YouTube sẽ tự xóa video của người dùng
YouTube vừa cập nhật các điều khoản mới, trong đó, tự cho phép xóa video trên nền tảng của mình mà không bị ràng buộc pháp lý.
Điều khoản dịch vụ được YouTube đưa ra sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 10/12. “Chúng tôi không có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải giữ bất kỳ video nào không muốn. YouTube là một nền tảng mở, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty bắt buộc phải cập nhật video và lưu trữ chúng”, điều khoản viết.
YouTube thêm nhiều quyền hơn nhằm kiểm soát video tải lên trong điều khoản mới. Ảnh: France24.
Điều khoản mới được xem là động thái cứng rắn nhất của mạng video này trước những chỉ trích về việc tự xóa video do người dùng tải lên. Trước đó, một số nhà phê bình đánh giá YouTube có thể làm nhiều hơn để gỡ bỏ video chống lại các quy tắc của công ty nhưng đã không làm, trong khi số khác cho rằng YouTube nên trở thành nền tảng mở hoàn toàn và đơn vị chủ quản không nên kiểm soát những gì được phép hoặc không được phép tồn tại.
YouTube từ lâu triển khai nền tảng của mình dưới dạng mở và tự do ngôn luận, nhưng gần đây bắt đầu kiểm soát những video được phép lưu hành. Công ty con của Google luôn cập nhật các điều khoản mới và đây là lần thứ 3 trong năm 2019.
Những cập nhật mới nhất dường như trùng với động thái mà Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) nhằm vào YouTube, trong đó nghiêm trọng nhất là cáo buộc mạng video này theo dõi lịch sử xem của trẻ em để phục vụ quảng cáo, qua đó vi phạm Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em. Tuy nhiên, một đại diện từ YouTube đã phủ nhận thay đổi có liên quan đến phán quyết của FTC.
Vào tháng 9, FTC đã phạt YouTube 170 triệu USD do vi phạm luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em và công ty chấp nhận mức án, đồng thời thực hiện thay đổi một loạt điều khoản bảo vệ quyền trẻ em. Cụ thể, mạng xã hội video này quy định phụ huynh phải có trách nhiệm khi trẻ sử dụng YouTube, cũng như làm rõ hơn các yêu cầu về độ tuổi tùy theo mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, những trẻ vị thành niên dùng YouTube phải có cha mẹ hoặc người giám hộ cho phép.
Theo điều khoản mới, YouTube dường như cho mình nhiều quyền lực hơn, trong đó, “có thể chấm dứt quyền truy cập hoặc hạn chế quyền truy cập tài khoản Google vào tất cả hoặc một phần dịch vụ nếu YouTube cảm thấy không tin tưởng mà không cần phải đưa ra lý do”. Một số nhà sáng tạo đã đăng trên Twitter với lo ngại các kênh và tài khoản của họ có thể chấm dứt nếu YouTube không kiếm được doanh thu từ đó.
Theo đại diện YouTube, các điều khoản có nội dung này đã được triển khai từ 2018. Ở bản cập nhật mới nhất, hãng chỉ sửa đổi từ ngữ để cộng đồng sáng tạo nội dung dễ hiểu.
Bảo Lâm
Theo The Verge/vnexpress
Mã nguồn của YouTube vừa bị rò rỉ, tiết lộ hoàn toàn thước đo nền tảng này dùng để kiểm soát các YouTuber
Không những thế nó còn cho thấy sự thiên vị của YouTube đối với các thương hiệu doanh nghiệp, các nhân vật nổi tiếng, hơn là các YouTuber độc lập - những người làm nên thành công của nền tảng này.
Video đang HOT
Gần đây, phần code cơ sở (codebase) của YouTube, bao gồm cả các thước đo nội bộ của nền tảng này, trong đó có một nhãn label "hạn chế hiển thị" video, đã bị rò rỉ. Ba thước đo nội bộ này cho thấy điểm số và nhãn label được dùng để quyết định xem liệu một video nào đó có bị hạn chế hiển thị trên nền tảng này hay không.
Sau vụ việc này, YouTube đã phải âm thầm giấu đi phần code của mình để tránh các con mắt soi mói.
Trước đó, các thước đo bị rò rỉ này đã xuất hiện từ ngày 8 tháng Mười cho đến 29 tháng Mười, trước khi bị YouTube âm thầm ẩn đi và giấu kín các thước đo này. Trước đó, các YouTuber như Bowblax, Nicholars DeOrio, Optimus và Josh Pescatore đã có dịp đào sâu vào phần code này và phân tích về tác động của chúng đến hơn 200 kênh khác nhau.
Những phát hiện của họ không chỉ cho thấy YouTube đang sử dụng các thước đo nội bộ độc quyền của mình để kiểm soát các YouTuber, mà còn việc chấm điểm ưu tiên hơn cho các thương hiệu doanh nghiệp, các ngôi sao Hollywood, và những kênh được YouTube gọi là "các nguồn xác thực".
1. Thước đo điểm số P-Score
Thước đo đầu tiên bị rò rỉ thông qua bộ codebase trên là điểm số ưu tiên P-Score của YouTube (Preference Score). Điểm số P-Score là thước đo nội bộ nhằm thúc đẩy Google Preferred - mạng lưới các kênh quảng cáo an toàn đối với thương hiệu, đang chiếm khoảng 5% lượng nội dung trên YouTube.
Theo YouTube, điểm số P-Score được thiết kế để đẩy "các nội dung liên quan đến thương hiệu nhất và hấp dẫn nhất trên YouTube" lên cho các nhà quảng cáo Google Preferred. Trước khi bị phát hiện trong các dòng code, điểm số P-Score được cho là một thước đo nội bộ bị ẩn đi.
Các code rò rỉ cho thấy điểm số P-Score áp dụng với mọi video YouTube, cho dù nó có nằm trong chương trình Google Preferred hay không. Về cơ bản, YouTube sử dụng điểm số này để đánh giá khả năng chào bán của mỗi video cho các nhà quảng cáo tiềm năng.
Điểm số P-Score này là độc quyền, nghĩa là các YouTuber sẽ không biết làm cách nào để tăng điểm số này lên. Thông tin duy nhất mà các YouTuber biết về cách tính toán của điểm số P-Score này là trong một đoạn video đăng tải vào tháng Tư năm 2019 cho biết 5 tín hiệu phổ biến để cải thiện điểm số này:
1. Mức độ phổ biến: (Popularity được đánh giá dựa trên thời gian xem).
2. Mức độ đam mê (Passion: dựa trên mức độ thu hút người xem đối với kênh).
3. Mức độ an toàn (Protection: dựa trên việc nội dung có an toàn đối với thương hiệu hay không).
4. Nền tảng (Platform: những nội dung nổi bật nào được xem trên màn hình lớn).
5. Khả năng sản xuất (Production: bao gồm nội dung nào có sử dụng "kỹ thuật camera điêu luyện và kỹ xảo điện ảnh".
Sau khi điểm số P-Score được phát hiện trong bộ codebase trên, Bowblax, Nicholars DeOrio, Optimus và Josh Pescatore cho biết, các phát hiện của họ cho thấy, điểm số P-Score là một thước đo dựa trên vùng miền và các kênh YouTube thường sẽ có điểm số P-Score cao hơn tại những quốc gia quê hương của họ.
2. Thước đo đánh giá nhãn label nội dung
Một thước đo khác bị rò rỉ trong lần này là việc đánh giá nhãn nội dung theo một hệ thống đánh giá 6 mức độ tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống đánh giá nhãn nội dung này ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền và phân phối nội dung trên YouTube theo những tiêu chí sau:
1. Y: Nội dung đặc biệt an toàn phù hợp với mọi người xem YouTube.
2. G: Đặc biệt thân thiện với gia đình. Đạt được tiêu chí này nhiều khả năng sẽ có mức CPM cao (cost per 1000 impressions - giá cho mỗi 1.000 lần hiển thị) và có thể được đưa vào danh mục Protection và có tác động đến điểm số P-Score.
3. PG: Thân thiện với gia đình nói chung. Nhiều khả năng có mức CPM tuyệt vời và có thể được đưa vào danh mục Protection và có tác động đến điểm số P-Score.
4. Teen: thỉnh thoảng phù hợp với gia đình. Nhiều khả năng có mức CPM tốt với việc có một số hạn chế về quảng cáo.
5. Mature: hiếm khi thân thiện với gia đình. Nhiều khả năng có mức CPM thấp nếu bật kiếm tiền.
6. X: Mặc định giới hạn độ tuổi. Không bao giờ được kiếm tiền.
3. Thước đo đánh giá hạn chế hiển thị
Thước đo thứ ba bị rò rỉ trong bộ code này cho thấy khả năng bị hạn chế hiển thị và điểm số đánh giá hạn chế hiển thị.
Theo nghiên cứu của các YouTuber, có hai loại hạn chế hiển thị:
- hạn chế hiển thị để an toàn cho thương hiệu: giới hạn quảng cáo trên đoạn video.
- Hạn chế hiển thị đối với video đặc biệt: bị thuật toán giới hạn khả năng phát tán video trên nền tảng.
4. Tác động điểm số P-Score
Bên cạnh việc khám phá ra các thước đo nội bộ bị rò rỉ trong phần code, các YouTuber Bowblax, Nicholars DeOrio, Optimus và Josh Pescatore cũng biên soạn điểm số P-Score cho hơn 200 kênh khác nhau.
Kết quả phản ánh hầu hết những gì chúng ta nhìn thấy trên YouTube hàng ngày - các thương hiệu doanh nghiệp, các ngôi sao Hollywood, và các "nguồn xác thực" thống trị hầu hết nội dung hiển thị, trong khi các YouTuber độc lập lại được xếp thấp hơn trong danh sách này, dù họ là những người đưa trang web này đến vị trí như ngày nay. Chỉ duy nhất có một YouTuber, Linus Tech Tips lọt vào trong danh sách có điểm số P-Score nằm ở tốp 10.
Theo VN Review
Cụ ông "tiền bối" của Bà Tân Vlog vừa qua đời, để lại kênh YouTube 6 triệu sub đầy nhân văn và ý nghĩa Biến cố này đã khiến nhiều fan của cụ bày tỏ lời chia buồn sâu sắc thông qua bình luận trên YouTube "Grandpa Kitchen" sau khi biết tin. Chuyện Bà Tân Vlog kiếm 2 tỷ/tháng từ YouTube: Thống kê "uy tín" đã phán từ lâu nhưng... chẳng ai dám tinBà Tân Vlog lại bị tố gian dối, đến mức khán giả gửi cả...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI

Việt Nam thuộc top 3 thế giới về lượt tải ứng dụng, game

Trí tuệ nhân tạo đổ bộ ngành năng lượng thế giới

Đột phá trong nghiên cứu chế tạo chất bán dẫn và siêu dẫn

Điều gì đang khiến smartphone ngày càng 'nhàm chán'?

Người dùng Windows 10 khó chịu vì sự cố sau khi cập nhật

One UI 8.5 mới thực sự là 'bom tấn' nâng cấp từ Samsung

Google có nguy cơ mất Chrome vào tay OpenAI

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

OpenAI nâng tầm ChatGPT với 3 thay đổi lớn

Windows 11 có thể đóng ứng dụng 'cứng đầu' chỉ trong nháy mắt

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps
Có thể bạn quan tâm

Gặp lại người yêu cũ sau 10 năm xa cách, tôi giật mình ngỡ ngàng với khuôn mặt hiện tại của cô ấy
Góc tâm tình
20:17:30 25/04/2025
Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%
Thế giới
20:12:31 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
Sao việt
20:05:20 25/04/2025
Lý do hoãn phiên tòa ca sĩ Duy Mạnh kiện Mercedes-Benz Việt Nam
Pháp luật
19:46:16 25/04/2025
10 món ăn đường phố ngon nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện
Ẩm thực
18:51:42 25/04/2025
Đi từ 1h trưa để xem sơ duyệt "concert quốc gia" Day 3: Không muốn bỏ lỡ, bận cỡ nào cũng phải có mặt
Netizen
18:43:40 25/04/2025
Neymar vẫn là niềm hy vọng của Brazil
Sao thể thao
18:31:56 25/04/2025
Hongqi giới thiệu SUV địa hình đầu tiên, chờ khách hàng đặt tên
Ôtô
18:23:33 25/04/2025
Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4
Tin nổi bật
18:23:33 25/04/2025
Clip khó tin: Vòng eo 56 cm của "Tiểu Long Nữ đẹp nhất màn ảnh" gây hỗn loạn cả tuyến phố
Sao châu á
18:22:11 25/04/2025