Yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen và cách phòng ngừa
Thời tiết thay đổi, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều loại bệnh mạn tính.
Đặc biệt là người có bệnh hen phế quản (HPQ) do nhạy cảm với môi trường, mà việc dự phòng không tốt có khi dẫn đến khởi phát cơn hen ác tính sẽ hết sức nguy hiểm.
Những yếu tố làm khởi phát cơn hen
Hàng đầu là các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, da lông súc vật, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn… Một khi phế quản (hay mũi và mắt) bị viêm do tiếp xúc với tác nhân dị ứng thì việc tái tiếp xúc với những tác nhân dị ứng này thường gây nên các triệu chứng. Và những phế quản phản ứng quá mức này cũng có thể đáp ứng với những tác nhân kích thích khác như tập thể dục, nhiễm trùng… Sau đây là 2 loại tác nhân thường gặp:
Tác nhân dị ứng: phấn hoa theo mùa; bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng; thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành; các chất phụ gia như sulfite; các tác nhân có liên quan đến hóa chất công nghiệp. Khoảng 80% trẻ em và 50% người lớn bị HPQ đều có dị ứng.
Tác nhân kích thích: nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang; thuốc (aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid khác, thuốc ức chế thụ thể beta – thường được dùng để điều trị tăng huyết áp và một số bệnh tim); hút thuốc lá; bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD); các yếu tố ngoài môi trường như khói, thay đổi thời tiết, mùi diesel; các yếu tố trong nhà như nước sơn, bột giặt, khử mùi, hóa chất, nước hoa; tập thể dục: trong điều kiện lạnh và khô; các yếu tố liên quan đến nội tiết tố (hormon): ví dụ như hội chứng tiền mãn kinh.
Trong độ tuổi từ 2-6 tuổi thì HPQ thường có liên quan đến việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi, khói thuốc và nhiễm siêu vi đường hô hấp.
Ở những trẻ dưới 2 tuổi thì khó chẩn đoán HPQ một cách chắc chắn. Thở khò khè ở độ tuổi này có thể theo sau tình trạng nhiễm siêu vi đường hô hấp và thường biến mất sau đó mà không dẫn đến bệnh HPQ.
Tuy nhiên, HPQ có thể khởi phát trở lại vào độ tuổi trưởng thành. HPQ khởi phát ở người lớn thì thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn, hầu hết vào độ tuổi trung niên và thường theo sau một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Tác nhân kích thích đối với nhóm này về bản chất là thường không phải do dị ứng.
Video đang HOT
Một số yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen.
Nhận biết hen phế quản cấp
Cơn HPQ thường xuất hiện với các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, khó thở tăng dần. Cá biệt cũng có trường hợp bệnh nhân lên cơn co thắt dữ dội, suy hô hấp cấp và tử vong. Bệnh nhân khó thở khi thở ra, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo cơ hô hấp và đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè.
Bệnh nhân thở rất nặng nhọc, ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở. Bệnh nhân cũng thường có ho nhiều với đờm trắng, dính hoặc đặc quánh kèm theo; hoặc sốt cao và ho khạc đờm vàng nếu có nhiễm khuẩn (bội nhiễm).
Nghe phổi bệnh nhân thấy đầy tiếng ran (ran rít hoặc ran). Nếu không được xử trí, diễn biến của cơn hen sẽ nặng dần lên, chuyển thành nguy kịch với các dấu hiệu như mạch chậm rời rạc, tụt huyết áp, hôn mê, thở ngáp, nghe phổi “im lặng”. Có các dấu hiệu này đồng nghĩa với việc bệnh nhân sắp tử vong.
Cần làm gì để dự phòng và kiểm soát cơn hen?
Tuy không tuyệt đối, nhưng việc dự phòng sự xuất hiện của cơn hen là điều hoàn toàn có thể. Trước hết, đối với những người có nguy cơ cao bị hen (tính chất gia đình, cơ địa dị ứng…), nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá.
Người bị hen do gắng sức hoặc do thuốc tuyệt đối không vận động quá sức hoặc dùng lại những thứ thuốc mà trước đó đã khởi phát cơn hen. Người bị hen do nghề nghiệp tốt nhất nên chuyển đổi môi trường làm việc cho hợp lý hơn.
Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng cần thiết ở người đã từng bị hen và việc này càng nên được chú ý vào mùa lạnh. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, luyện tập thể lực nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa sự khởi phát của cơn hen.
Ở những người có nguy cơ cao hơn, nên sử dụng phác đồ thuốc dự phòng bao gồm thuốc giãn phế quản, corticoide dạng hít hoặc uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để dự phòng cơn hen.
Mẹ sính sữa ngoại "sang chảnh" con uống vào đi cầu ra máu
Theo trào lưu khoe con, khoe của nhiều người mẹ đang vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm khi sử dụng thực phẩm không phù hợp. Một cháu bé vừa nhập viện vì đi cầu ra máu sau thời gian dài uống sữa ngoại.
Tưởng yêu thương hóa ra hại con
Thông tin trên được Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng - Thực phẩm Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bên cạnh các yếu tố về môi trường, di truyền, vận động trong sự phát triển tầm vóc, thể lực và trí lực đối với mỗi người ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ông bố, bà mẹ đang hiểu chưa đúng về dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình nuôi dưỡng.
Không được bú mẹ trong những tháng đầu đời là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật cho con trẻ
BS Diệp chỉ ra, mới đây một bệnh nhi 6 tháng tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng đi cầu ra máu nhiều ngày. Khai thác bệnh sử ghi nhận, cha mẹ của bé vì kỳ vọng con sẽ tăng cân nhanh nên đã vào rất nhiều diễn đàn trên mạng xã hội. Được một số người mách có loại sữa của Nhật xách tay về rất tốt cho sức khỏe của trẻ và giúp trẻ tăng cân nhanh. Gia đình có điều kiện kinh tế, người mẹ không ngại tốn kém đã đặt mua về cho con sử dụng loại sữa "xịn nhất".
Tuy nhiên, sau khi mua và cho con uống được một thời gian thì cháu bé bắt đầu đi cầu ra máu. Thay vì đưa con đến bệnh viện kiểm tra, người mẹ lại tiếp tục lên mạng xã hội được chỉ cách để chữa bệnh kiết lỵ. Chữa trị bằng nhiều phương pháp nhưng bé hết đi cầu ra máu lại chuyển sang tiêu chảy. Lúc này gia đình mới tá hỏa cầu cứu bác sĩ.
Sau khi ngừng việc sử dụng loại sữa mua từ nước ngoài về thay thế bằng việc sử dụng các thực phẩm phù hợp khác thì chỉ trong thời gian rất ngắn, bệnh nhi đã hết tiêu chảy, hết đi cầu ra máu. Điều đó cho thấy, người mẹ đã sử dụng loại sữa không phù hợp với con mình dẫn tới các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Một trường hợp khác được BS Ngọc Diệp chia sẻ là bệnh nhi 18 tháng tuổi, quê Đồng Nai, được gia đình cho sử dụng sữa ngoại từ rất sớm. Bé khởi phát bệnh là tình trạng nhiễm trùng hô hấp, được điều trị bằng kháng sinh nhưng đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến bé đi tiêu ra phân sống nhiều năm liền. Tình trạng kéo dài khiến bé bị suy dinh dưỡng nặng, cơ địa suy kiệt, xanh xao khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. "Chúng tôi đã sử dụng và phối hợp rất nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên diễn tiến của bệnh nhi rất chậm" - BS Ngọc Diệp cho biết.
Dinh dưỡng cho trẻ cần những cha mẹ thông thái
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 4 triệu trẻ em đang bị suy dinh dưỡng ở thể thấp còi, thể nhẹ cân (chiếm hơn 20% trên tổng số trẻ). Trẻ em Việt Nam đang bị thiếu vi chất đặc biệt là thiếu sắt, thiếu I-ốt, kẽm, vitamin A. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì tình trạng thừa cân, béo phì kéo theo các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng nhanh với 15% trẻ em tuổi học đường bị tăng huyết áp, đái tháo đường ở nhóm thừa cân, béo phì.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, không có loại thức ăn hoặc sữa công thức nào có thể thay thế được
BS Ngọc Diệp chỉ ra, các vấn đề trên đều tác động xấu đến sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ của con trẻ. Nguyên nhân xuất phát từ kiến thức và thực hành của các ông bố, bà mẹ trong việc nuôi con. Hiện nay, nhiều người vẫn hiểu sai lầm cho rằng sữa ngoài hoặc sử dụng dinh dưỡng khác thay thế sẽ tốt hơn sữa mẹ. Nhiều gia đình vì quá bận rộn, không thể tự nấu ăn nên chọn giải pháp thay thế là mua thức ăn nhanh, mua sữa cho con uống thay bằng những thực phẩm ở tuổi ăn dặm.
Nhóm đối tượng trẻ nhỏ đang trong thời gian bú sữa mẹ, trẻ ở độ tuổi ăn dặm sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất. Theo BS Ngọc Diệp, hiện nay trên thị trường mênh mông các loại sản phẩm dành cho trẻ em, chỉ tính riêng về sữa đã là một ma trận, cha mẹ sẽ không biết nên cho con sử dụng sản phẩm nào. Hầu hết đều có tâm lý sữa ngoại đắt tiền hoặc sữa mang thương hiệu của các quốc gia... chắc là tốt. Tuy nhiên, sữa dành cho trẻ em nước ngoài và trẻ em Việt Nam sẽ có những công thức chuyên biệt bởi trọng lượng trung bình, hệ tiêu hóa có sự khác nhau".
Thừa cân, béo phì là 2 mặt đối nghịch có thể dễ dàng quan sát được trong bất kỳ nhóm trẻ em nào
Quan trọng hơn về mặt cấu trúc di truyền, người Việt Nam bị thiếu enzyme lactase để chuyển hóa đường lactose. Do đó, không phải cứ sữa nước ngoài, sữa đắt tiền là tốt với mọi trẻ em. Các ông bố, bà mẹ phải có sự thông thái khi lựa chọn sản phẩm cho con trẻ đặc biệt là sữa. Muốn lựa chọn đúng phải có kiến thức nền cơ bản về dinh dưỡng và cần có sự tìm hiểu, dùng thử sản phẩm để phù hợp với cơ địa của con mình, tránh những hệ lụy từ dinh dưỡng sẽ gây ra bệnh tật.
BS Ngọc Diệp khuyến cáo: "Không có loại thức ăn nào rẻ tiền, tốt nhất cho trẻ bằng sữa mẹ. Cần phải cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tiếp tục cho con bú trong thời gian ăn dặm cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ không chỉ giúp gia đình tiết kiệm được tiền bạc mà còn giúp trẻ giảm được các nguy cơ bệnh tật, tăng cường sự phát triển trí não, thể lực, cải thiện vóc dáng".
Ô nhiễm không khí giết chết bé gái hen suyễn Ella Kissi-Debrah, 9 tuổi, qua đời vì bệnh hen suyễn, được cơ quan điều tra kết luận do không khí ô nhiễm. Mẹ của Ella, Rosamund Kissi-Debrah, sau cái chết của con đã đấu tranh không ngừng nghỉ, kêu gọi đưa ra Đạo luật vì không khí sạch. Trước đó, cơ quan điều tra kết luận rằng mức độ ô nhiễm không khí...