Yingluck Shinawatra: Người liên tục khiến chính trường Thái Lan “dậy sóng”
Yingluck Shinawatra được đánh giá là người luôn khiến công chúng Thái Lan phải bất ngờ, từ việc trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan đến việc bất ngờ bỏ trốn khi phải đối mặt với song sắt nhà tù.
Bà Yingluck Shinawatra khi còn là ứng cử viên đảng Pheu Thai, xuất hiện cùng phó phát ngôn viên đảng Pheu Thai – Jirayu Huangsap khi ông Huangsap ra mắt chiến dịch tranh cử tại khu vực bỏ phiếu của ông ở Klong Sam Wa (Bangkok, Thái Lan) ngày 5/6/2011. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck được bao quanh bởi những người ủng hộ chủ chốt trong đảng Pheu Thai và các nhà lãnh đạo phe áo đỏ trong bài diễn văn vận động tranh cử cuối cùng tại sân vận động Rajamangala vào ngày 2/7/2011. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck cảm ơn những người ủng hộ tại trụ sở đảng Pheu Thai vào ngày 4/7/2011. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck (lúc này đã nhậm chức Thủ tướng) đứng trên mái của tòa nhà Chính phủ để cầu xin phước lành từ một ngôi đền thiêng trong ngày đầu làm việc – 16/8/2011. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck rời khỏi chiếc xe mới của mình vào ngày 19/8/2011. Số “62″ trên biển số xe là kết quả giải độc đắc trong lần quay số ngày 16/8 – ngày bà Yingluck bắt đầu làm việc. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck yêu cầu quyền phát biểu trong một cuộc tranh luận về tuyên bố chính sách của chính phủ ngày 26/8/2011. Ảnh: Bangkok Post
Video đang HOT
Bà Yingluck kiểm tra cửa cống Bang Chom Sri (huyện In Buri, Sing Buri, Thái Lan) ngày 3/10/2011. Ảnh: Bangkok Post
Thủ tướng Yingluck thăm trụ sở quân đội Thái Lan ngày 15/12/2011. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck theo dõi một bài tập của Hải quân Hoàng gia Thái Lan tại Căn cứ hải quân Sattahip (Chon Buri, Thái Lan) ngày 3/4/2012. Ảnh: Bangkok Post
Thủ tướng Yingluck và chỉ huy quân đội thời điểm đó – ông Prayut Chan-o-cha ngồi trong xe bọc thép quan sát cuộc diễn tập chung có tên “Kotchasee 2012″ của quân đội Thái Lan và Singapore ở Watthana Nakhon (Sa Kaeo, Thái Lan) ngày 6/4/2012. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck trao biểu tượng chiếc thẻ tín dụng nông dân đầu tiên cho đại diện 18 tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan ngày 30/7/2012. Ảnh: Bangkok Post
Thủ tướng Yingluck phát động chiến dịch quốc gia chống tham nhũng mang tên “Stop Corruption” tại trung tâm mua sắm CentralWorld vào ngày 19/8/2012. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck ngắm bắn bằng một khẩu súng tự chế khi tham gia hội chợ tổ chức dành riêng cho thành viên đảng Pheu Thai tại một khu nghỉ mát ở Khao Yai (Nakhon Ratchasima, Thái Lan) ngày 7/1/2013. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck cười sảng khoái trong một cuộc họp nội các tại Đại học Kamphaeng Phet Rajabhat (Kamphaeng Phet, Thái Lan) ngày 10/6/2013. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck kiểm tra một công ty của Tập đoàn Charoen Pokphand – tập đoàn sản xuất gạo thương hiệu Royal Umbrella tại quận Nakhon Luang (Ayutthaya, Thái Lan) ngày 18/7/2013. Nữ Thủ tướng nếm thử cơm nấu từ gạo của công ty để gia tăng sự tin tưởng của người dân đối với gạo nội địa, sau khi có báo cáo cho rằng một số thương hiệu gạo có thể đã bị nhiễm hóa chất. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck kí tên vào bức ảnh của anh trai mình, cựu Thủ tướng Thái Lan đang lưu vong Thaksin Shinawatra tại một cửa hàng trang sức vào ngày 6/11/2013. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck được bao vây bởi những người ủng hộ sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết bãi chức thủ tướng của Yingluck do thuyên chuyển vi hiến sĩ quan an ninh hàng đầu Thawil Pliensri khỏi chức vụ Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2011. Ảnh: Bangkok Post
Cựu Thủ tướng Yingluck tới tòa án ngày 29/6/2017 để tham gia buổi điều trần thứ 14 về cáo buộc lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách trợ giá gạo. Theo chính quyền quân sự Thái Lan, chính sách sai lầm này của bà Yingluck đã gây thiệt hại khoảng 8 tỷ USD. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck đến Tòa án Tối cao tham dự phiên điều trần cuối cùng về cáo buộc liên quan đến chính sách trợ giá gạo hôm 21/7/2017. Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck vẫy chào báo giới khi tới Tòa án Tối cao hôm 1/8/2017 để bào chữa lần cuối cho mình về cáo buộc lơ là, thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo. Ảnh: Bangkok Post
Yingluck Shinawatra được đánh giá là người luôn khiến công chúng Thái Lan phải bất ngờ, từ việc trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan đến việc bất ngờ bỏ trốn khi phải đối mặt với song sắt nhà tù.
Theo Minh Hạnh
Tiền Phong
Bà Yingluck trốn khỏi Thái Lan 'vào phút chót' do sợ lĩnh án nặng
Nguồn tin thân cận với Yingluck Shinawatra nói bà ra quyết định rời khỏi Thái Lan "vào phút chót" do sợ bị lĩnh án nặng và không được tại ngoại.
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters.
"Bà ấy chọn rời đi vì nghe tin bản án từ tòa sẽ rất nặng và bà không được tại ngoại", Reuters dẫn lời nguồn tin thân cận với cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay nói. "Bà ấy không phải người chờ đến phút chót. Bà ấy luôn lên kế hoạch rất cẩn thận. Đó là một quyết định vào phút chót".
Theo nguồn tin, bà Yingluck rời đi cùng hai trợ lý và để lại con trai duy nhất Supasek Amornchat, 15 tuổi, lại Thái Lan. Một trợ lý từng làm việc cho bà Yingluck suốt một thập kỷ cho biết cựu thủ tướng rời đi vào chiều 24/8.
Ngày 23/8, bà Yingluck vẫn tới một ngôi chùa ở gần sông Chaophraya, Bangkok, dâng lễ, phóng sinh cá. Các trợ lý nói bà Yingluck khi đó vẫn quyết định sẽ ra tòa vào ngày 25/8 để lĩnh án liên quan đến cáo buộc bà quản lý cẩu thả chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân, làm thất thoát ngân sách.
Các thành viên cấp cao đảng Pheu Thai của bà Yingluck cho biết cựu thủ tướng đã chạy trốn sang Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Anh trai bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, có một ngôi nhà ở Dubai. Ông sống lưu vong tại đây để tránh án tù vì tham nhũng năm 2008.
Một trợ lý của ông Thaksin ở Dubai từ chối bình luận.
Nếu bị kết tội, bà Yingluck phải đối mặt với mức án cao nhất là 10 năm tù và bị cấm tham gia chính trị suốt đời. Tòa án Tối cao Thái Lan đã phát lệnh bắt cựu thủ tướng.
Chương trình trợ giá lúa gạo được triển khai năm 2011, không lâu sau khi bà Yingluck nhậm chức. Đây là một trong những cam kết khi bà tranh cử. Theo chương trình, Thái Lan sẽ hỗ trợ nông dân tại những vùng nông thôn nghèo khó, mua lúa gạo của họ với giá cao gấp đôi giá thị trường. Tuy nhiên, chương trình lại ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan, gây lỗ ít nhất 8 tỷ USD và tạo ra lượng lúa gạo tồn đọng lớn.
Như Tâm
Theo VNE
Cựu bộ trưởng Thái Lan dưới thời Yingluck lĩnh án 42 năm tù Cựu bộ trưởng thương mại Thái Lan lĩnh án 42 năm tù vì làm sai lệch thỏa thuận về gạo giữa nước này và Trung Quốc, gây thiệt hại lớn. Boonsong Teriyapirom, cựu bộ trưởng thương mại Thái Lan. Ảnh: Reuters. "Boonsong bị tuyên án tù 42 năm", Reuters dẫn lời một thẩm phán tòa án Thái Lan hôm nay cho biết. Tòa...