinh tế.
NHNN đã thực hiện các biện pháp giảm lãi, tăng cung tiền vào nên kinh tế, đây là các biện pháp giúp giải quyết thanh khoản cũng như khó khăn trước mắt của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực sự tạo được đà tăng trưởng trong các quý còn lại, ngoài việc nhanh chóng dập dịch thì việc Chính phủ sử dụng các công cụ chính sách tài khóa như tăng đầu tư công, giảm thuế, gia hạn thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng quyết định tới nền kinh tế các quý còn lại.
Yuanta kỳ vọng các đối tác quan trọng như Mỹ, EU sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh hoạt động sản xuất trở lại vào Q2/2020. Điểm tích cực là tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có thể kiểm soát và các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trở lại. Cùng với sự lạc quan về tình hình tại Việt Nam sẽ được kiểm soát vào cuối quý 2, Yuanta ước tính tăng trưởng GDP 2020 sẽ ở mức 4,46%.
VN-Index có thể lên mốc 810 điểm trong tháng 4
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có mức định giá thấp nhất trong khu vực. Gần 60% cổ phiếu có mức P/B dưới 1 lần, trong đó. Đồng thời, mức P/E forward của chỉ số VN-Index và VN30 tại ngày 01/04/2020 là 10x và 8,1x, đây cũng là mức P/E thấp nhất trong khu vực (thậm chí thấp hơn TTCK Trung Quốc và Hàn Quốc) cho thấy TTCK Việt Nam đang trở nên rất hấp dẫn.
Mức P/E Forward hiện tại cũng đã giảm về gần mức thấp nhất trong tháng 02/2009 - Thời điểm đáy của giai đoạn khủng hoảng năm 2008.
Yuanta dự báo chỉ số VN-Index có thể tăng về vùng giá 778 - 810 điểm trong tháng 04/2020. Chỉ số VN-Index vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn từ năm 2009. Tuy nhiên, nếu chỉ số VN-Index xuyên thủng vùng 600 - 640 điểm thì xu hướng giảm dài hạn có thể được xác lập.
Về nhóm ngành đầu tư, Yuanta đánh giá tích cực nhóm ngân hàng với VCB, BID, CTG. Ngoài ra, một số cổ phiếu như VNM, NT2, PPC cũng được đánh giá cao.
Minh Anh
Vốn hoá Vinamilk sụt gần 2.800 tỷ đồng vì tin đồn thất thiệt về nguyên liệu sữa Việc cổ phiếu VNM giảm giá sáng nay đã có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến thị trường, đây cũng là mã có tác động tiêu cực nhất lên VN-Index. Riêng vốn hoá Vinamilk chỉ trong một buổi sáng bị thiệt hại khoảng 2.786,7 tỷ đồng. Vinamilk đã phủ nhận tin đồn thất thiệt về nguyên liệu sản xuất sữa Cổ phiếu...