YG – Ngôi nhà của những nghệ sỹ không màng thành tích
Giữa thời buổi các nghệ sỹ Hàn giành giật nhau từng thứ bậc trên các BXH, YG lại khuyên gà nhà: đừng màng thành tích.
Có “nổ” quá không khi nói rằng YG và các nghệ sỹ trực thuộc công ty quản lý này không màng đến thành tích?
Trong nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đang bão hòa các idolgroup, các nghệ sỹ, nhóm nhạc phải kèn cựa nhau từng tí một để vươn lên, trật vầy trật vẩy để có được sự chú ý từ Kpop fan. Thậm chí, có nhiều công ty, nghệ sỹ bị nghi ngờ đã bỏ tiền ra để mua thứ hạng cao trên những BXH âm nhạc – nơi tưởng chừng như phản ánh chân thực nhất phản ứng của Kpop fan trước các ca khúc.
Giữa thời buổi “loạn lạc” ấy, người đứng đầu YG nói gì với nghệ sỹ của mình? “Có xếp hạng bét cũng không sao, hãy cứ tận hưởng đi”, CEO Yang Hyun Suk nói với CL trước khi thủ lĩnh 2NE1 ra mắt trong vai trò nghệ sỹ solo cùng The Baddest Female hồi cuối tháng 5 vừa rồi. Thay vì bằng cách này hay cách khác đặt áp lực thành tích lên vai gà nhà, YG lại có một lời khuyên tưởng chừng như rất là điên rồ: đừng màng đến thành tích.
Trong khi nhà nhà người người đấu đá trên các BXH,
YG lại nói với gà nhà: “Có xếp hạng bét cũng không sao, hãy cứ tận hưởng đi”
Nói rằng vì YG là công ty lớn rồi, có nhiều fan rồi nên mới không cần màng đến thành tích vừa đúng, vừa không đúng. Đúng vì YG chính xác là một công ty lớn với các sản phẩm âm nhạc ra lò luôn có một lực lượng fan hùng hậu sẵn sàng đón nhận, nhờ đó làm tăng thứ bậc trên các BXH.
Tuy nhiên, một ca khúc không có “thực lực”, chỉ dựa vào sự nổi tiếng sẵn có của nghệ sỹ và công ty quản lý thì không thể “hạ gục” được phần đông những Kpop fan ngoài kia – những người không phải fan của nghệ sỹ đó. Từ nghệ sỹ nhỏ lên thành nghệ sỹ lớn rồi nghệ sỹ hàng đầu đều là nhờ chinh phục được nhóm “phần đông những Kpop fan ngoài kia”.
Không phải chịu áp lực thành tích:
Trên sân khấu, nghệ sỹ YG giống đang chơi hơn là đang phải làm việc
Chính vì vậy mà các nghệ sỹ, dù đã lên hàng đầu, vẫn phải nỗ lực không ngừng để vừa duy trì lực lượng fan cũ, vừa “thu hoạch” thêm fan mới. Và thống trị các BXH là một điều kiện bắt buộc đối với những nghệ sỹ này. Thử hỏi xem có công ty lớn, nghệ sỹ hàng đầu nào ngoài kia từng tuyên bố không màng đến thành tích? Các công ty lớn thường sắp xếp để gà nhà lên sàn vào những khoảng thời gian có lợi nhất: ít hoặc không có đối thủ lớn, đồng thời không để gà nhà hoạt động quảng bá song song, nếu có thì cũng cách đủ xa để không ảnh hưởng đến thành tích của nhau.
Nhìn lại YG, thay vì bắt gà nhà phải không ngừng nâng cao chiến tích, công ty quản lý này có xu hướng muốn các nghệ sỹ của mình thả sức thể hiện bản thân và tận hưởng âm nhạc: cho các nghệ sỹ được trổ tài sáng tác và sản xuất, tham gia trực tiếp vào các khâu thực hiện sản phẩm âm nhạc của họ; mở cửa solo cho tất cả các thành viên trong những nhóm nhạc; chủ trương không đề cao thành tích trên các BXH.
Video đang HOT
Không phải chịu áp lực thành tích: Có sản phẩm và sẵn sàng là lên sàn, không sợ đụng ai
Và cũng từ chuyện không đề cao thành tích, dường như YG để cho gà nhà tự do lên sàn đấu. Không cần chọn lúc ít hay không có đối thủ mạnh, không cần tránh nghệ sỹ cùng công ty, cứ khi nào sẵn sàng là các nghệ sỹ YG sẽ đổ bộ sân khấu. Chính vì thế nên mới có chuyện 2NE1 quảng cáo liền tù tì từ tháng 7 đến tháng 10, G-Dragon và Seungri tung solo album sát nhau trong tháng 8, Taeyang cũng “nhào vô” ngay đầu tháng 9.
Từ khi 2NE1 mới ra mắt khán giả hồi năm 2009, nhiều người sau khi xem xong sân khấu biểu diễn của 4 cô gái đều đã nhận xét rằng: trông họ như đang vui chơi, tận hưởng sân khấu chứ không phải đang làm việc. Đó chính xác là phong cách của các nghệ sỹ nhà YG. Khi những Big Bang hay 2NE1 lên sân khấu, người ta không thấy sự gò bó, lên gân lên cốt bởi họ đều đang tận hưởng âm nhạc, họ không bị áp lực thành tích đè nặng.
Chủ trương “không màng thành tích” đang mang đến thành công cho các thế hệ nghệ sỹ YG
Tưởng chừng như rất điên rồ nhưng “không màng thành tích” lại là một chủ trương tiến bộ và đúng đắn củaYG. Chính những ý tưởng không giống ai của Yang Hyun Suk đã và đang mang đến thành công cho các thế hệ nghệ sỹ trong công ty, đồng thời đưa YG trở thành điểm đến mơ ước của nhiều nghệ sỹ trực thuộc các công ty khác.
Theo Trithuctre
Bất chấp lệnh cấm, nữ nghệ sĩ K-Pop vẫn tiếp tục hở
Việc ăn mặc hở hang, sexy không còn là chuyện hiếm tại làng nhạc Hàn, nhưng điều đáng nói là trang phục của họ đang ngày càng trở nên phản cảm và thái quá.
Xu hướng ngày một hot
Nhắc đến K-Pop người ta thường nghĩ ngay tới một thị trường âm nhạc rộng lớn với sức ảnh hưởng đáng nể. Đó là nơi hội tụ của những dòng nhạc, phong cách độc đáo và luôn mới lạ so với những thị trường khác. Thế nhưng bên cạnh yếu tố đó, K-Pop cũng tồn tại những hạn chế gây hoang mang dư luận, trong đó vấn đề nhức nhối và khó giải quyết nhất có lẽ là trào lưu "thiếu vải" của các thần tượng nữ.
Những trang phục "sexy" hay "phản cảm" giờ đây xuất hiện rất thường xuyên trên các sân khấu âm nhạc Hàn Quốc. Dù chính phủ nước này đã ban hành hàng loạt lệnh cấm với mức phạt khá nặng nhưng dường như nó không đủ để trấn áp vấn đề trên. Bởi vậy, những "chân dài" xứ kim chi vẫn ngang nhiên "khoe thân" và không ngại ngần mặc những chiếc quần bó sát cực ngắn, hay những chiếc áo được cắt cúp táo bạo lên sân khấu.
Dạo quanh làng nhạc Hàn trong vòng vài tháng trở lại đây, khán giả có thể dễ dàng bắt gặp những trường hợp "ngắn trên hở dưới" của các ca sĩ, nhóm nhạc nữ như Dal Shabet trong Be Ambitious, Girl's day trong Female President, Rania trong UP, G.NA trong Oops...
Không chỉ gia tăng về số lượng, vấn đề này còn ngày càng tăng tiến về mức độ hở, thậm chí nhiều ca sĩ còn chỉ mặc quần "chip" lên sân khấu. Trong đó Nữ hoàng gợi cảm Lee Hyori là trường hợp điển hình.
Lee Hyori
Đánh dấu sự trở lại sau 3 năm vắng bóng với việc phát hành MV Miss Korea trong album Monochrome, Lee Hyori đã sử dụng bộ đồ bơi màu xanh để tái hiện hình ảnh hoa hậu Hàn Quốc những năm 70 - 80. Với bộ cánh này, cô nàng đã khiến không ít người xem phải phải "nóng mắt" khi khoe chọn đôi chân dài nhờ chiếc quần không thể ngắn hơn.
Chiêu thức PR hữu hiệu
Thực tế, trào lưu "khoe thân" ngày càng hot là bởi khả năng thu hút dư luận rất lớn. Bất cứ một nghệ sĩ, nhóm nhạc nào đi theo hình thức này cũng có thể gây sự tò mò cho công chúng. Bởi vậy, đó là một trong những chiêu trò hữu hiệu nhất để nổi tiếng và được nhiều người biết tới.
Tuy là một tân binh "chân ướt chân ráo" nhưng Bikiny đã chính thức vượt mặt các đàn chị tại K-Pop về khoản... sexy. Trong màn debut của mình, Bikiny đã cho ra mắt một MV không thể "mát mẻ" hơn mang tên Please Accept Me. Theo đó, các thành viên của nhóm đã vô tư xuất hiện và nhảy múa với áo khoét cổ sâu, thậm chí là cả đồ nội y.
Nội y là trang phục "xưa nay hiếm" trong các MV K-Pop bởi vậy Bikiny đã nhanh chóng thu hút sự chú ý. Không cần nhiều phương thức quảng cáo, dòng nhạc cũng không thực sự ấn tượng, nhưng chỉ với trang phục độc nhất vô nhị trên, Bikiny đã trở thành từ khóa hot và xuất hiện trên khắp các trang mạng Hàn Quốc.
Bikiny
Girl's Day trong MV Female President cũng là một ví dụ điển hình cho thấy "ưu điểm" của trào lưu "cởi đồ". Được phát hành ngày 24 tháng 6 , Female President đã nhanh chóng thu hút sự chú ý, tuy nhiên điều khiến MV này trở nên nổi tiếng không phải nhờ nội dung hay dòng nhạc mà lại là cảnh quay phản cảm của thành viên Yura. Theo đó, trong MV, Yura đã diện trang phục quá ngắn và lộ tới một nửa vòng ba. Dù vấp phải rất nhiều chỉ trích, nhưng sự việc này cũng giúp Yura trở thành từ khóa đứng đầu trên những trang tìm kiếm trực tuyến và lượt xem của MV Female President cũng tăng lên một cách chóng mặt: 1.4 triệu lượt xem trên Youtube.
Yura
Chính vì lý do trên mà rất nhiều công ty quản lý ép nghệ sĩ của mình phải mặc những trang phục hở hang, thiếu vải. Trước đây Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc đã từng đưa ra một cuộc khảo sát với sự tham gia 88 nghệ sĩ giải trí tuổi teen. Trong số đó có tới 9 người thừa nhận đã bị công ty quản lý yêu cầu mặc đồ khoe thân càng nhiều càng tốt và đôi khi họ còn bị bắt phải tuân theo concept đó.
Vô tư lách luật
Thông thường các sản phẩm âm nhạc có chứa cảnh quay thô tục tại Hàn Quốc sẽ bị cấm phát sóng trên các chương trình truyền hình. Tuy nhiên, biện pháp này không đủ để kiềm chế sức ảnh hưởng của ca khúc đó. Bởi nếu không có truyền hình thì chúng vẫn được phát hành đầy rẫy trên các trang web âm nhạc như Melon, Youtube, Bugs... Với sự phát triển như vũ bão thì Intertnet mới thực sự là phương tiện quan trọng nhất giúp mỗi ca khúc đến được với người nghe nhạc.
Hơn nữa, dù đã làm việc rất nghiêm túc để ngăn chặn tình trạng hở hang nhưng các chương trình ca nhạc vẫn không tránh khỏi những lỗ hổng.
Là một chương trình nổi tiếng của SBS, Inkigayo đã vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích trong tập phát sóng ngày mùng 9/6 vừa qua. Bên cạnh những màn trình diễn ấn tượng, điểm đáng chú ý nhất trong tập này chính là trang phục quá hở hang của CL. Xuất hiện trong chương trình và thể hiện ca khúc The Baddest Female, cô nàng quái tính này đã diện bộ cánh không khác gì đồ bơi và khoe trọn đôi chân dài. Trang phục này thực sự khiến người xem cảm thấy "gai mắt", nhưng không hiểu sao nó vẫn được đài SBS chấp thuận và phát sóng khắp mọi nơi.
CL
Ngoài ra cách tính điểm của chương trình trên cũng còn nhiều bất cập. Nó vô tình thúc đẩy trào lưu "hở hang" và khiến các ca sĩ nữ ngày càng chạy tích cực "lộ hàng". Theo đó, có tới 35% tổng số điểm trong chương trình là dựa vào tiêu chí SNS (số lượt xem trên youtube và mention trên twiter), còn lại doanh thu nhạc số chiếm 60% và 5% do khán giả bình chọn. Công thức tính điểm này đã vấp phải vô số ý kiến phản đối từ cư dân mạng bởi họ cho rằng, việc tính số lượt xem trên youtube là không hợp lý. Nó sẽ khiến các nghệ sĩ bất chấp mọi giá để thu hút sự chú ý và tăng view cho sản phẩm của mình. Đặc biệt là các nhóm nhạc nữ hay những tên tuổi ít danh tiếng, họ sẽ tận dụng triệt để vẻ đẹp thân thể để kiếm nhiều lượt xem hơn từ một bộ phận thanh niên trẻ, nhất là các fan nam.
Nhờ cách tính điểm trên mà vừa qua Girl's Day đã bất ngờ dành chiến thắng sau 3 năm ra mắt. Trong tập phát sóng hôm 8/7, Girl's Day đã lần đầu đoạt cup với Female President.
So với 2 đối thủ còn lại trong top 3 là Sistar và Lee Seung Chul, Girl's Day khiêm tốn hơn hẳn về mặt doanh thu nhạc số. Trong khi My love của Lee Seung Chul vượt trội với 6000 điểm, Give it to me của Sistar với 5625 điểm thì Female President lại chỉ đứng bét bảng với 5375 điểm. Hơn nữa, điểm bình chọn từ khán giả của Girl's day cũng chỉ khiêm tốn với 12 điểm, còn Sistar lại có tới 103 điểm.
Tuy nhiên, Girl's day vẫn là người dành chiến thắng bởi điểm SNS của nhóm khá cao là 3500 điểm (Sistar: 1475 điểm, Seung Chul: 788 điểm). Female President là một ca khúc hay với nhịp beat dồn dập, nhưng nếu không có pha "lộ hàng" của Yura thì có lẽ MV này đã không được chú ý nhiều như thế trên Youtube.
Girl's Day
Tạm kết
Dù bị "ném đá" không thương tiếc và bị các cơ quan "tóm gáy" nhưng việc ăn mặc hở hang lại giúp các nghệ sĩ nữ dễ dàng nổi tiếng như cồn. Chính vì nghịch lý ấy nên ngày càng có nhiều ca sĩ trẻ tại Hàn Quốc cố tình hở trên hở dưới, gây scandal "lộ hàng" để "hâm nóng" tên tuổi. Để trào lưu này thực sự đi xuống có lẽ còn cần rất nhiều sự can thiệp của các cơ quan chức năng, nhà đài và bản thân khán giả.
Theo Danviet
Khi USUK tấn công Kpop Sự du nhập của những trào lưu mới đã làng nhạc xứ Hàn vốn rất độc đáo lại càng trở nên đa dạng và mới lạ. Dù là một thị trường âm nhạc nổi tiếng với lượng fan khổng lồ nhưng thực tế, Kpop chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Âu Mỹ. So với thị trường âm nhạc rộng lớn này, Kpop còn...