YSL ra mắt ống hút 220 USD, Chanel bán túi đựng nước 5.000 USD
Thương hiệu Pháp mới đây gây tranh cãi khi tung ra mẫu phụ kiện với mức giá 220 USD làm bằng chất liệu kim loại.
Mỗi năm, các thương hiệu quốc tế đều mang đến điều độc đáo cho ngành công nghiệp thời trang. Không chỉ thế, nhiều nhà mốt còn thể hiện tư duy táo bạo khi sáng tạo nên những món đồ gia dụng phục vụ nhu cầu người dùng với mức giá khá đắt đỏ. Saint Laurent gây tranh cãi khi tung ra ống hút làm bằng kim loại với tông màu đen và bạc có giá 220 USD. Giới mộ điệu cho rằng có thể mua sản phẩm này bên ngoài các khu chợ với giá thành chưa đến 10 USD. Ảnh: Saint Laurent.
Trước đó, hãng trang sức Tiffany & Co. từng gây chú ý khi tung ra bộ sưu tập ống hút kim loại với giá 350 USD. Giám đốc nghệ thuật Reed Krakoff chia sẻ: “Điều làm cho bộ sưu tập độc nhất vô nhị là chất lượng, sự khéo léo và thiết kế đẹp kết hợp với tính ứng dụng cao, cho phép bạn sử dụng những thứ này hàng ngày”. Ảnh: Tiffany & Co.
Trong bộ sưu tập Cruise 2020, Chanel lăng xê kiểu bình thủy độc đáo thay chiếc túi xách thông thường đựng trong bao da bao phủ bởi những sợi xích mạ vàng. Thiết kế được bày bán trên trang của hãng với mức giá hơn 5.000 USD. Theo chia sẻ của nhà mốt Pháp, mẫu phụ kiện gây ấn tượng nhờ tông ánh kim cùng nút vặn in logo thương hiệu và lớp bao da bên ngoài giống kiểu túi Chanel Boy. Ảnh: Chanel.
Video đang HOT
Không chỉ sản xuất mỹ phẩm và trang phục, Chanel còn sáng tạo những vật dụng sinh hoạt khá lạ, trong đó có chiếc boomerang 1.432 USD. Thiết kế có hình chữ V, được làm chủ yếu từ nhựa. Ở phía tay cầm, nhà sản xuất pha thêm chất liệu gỗ nâu sáng và điểm nhấn là logo quen thuộc. Sau khi tung ra thị trường, sản phẩm bị nhiều người chỉ trích vì xúc phạm nền văn hóa thổ dân ở Australia. Ảnh: Chanel.
Supreme là thương hiệu thường xuyên kết hợp và cho ra mắt sản phẩm độc lạ với các nhãn hàng. Bắt kịp xu hướng lấn sân sang ngành công nghiệp ẩm thực từ các nhà mốt cao cấp, hãng cũng hợp tác với công ty sản xuất bánh Oreo tung ra thị trường phiên bản đặc biệt. Thay vì màu đen quen thuộc, chiếc bánh bao phủ sắc đỏ và logo của Supreme. Phiên bản có phần nhân bánh gấp đôi các loại khác. Ảnh: Supreme.
Với tên gọiSupreme Cash Cannon, phụ kiện của Supreme đã tạo ra cơn sốt trong năm 2017. Mẫu súng được làm bằng nhựa, với tông đỏ nổi bật in logo thương hiệu bày bán với giá 220 USD. Khi mua sản phẩm, các tín đồ thời trang đều được tặng kèm một cọc tiền giả mệnh giá 1.000 USD. Ảnh: Supreme.
Sản phẩm tạo hương thơm trong nhà của Gucci có tên Inventum bamboo incense sticks sở hữu thiết kế tương đồng với que nhang Việt Nam. Giá của một hộp khoảng 70 USD. Theo mô tả, sản phẩm được chế tác từ tre với sắc đỏ tươi sáng. Mùi thơm được chế biến theo hương hoa hồng Damask cổ đại. Ảnh: Gucci.
Với 185 USD, giới mộ điệu sẽ mua được chiếc kẹp giấy của Prada. Được làm từ chất liệu hợp kim bạc, món đồ có vẻ ngoài bóng loáng và sang trọng hơn hẳn loại bình thường. Trên thân của chiếc kẹp giấy cũng in nổi logo của thương hiệu Italy.
Louis Vuitton là thương hiệu luôn gây bất ngờ vì những sáng tạo sản phẩm độc đáo cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài quần áo, nhãn hàng Pháp còn sản xuất cả sách, sổ tay, hộp đựng bút chì màu với pattern đặc trưng. Dĩ nhiên các món đồ văn phòng phẩm này không rẻ, riêng hộp bút chì màu đã có mức giá 900 USD. Ảnh: Louis Vuitton.
Đầu năm 2019, thương hiệu Pháp cũng giới thiệu mẫu tai nghe wireless có tên Horizon. Thiết kế được bán với giá 995 USD, phụ kiện với điểm nhấn dòng logo LV to bản và họa tiết monogram đặc trưng. Hộp sạc của tai nghe cũng được trang trí hoạ tiết tương tự. Ảnh: Louis Vuitton.
Người biểu tình Mỹ phá nhiều cửa hàng đồ hiệu xa xỉ
Người biểu tình tại Mỹ đập phá, cướp bóc và viết bậy lên nhiều cửa hàng thời trang xa xỉ ở Los Angeles, bang California.
Các cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát da trắng giết một người da màu đã lan rộng ra nhiều thành phố ở Mỹ từ Atlanta, Seattle, Chicago đến New York. Người biểu tình đập phá, cướp bóc tại nhiều cửa hàng xa xỉ. Ở Rodeo Drive, thiên đường mua sắm của Los Angeles, các cửa hàng của Hermès, Fendi, Dolce & Gabbana và Tiffany bị người biểu tình phun chằng chịt những dòng chữ như "Living in Hell", "Eat the Rich". Ảnh: AFP.
Tại Melrose Avenue gần đó, người biểu tình phá vỡ cửa kính và cướp bóc nhiều cửa hiệu. Một cửa hàng Louis Vuitton ở Portland (Oregon) bị đánh cắp các sản phẩm xa xỉ trị giá đến 85.000 USD. Ảnh: AFP.
Các nhà thiết kế ở Mỹ thể hiện nhiều quan điểm khác nhau trên phương tiện truyền thông. Nhà thiết kế Marc Jacobs viết: "Đừng bao giờ bị thuyết phục rằng đập phá của cải là bạo lực. Tài sản có thể thay thế được nhưng mạng sống con người thì không". Một trong số các cửa hàng của ông cũng bị đập phá trong vụ biểu tình. Trong khi đó, ông Virgil Ablo, nhà sáng lập thương hiệu Off-White, nhà thiết kế của Louis Vuitton, chỉ trích dữ dội hành vi cướp bóc. Ảnh: South China Morning Post.
Các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19. Ảnh: South China Morning Post.
Theo một báo cáo gần đây của Công ty tư vấn Bain & Company, doanh số ngành công nghiệp xa xỉ sẽ sụt giảm 35% trong năm nay. Ảnh: AFP.
Tại châu Á, Hong Kong - thị trường quan trọng của các thương hiệu thời trang xa xỉ - cũng lao đao vì các cuộc biểu tình chống chính phủ trong 12 tháng qua. Ngay cả khi những người biểu tình ở Hong Kong không cướp bóc và phá hoại cửa hàng, làn sóng biểu tình vẫn ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh của ngành thời trang xa xỉ. Ảnh: AFP.
Lịch sử về chiếc áo khoác huyền thoại của 'gã khổng lồ' Chanel Gabrielle 'Coco' Chanel tạo ra chiếc áo khoác vải tuýt đầu tiên cách đây gần 100 năm. Chiếc áo đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại, tự tin, thành đạt. Trong ngành công nghiệp thời trang, để thiết kế một thứ gì đó dễ nhận biết và tồn tại lâu hơn cả đời người là một kỷ công mà...