Yêu vợ hơn chỉ vì…một lần đến chơi nhà bạn
Tôi thương và yêu vợ, chẳng bao giờ có ý định mèo mỡ gì bên ngoài cả chỉ có điều về nhà tôi lười và hơi vô tâm. Rồi một hôm, người bạn mời tôi và 1 anh bạn nữa đến nhà chơi, cũng kể từ hôm đó tôi thay đổi suy nghĩ của mình.
Tôi năm nay 38 tuổi, có gia đình và 2 con rất đáng yêu. Vợ tôi là giáo viên cấp 3 của một trường công lập tại Hà Nội còn tôi là kế toán trưởng tại một công ty Xây dựng lớn. Cả hai vợ chồng có thu nhập khá ổn định nên cũng có của ăn của để.
Vợ tôi hiền lành lại đảm đang, cô ấy rất chu đáo, còn tôi là một ông chồng vô tâm, ít khi vào bếp với vợ. Mọi việc tôi yên tâm giao cho vợ hết, vợ như bảo mẫu, ba đầu sáu tay trong nhà. Giờ càng viết, càng nghĩ càng thương vợ, nhiều hôm con khóc, tôi đi làm về mệt lăn ra ngủ còn vợ vật lộn với hai đứa cả đêm. Đứa lớn thì đòi đọc truyện cho nghe, đứa bé thì quấy khóc, vợ chẳng mấy lúc ngủ ngon.
Trong nhà một tay vợ chu tất
Tôi thương và yêu vợ, chẳng bao giờ có ý định mèo mỡ gì bên ngoài cả chỉ có điều về nhà tôi lười và hơi vô tâm. Rồi một hôm, người bạn mời tôi và 1 anh bạn nữa đến nhà chơi, cũng kể từ hôm đó tôi thay đổi suy nghĩ của mình.
Anh bạn tôi là giám đốc của một chi nhánh Viettel, nhà anh ấy rất giàu có. Ngày trước đi học anh bạn tôi nổi tiếng đẹp trai, nên tôi nghĩ bụng chắc vợ anh ấy chắc hẳn là xinh lắm. Khi đến nhà, người phụ nữ ra đón chúng tôi với nụ cười tươi rói, ăn mặc gọn gàng, nhưng không xinh như tôi nghĩ. Cô ấy duyên chứ không xinh nổi bật, so về hình thức thì có lẽ vợ tôi xinh hơn là cái chắc. Nhưng tôi thực sự ngỡ ngàng về sự quan tâm của anh bạn đối với vợ. Anh bảo chúng tôi ngồi chơi, anh vào bếp cùng vợ để tiếp đãi bạn bè.
Trong giờ ăn anh ấy không quên gắp thức ăn cho vợ, ăn xong thì tự động bê bát đũa vào, khi người vợ định bê thì anh lại bảo: “Em đau lưng thế bê làm sao được, cứ để anh. Em rót nước mời các anh đi, bát để tý vợ chồng mình rửa sau.”
Cô vợ mỉm cười đi lấy hoa quả mời chúng tôi rồi nói chuyện vui vẻ. Anh ấy kể chuyện tôi lại càng khâm phục hơn, sáng nào chiều nào anh ấy cũng đưa đón vợ đi làm vì vợ anh ấy từng bị ngã xe máy một lần nên sợ không dám đi nữa nên sáng nào anh cũng lái ô tô đưa vợ đến cơ quan. Tôi thầm nghĩ anh ta là giám đốc làm sao mà lại có thể có thời gian đưa đón vợ như thế, càng nghe càng phục.
Video đang HOT
Tôi hỏi sao anh không thuê lái xe riêng đón vợ, anh cười bảo vợ tôi không yên tâm khi ngồi xe người khác nên đành chiều cô ấy vậy, với lại vợ chồng đi chung mãi cũng thành quen, nếu hôm nào vợ không đi cùng tôi lại thấy buồn. Tôi thầm nghĩ, mình chẳng bao giờ đón vợ lấy 1 lần trừ khi xe cô ấy hỏng, về nhà cơm nước nhà cửa tôi phó mặc hết cho vợ.
Từ ngày đến chơi nhà bạn về tôi đã thay đổi
Nhìn vợ chồng người bạn tình cảm hạnh phúc, người chồng thì quan tâm vợ hết mực làm tôi thấy xấu hổ. Hôm đó tôi về nhà sau cuộc trò chuyện, về thấy vợ đang tranh thủ lau nhà khi con đang ngủ, tôi chạy lại ôm lấy cô ấy. Vợ ngớ người ngạc nhiên hỏi: “Ông xã có chuyện gì thế”. Tôi ôm cô ấy và nói: “Vợ anh vất vả quá”. Vợ cười hiền nói: “Em quen rồi mà, được chăm sóc anh và con em thấy hạnh phúc lắm có gì đâu mà vất vả”.
Từ sau hôm đó tôi quan tâm vợ hơn, cùng giúp vợ việc nhà, cùng chăm con. Thỉnh thoảng đưa đón vợ, đi siêu thị cùng vợ rồi cùng vào bếp với vợ. Đúng là vợ mình mình không thương thì biết thương ai. Tôi mong các ông chồng luôn quan tâm và yêu thương vợ mình vì họ thực sự rất thiệt thòi. Thực sự khi được chia sẻ với vợ việc nhà, tôi thấy rất hạnh phúc và vui vẻ, nếu ông chồng nào chưa thử thì hãy làm đi nhé.
Theo Phunuvagiadinh
Cuối tuần, bàn cách "trị" chồng lười hiệu quả
Tuy nhiên, thay vì nghĩ xem chồng lười biếng có giống với "con lợn" hay không, phụ nữ có thể lựa chọn một số cách ngọt ngào và thực tế hơn nhiều để "trị" ông chồng lười biếng của mình.
1. Chấp nhận sự thật
Việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải làm là chấp sự khác biệt giữa bạn và chồng. Bạn có thể là một người chỉn chu, muốn mọi thứ phải thật gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ nhưng chồng của bạn có thể là một người chẳng bao giờ bận tâm đến những thứ như vậy. Thay vì cả ngày cau có, bực bội vì nhà cửa bẩn thỉu, bừa bộn và vừa dọn dẹp vừa càu nhàu, bạn hãy tạm chấp nhận sự thật rằng lười biếng là bản tính của chồng, và bản tính đã ăn sâu vào trong máu, không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Chỉ khi bạn chấp nhận được sự thật này và không còn cáu giận vì chuyện chồng lười nữa, thì "công cuộc cải cách chồng lười" mới có thể thực hiện hiệu quả.
Ảnh minh họa
2. Hoan nghênh mọi sự giúp đỡ từ chồng
Nhiều người vợ mắc sai lầm khi cho rằng chồng "vô tích sự" và lo sợ chồng "phá hoại", sau đó mình lại phải thu dọn hậu quả còn mệt hơn nên không để chồng mó tay vào việc gì, kể cả khi chồng chủ động yêu cầu giúp đỡ. Như vậy, vô tình những bà vợ này đã cho chồng cái "đặc quyền" được lười biếng. Chồng lại càng cho rằng mình chẳng phải làm gì và không bao giờ có ý định giúp đỡ vợ nữa.
Một người vợ thông minh cần biết cách động viên chồng mỗi khi anh ấy chủ động giúp vợ san sẻ việc nhà. Dù anh ấy làm tốt hay không, hãy cứ tặng cho anh ấy những lời khen khích lệ, một cái ôm chặt đầy cảm kích hay một cái hôn cảm ơn để anh ấy cảm thấy hăng hái và có tinh thần giúp đỡ trong những lần tiếp theo.
3. Hạ thấp tiêu chuẩn
Bạn không nên áp đặt tiêu chuẩn của bạn với chồng. Bạn thử nghĩ xem, với một người mới "vào nghề" thì việc cọ nhà tắm không được sạch cho lắm, hay nấu cơm có chút sống, chút khê cũng đã là một thành công lớn rồi. Hãy "mắt nhắm mắt mở" mà chấp nhận thành quả lao động của anh ấy. Hoặc nếu muốn "khắc phục hậu quả" của những công việc anh ấy đã làm, hãy đợi khi anh ấy không biết mà lén lút sửa chữa lại. Đừng làm việc đó công khai trước mặt anh ấy. Đàn ông rất coi trọng sĩ diện, nếu bạn làm vậy chẳng khác nào tát thẳng vào mặt anh ấy cả. Anh ấy sẽ tự cho rằng bản thân mình chẳng làm gì nên hồn và sẽ tỏ thái độ bất hợp tác trong những lần tiếp theo.
4. Nếu chồng không chủ động, hãy trực tiếp yêu cầu
Việc đợi một ông chồng lười tự giác làm việc nhà là chuyện "nghìn năm mới gặp một lần". Vì vậy, bạn đừng mất công ôm hy vọng để rồi lại thất vọng. Nếu chồng không chủ động, bạn hãy trực tiếp yêu cầu chồng làm một số công việc trong nhà. Thực tế là có nhiều ông chồng khá vô tâm, họ không làm việc gì không phải vì họ thật sự lười, mà vì họ không biết việc để làm. Do đó, thay vì tự mình ôm đồm hết việc nhà rồi ôm theo cả một cực tức to đùng và trách chồng lười biếng, hãy chia sẻ công việc cho chồng, bằng cách yêu cầu chồng làm những công việc cụ thể gì. Và nhớ chú ý đến cách bạn yêu cầu chồng làm việc nhà! Hãy yêu cầu một cách nhẹ nhàng nhất có thể, để chồng vui vẻ làm mà không cảm thấy miễn cưỡng.
5. Đừng áp đặt thời hạn cho anh ấy
Nếu bạn áp đặt thời gian cho anh chồng lười biếng của bạn, anh ấy sẽ cảm thấy lời yêu cầu của bạn như một mệnh lệnh, mà chẳng có người chồng nào muốn phải chấp hành mệnh lệnh của vợ. Hơn nữa, đàn ông sẽ lựa chọn cách trốn tránh, nếu họ cảm thấy áp lực và không có cách nào để hoàn thành công việc trong một khung thời gian do bạn đặt ra. Hãy để anh hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian mà anh ấy cố gắng hết sức có thể. Nhiệm vụ của bạn lúc đó là đóng vai trò của một người cố vấn, chứ không phải là một giáo viên hay một giám sát viên.
6. Đừng giao một loạt các nhiệm vụ cùng lúc
Ông chồng bạn vốn đã lười biếng, nếu giao một loạt công việc cho chồng cùng lúc sẽ khiến chồng cảm thấy choáng ngợp và chưa làm đã thấy nản. Chồng bạn chỉ nghĩ thôi cũng đã thấy ngại vì công việc quá nhiều và không biết bắt đầu từ đâu, cho nên anh ấy sẽ lựa chọn không làm gì cả. Khi đó, coi như những cố gắng của bạn lại trở thành công cốc.
Hãy để anh ấy làm từng công việc một, và sau khi anh ấy hoàn thành, xem xét tâm trạng của chồng lúc đó thế nào rồi mới tiếp tục yêu cầu anh ấy làm công việc tiếp theo.
7. Dùng một số "chiêu trò" nếu cần
Nếu bạn đã ngọt nhạt khuyên nhủ, nhẹ nhàng thủ thỉ mãi rồi mà chồng vẫn không chịu thay đổi, đôi khi bạn vẫn cần sử dụng đến "chiêu trò". Giận dỗi, "chiến tranh lạnh" hay dùng phép "khích tướng" có thể giúp chồng bạn nhận ra anh ấy đã sai và cần phải thay đổi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng những biện pháp này, bởi nó có thể phản tác dụng nếu bạn làm không khéo. Hãy kiên quyết để anh ấy biết rằng bạn thực sự nghiêm túc trong vấn đề này, nhưng cũng đừng "được đằng chân, lân đằng đầu" mà làm quá lên. Chỉ sợ lúc đó "chiến tranh" thực sự diễn ra thì người chịu thiệt lại là chính bạn.
Dù bạn áp dụng bất kỳ lời khuyên nào ở phía trên thì hãy luôn nhớ rằng công cuộc "cải tạo" ông chồng lười biếng là một cuộc chiến trường kỳ. Bạn chỉ có thể làm dần dần từng bước. Nếu bạn thực sự quyết tâm và đủ kiên nhẫn, sau một thời gian bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi lớn của chồng. Chúc các bạn thành công!
Theo Danviet
Tuyệt chiêu trị bệnh lười của các ông chồng "Em tiện tay thì làm luôn hộ anh nhé", "Bẩn một tí có sao đâu", "Cứ để đấy mai anh làm"... là những câu chống chế quen thuộc của các ông chồng ngại việc nhà. Lấy chồng, người phụ nữ nào cũng mong có một điểm tựa bình an và gia đình luôn vui vẻ, nhưng không phải ai cũng được như ý...