Yonhap: Hàn Quốc mất ít nhất 36.000 USD cho một bệnh nhân COVID-19
Yonhap tính toán khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm COVID-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 đã được chữa khỏi tại một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 15/5/2020. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), ước tính chi phí phát sinh trực tiếp và gián tiếp liên quan tới một bệnh nhân mắc COVID-19 là khoảng 44 triệu won (gần 36.000 USD).
Yonhap tính toán khoản chi phí này theo mức giá hiện tại, dựa trên giả định một ca siêu lây nhiễm COVID-19 lây lan cho 21 người trong vòng 4 ngày.
Sau đó, mỗi người trong 21 ca nhiễm này sẽ tiếp tục lây lan cho 3,5 người nữa.
Tức là trong vòng 8 ngày có tổng cộng 95,5 ca nhiễm từ một bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Chi phí điều trị bệnh dịch thông thường gồm ba khoản là chi phí y tế trực tiếp, chi phí phi y tế trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Video đang HOT
Kết quả tính toán chi phí y tế trực tiếp dựa trên tài liệu phân tích của Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) và Cơ quan Bảo hiểm Y tế Hàn Quốc (NHIS) cho thấy 95,5 người sẽ tiêu tốn tổng cộng 600 triệu won (gần 488.000 USD), tương đương mỗi người phải chi trả 6,25 triệu won (hơn 5.000 USD).
Trong các ca nhiễm, người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng chiếm tới 90% (86 người), người có triệu chứng nặng là 10% (9,5 người).
Bình quân chi phí và thời gian điều trị của mỗi nhóm lần lượt là 220.000 won (179 USD) trong 24,5 ngày và 650.000 won (528 USD) trong 21,5 ngày.
Tổng chi phí y tế trực tiếp là 400 triệu won (325.000 USD), tương đương 4,3 triệu won (3.495 USD)/người.
Chi phí dành cho công tác điều tra dịch tễ học, thu thập và quản lý dữ liệu, nghiên cứu và thiết lập hệ thống điện toán, chi phí chăm sóc trẻ em, nuôi dạy con cái và việc nhà được tính toán ở mức tối thiểu.
Chi phí cho công tác điều tra dịch tễ học là 6,2 triệu won (hơn 5.000 USD) dựa theo tiền lương mỗi tháng của chuyên viên điều tra. Ước tính chi phí quản lý dữ liệu là 270 triệu won (gần 22.000 USD).
Chi phí ước tính bình quân 70% bệnh nhân (67 người) phải chi trả cho chăm sóc con cái và làm việc nhà trong 24,5 ngày là 131 triệu won (hơn 106.000 USD).
Chi phí gián tiếp là khoản thu nhập thất thoát của bệnh nhân và người bị cách ly do không thể làm việc. Ước tính khoản chi phí này là 3,2 tỷ won (2,6 triệu USD), tương đương 33,7 triệu won (hơn 27.000 USD)/người.
Mức thất thoát lớn như vậy là do một ca nhiễm sẽ tiếp xúc với hàng chục người, khiến những người này phải nghỉ việc trong thời gian cách ly.
Nếu giả định 70% ca nhiễm đều thuộc độ tuổi lao động, với số ngày nghỉ việc là 20 ngày, tiền lương mỗi ngày là 77.563 won (626 USD)/người thì tổng số tiền thiệt hại lên tới 103,7 triệu won (hơn 84.000 USD).
Nếu mỗi người trong 95,5 ca nhiễm khiến 60 người phải cách ly, 70% (4.011 người) trong số này thuộc độ tuổi lao động, với thời gian cách ly là 14 ngày trừ ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ, tổng số tiền thiệt hại do nghỉ việc có thể lên tới 310 triệu won (gần 252.000 USD)/ngày.
Mức lương hằng ngày áp dụng để tính chi phí gián tiếp trên là mức Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc dùng để ước tính tổn thất kinh tế do Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2015.
Chi phí liên quan đến dịch COVID-19 được tính toán dựa trên hạn mức tối thiểu có thể xác định được trong thời điểm hiện tại, không bao gồm những tổn thất kinh tế phát sinh từ việc ngừng hoạt động doanh nghiệp, hoãn thời điểm đến trường của học sinh do biện pháp giãn cách xã hội./.
Thiếu giấy toilet, thị trường Mỹ quan tâm vòi xịt tự động của Hàn Quốc
Ngành công nghiệp không tiếp xúc trực tiếp ở Hàn Quốc đang thu hút nhiều quan tâm kể từ khi Covid-19 bùng phát, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, vệ sinh.
Hàn Quốc cho biết sẽ xúc tiến cho phép phát triển các dịch vụ y tế từ xa như vậy.
Trong thời gian dịch Covid-19 phát sinh từ cuối tháng 2, một số dịch vụ điều trị từ xa đã được cấp phép. Số ca được chẩn đoán và kê đơn thuốc qua điện thoại đã vượt mốc 260.000 ca. Một nửa trong số này được thực hiện ở các bệnh viện, phòng khám nhỏ, không có báo cáo nào về trường hợp chẩn đoán nhầm.
Tổng thống Moon Jae-in, trong lần đề cập tới hiệu quả chống dịch bệnh của Hàn Quốc đã đề cập đến tầm quan trọng của dịch vụ y tế từ xa, một trong những đối sách cần thiết để đề phòng tái bùng phát dịch Covid-19.
Bộ Kế hoạch và Tài chính cho biết sẽ tích cực mở rộng dịch vụ y tế từ xa. Bộ cũng đang triển khai chi tiết công tác tăng cường cơ sở hạ tầng để mở rộng dự án thí điểm. Trên thực tế, Dự luật về mở rộng dịch vụ y tế từ xa vốn đã nhiều lần được đề xuất, nhưng đều không thể thông qua kể từ Quốc hội khóa XVIII của Hàn Quốc tới nay.
Một chiếc bồn cầu thông minh. Ảnh: Alibaba/
Trong khi đó, Hàn Quốc cho biết, mặc dù hoạt động xuất khẩu nói chung giảm, nhưng xuất khẩu các thiết bị gia dụng làm sạch, thiết bị y tế, dược phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm chức năng lại có xu hướng tăng do cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến mô hình phòng dịch kiểu mẫu của Hàn Quốc.
Đối với mặt hàng gia dụng làm sạch, xuất khẩu máy lọc không khí và bồn cầu có vòi rửa tự động của Hàn Quốc tăng lần lượt 178,5% và 117% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các mặt hàng y tế, dược phẩm, xuất khẩu kit chẩn đoán dịch Covid-19 tăng 67,1%, dược phẩm tăng 52,5%, thiết bị đo thân nhiệt tăng 50,5%, thiết bị đo huyết áp cũng tăng 20,1%.
Xét theo thị trường xuất khẩu chính, xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chức năng như hồng sâm, vitamin sang Trung Quốc có xu hướng tăng rõ rệt. Trong khi đó, thị trường Mỹ lại quan tâm nhiều tới bồn cầu có vòi rửa tự động do nguồn cung giấy vệ sinh khan hiếm tại nước này.
Thị trường châu Âu, nơi có dân số già, lại quan tâm tới các sản phẩm y tế gia đình xuất xứ Hàn Quốc. Xuất khẩu máy đo huyết áp, thiết bị đo thân nhiệt đều tăng lần lượt 68,9% và 126,1% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Bộ trưởng Y tế Hàn-Trung-Nhật lần đầu tiên họp trực tuyến về ứng phó dịch Covid-19 Hàn Quốc ngày 16/5 cho hay sẽ xem xét các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin cũng như chuyên gia trong lĩnh vực y tế và kinh tế với Trung Quốc và Nhật Bản khi tổ chức một cuộc họp trực tuyến về dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 giữa Bộ trưởng Y tế của ba...