Youtuber người Nhật trổ tài trang trí cơm nắm cực nghệ, trông cưng thế này thì ai đành lòng ăn cơ chứ
Đất nước Nhật Bản chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng bởi những sáng tạo độc đáo trong ẩm thực.
Cơm nắm onigiri là món ăn truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Onigiri chỉ là một nắm cơm đơn giản, ít nguyên liệu và thường không cầu kỳ về mặt hình thức. Nhưng bạn biết đấy, ở một đất nước mà sự sáng tạo là vô biên thì những biến tấu trong ẩm thực, cụ thể là với cơm nắm onigiri cũng không phải điều gì quá lạ.
Mới đây, cộng đồng Youtube ở Nhật Bản đang xôn xao về một kênh chuyên làm các clip trang trí cơm nắm với nhiều ý tưởng hay ho và độc đáo. Nếu bạn đã quá quen với những loại cơm nắm truyền thống của Nhật Bản thì đảm bảo khi nhìn những phiên bản dưới đây, bạn sẽ phải thốt lên vì sự sáng tạo và khéo léo của người làm ra chúng.
Với series “ Rice ball theater”, Youtuber này đã làm ra những nắm cơm với các hình thù khác nhau, từ các con vật cho đến nhân vật hoạt hình. Từng công đoạn được đầu bếp giấu mặt làm rất tỉ mỉ, chậm rãi và tập trung vào các chi tiết.
Vẫn là cơm trắng, mè đen và rong biển đấy nhưng nhìn thành quả đúng là chẳng nỡ ăn. Nhiều người cho rằng kênh Youtube Onigiri Gekijou đã đưa cơm nắm Nhật Bản lên một tầm cao mới. Chúng không chỉ đơn thuần là món ăn mà hệt như những tác phẩm nghệ thuật.
Video đang HOT
Mỗi clip đăng tải chỉ chưa đầy chục phút và chẳng có bất cứ sự giao tiếp nào nhưng lại khiến người xem chăm chú xem từ đầu đến cuối, dõi theo từng bước mà đôi tay khéo léo kia đang làm.
Được yêu thích nhất trên kênh Youtube Onigiri Gekijou là clip làm cơm nắm hình con mèo. Đây cũng là clip công phu nhất của Youtuber này. Các bước từ nặn hình đầu mèo, tai mèo từ cơm rất chuyên nghiệp.
Sau đó, đầu bếp giấu mặt sử dụng rong biển khô để tạo hình miệng, rong biển xay nhuyễn dạng sệt để vẽ mắt. Người này còn trộn đều tương cà và mmayonnaise để vẽ chiếc mũi hồng. Đúng là người Nhật, làm gì cũng tỉ mỉ vô cùng.
Tiếp đến, người này phủ lên trên chú mèo một lớp rong biển rồi rắc lên đó cá ngừ bào và mè đen để tạo hình phần lông. Công đoạn này tưởng dễ nhưng cũng cầu kỳ ra phết. Phải rắc đều sao cho lớp lông không bị vón cục lại.
Và thành quả cuối cùng sau khi được tút tát là đây. Rất nhiều người đã để lại bình luận và cho rằng chú mèo này trông quá đỗi đáng yêu. Họ cũng muốn làm những nắm cơm thế này cho con mang đi học nhưng sợ rằng các bé sẽ không nỡ ăn mất.
Trông cũng giống phết đấy chứ nhỉ?
Hiện kênh Youtube mới này vẫn đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người xem. Phải công nhận rằng sức sáng tạo vô biên kèm theo sự khéo léo và tỉ mỉ của người Nhật luôn khiến cho người khác phải ngưỡng mộ.
Nguồn: Nextshark
Theo Trí Thức Trẻ
Bánh cuốn, quà ăn vặt của tuổi thơ
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ/ Để trở về với giấc mơ ngày xưa", chắc rằng ai cũng từng một lần có mong ước như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. "Chỉ cần cho tôi được trở về ngày xưa" với ký ức tuổi thơ rộn ràng có bạn bè, trò chơi và những món ăn vặt giòn tan, thơm lừng, gợi nhớ bao kỷ niệm.
Nhớ ngày còn nhỏ, mỗi lần gom góp được những đồng tiền lẻ 200 đồng, 500 đồng cũ, những đứa trẻ thế hệ 8X như tôi hồi đó liền chạy vù ra đầu ngõ nơi có quán tạp hóa nho nhỏ với bao món hàng hấp dẫn. Ngày ấy, bánh kẹo không nhiều và chưa phổ biến như bây giờ. Những đứa trẻ 8X thường chỉ mong chờ đến Tết mới tha hồ được ăn bánh kẹo. Thế cho nên những đồng tiền lẻ dù giá trị nhỏ nhưng đầy quý giá.
Trong danh sách những món ăn gợi nhớ bao ký ức tuổi thơ có thể kể đến như cà rem, kẹo kéo, kẹo cục, kẹo sing gum, kẹo chanh đen... Còn đối với tôi, không thể thiếu món bánh cuốn mè đen dân dã, ăn giòn rụm, một trong những loại bánh thường gắn bó với những người sinh ra từ làng.
Bánh cuốn làm từ nguyên liệu chủ yếu là bột mì, đường, trứng gà, bơ và không thể thiếu mè đen. Sau khi pha chế, người làm bánh múc từng muỗng hỗn hợp đổ lên cái chảo nóng bắc trên bếp than. Chờ cho mặt bánh chín vàng thì lật trở bánh qua mặt bên kia. Đến khi cả hai mặt bánh đều chuyển sang màu vàng hấp dẫn, nhanh tay dùng chiếc đũa cuốn bánh lại thành hình ống tròn.
Bánh phải cuốn lúc còn nóng thì mới tròn, còn đến khi bánh cứng không thể cuốn được sẽ bị vỡ. Bánh cuốn chín vàng đều ăn giòn tan, thơm ngon, nhất là điểm thêm những hạt mè đen khiến bánh càng thêm hấp dẫn.
Các loại bánh truyền thống như bánh nổ, bánh thuẫn hay bánh mì xốp thường được kính cẩn dâng lên bàn thờ trong những ngày Tết. Còn bánh cuốn cùng "họ" với bánh mì xốp vì nguyên liệu giống nhau, nhưng hầu như chưa có ai dùng bánh cuốn để cúng kiếng. Chẳng cần bao bì bắt mắt, bánh cuốn chỉ cho vào bịch ny lông rồi dùng dây su loại nhỏ cột chặt để giữ độ giòn cho bánh, treo lủng lẳng trên gian hàng tạp hóa. Thế nhưng ai đã từng ăn món bánh giản dị ấy, không thể nào quên hương vị đặc trưng của bánh cuốn giòn.
Thời buổi internet tràn ngập khắp nơi, bánh cuốn không còn đóng gói trong những quán tạp hóa phía sau cổng làng, xóm nhỏ. Bánh cuốn lên hẳn mạng xã hội với giá cả hơn trăm nghìn đồng một ký, ấy vậy mà chỉ cần nhìn hình thôi ai cũng muốn mua. Bởi bánh cuốn không chỉ thơm ngon, giòn tan mà người mua bánh còn như muốn tìm về những hương vị của tuổi thơ, gìn giữ một loại bánh dân dã được chắt lọc từ những kinh nghiệm ẩm thực truyền thống từ xa xưa truyền lại.
Theo baoquangngai
Đến Châu Văn Liêm ăn chè Hoa Nếu là tín đồ của các món chè như trà trứng gà, mè đen, bạch quả, hạt sen tiềm..., bạn sẽ không thể bỏ qua quán này. Nằm trên đường Châu Văn Liêm (gần ngã tư Châu Văn Liêm - Hồng Bàng), Hà Ký là quán chè quen thuộc của cộng đồng người Hoa ở quận 5 và thực khách TP HCM nói...