Yếu tố nào giúp BTS gây tiếng vang tại Mỹ sau thất bại của SNSD, PSY?
Trước đây, nhiều ca sĩ, nhóm nhạc Hàn Quốc nỗ lực trong việc mở rộng sức ảnh hưởng của Kpop trên thị trường Âu Mỹ, tuy nhiên chưa ai đạt đến thành công vang dội như BTS.
Vào một buổi chiều mùa hè ẩm ướt ở New Jersey, hàng nghìn khán giả Mỹ cùng hét lên ngôn ngữ đến từ một đất nước xa xôi, cách nơi họ đang ở hàng nghìn km.
Những người hâm mộ âm nhạc Hàn Quốc tại Mỹ phủ kín trung tâm Prudential (Newark, New Jersey). Đám đông hát theo loạt ca khúc Kpop nổi tiếng của EXO, BlackPink, Twice, Red Velvet… và đến Fake Love của BTS, tiếng hò hét càng càng lớn hơn. Gần đó, một đám thiếu niên nhảy theo những màn vũ đạo của nhóm nhạc Kpop.
BTS và sự bùng nổ tại thị trường quốc tế
Khi sự kiện Kcon, sự kiện âm nhạc K-pop thường niên được Mnet Media tổ chức lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào năm 2012, nó đã thu hút hàng trăm người hâm mộ và những người dân địa phương tò mò. Con số đó đến hiện tăng lên hơn 125 nghìn.
Sự gia tăng lượng khán giả ở sự kiện phần nào phản ánh sự phát triển của Kpop ở thị trường phương Tây trong suốt những năm qua. Chỗ đứng của Kpop một lần nữa được củng cố vào 6/10, khi BTS trở thành nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên tổ chức đêm nhạc tại sân vận động Citi Field của New York (Mỹ). Hàng chục nghìn vé tham gia sự kiện này được tẩu tán chỉ trong vài phút.
Vào 12/9, BTS sẽ góp mặt trong đêm bán kết của chương trình America’s Got Talent phát sóng trên đài NBC.
Trước đó, ca khúc Fake Love của BTS ra mắt ở vị trí thứ 10 trên US Hot 100 của Billboard vào tháng 6/2018. Album Love Yourself: Tear thậm chí vươn lên vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard 200 với 135 nghìn bản bán ra trong tuần đầu tiên.
Tiếp theo đó, MV Idol của nhóm nhạc Hàn Quốc đạt 45 triệu lượt xem trong 24 tiếng đầu tiên, vượt qua kỷ lục của Look What You Made Me Do (Taylor Swift).
“Nếu để nói về cái tên đã tạo nên lối đi, xuyên qua mọi rào cản và tạo tiếng vang lớn, tôi nghĩ đó là BTS”, Phil Becker, phó chủ tịch nội dung của công ty phát thanh truyền hình Alpha Media nhận định.
BTS là trường hợp thành công nhất nhưng không phải duy nhất nếu nói về thành tích hiện tại của Kpop tại thị trường Âu Mỹ. Vào tháng 6, BlackPink cùng ca khúc Ddu-Du Ddu-Du vươn lên vị trí thứ 55 trên BXH Billboard Hot 100. Đây là thành tích cao nhất của một nhóm nhạc nữ không hát bằng tiếng Anh.
Hòa nhập chứ không hòa tan
Nhạc pop Hàn Quốc lần đầu gây tiếng vang tại nước Mỹ vào năm 2012, khi Gangnam Style của PSY – ca khúc có giai điệu sôi động cùng hình ảnh hài hước -góp mặt trong danh sách những MV đạt hơn 1 tỷ lượt xem. Đáng tiếc, từ nền tảng tưởng như không thể lung lay đó, PSY giảm dần danh tiếng ở Mỹ. Các ca khúc sau đó của nam rapper không thể vượt qua cái bóng quá lớn của Gangnam Style.
Trước đó, rất nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc cũng đã nỗ lực trong việc mở rộng sức ảnh hưởng của Kpop trên thị trường thế giới. 9 thành viên của Girls Generation ( SNSD) phát động chiến dịch quảng bá ca khúc The Boys bằng ba thứ tiếng Hàn, Anh và Nhật Bản, đồng thời ký hợp đồng với Interscope Records vào năm 2011. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành công như mong đợi.
Wonder Girls sau khi gây sốt nhờ bản hit Nobody cũng tích cực hoạt động tại thị trường Mỹ, thậm chí từng tham gia chuyến lưu diễn của Jonas Brothers. Tiếc thay, nhóm nhạc nhà JYP vẫn phải trở về Hàn Quốc trong tình huống thị trường quốc tế thì chưa gây dựng được chỗ đứng, trong khi danh tiếng trong nước ngày càng giảm nhiệt.
Wonder Girls đến giờ vẫn được nhắc đến như một thất bại trong số nghệ sĩ Hàn chinh phục thị trường Âu Mỹ.
Claude Kelly – nhạc sĩ, nhà sản xuất từng hợp tác với Bruno Mars, One Direction cũng như Girls Generation từng đặt câu hỏi về sự thất bại của Kpop trong quá khứ. “Họ đầu tư tiền bạc vào việc sản xuất, diễn tập… vậy tại sao, kết cục lại không thể tạo nên dấu ấn trong nền văn hóa Mỹ”.
Câu trả lời có lẽ là những nhóm kể trên đã cố gắng quá nhiều và quá sớm trong việc thu hút khán giả toàn cầu. Cả Wonder Girls và Girls Generation đều thực hiện phiên bản tiếng Anh cho ca khúc nổi tiếng của họ. Ngược lại, BTS tiếp tục hát bằng tiếng Hàn. Họ chinh phục khán giả phương Tây theo cách rất khác đàn anh, đàn chị.
“ Fake Love thật tuyệt vời đến nỗi bạn có thể nghe và thích mà không cần bận tâm đến lời bài hát. Album Love Yourself: Her của nhóm có sự hợp tác của Chainsmokers, Steve Aoki, Zedd và Ali Tamposi (người đồng sáng tác Havana của Camila Cabello và Stronger của Kelly Clarkson)”, Leslie Whittle, giám đốc chương trình phát thanh tại KRBE khen ngợi âm nhạc của BTS.
Thành công tại thị trường quốc tế, thế nhưng BTS vẫn đề cao cá tính, màu sắc riêng của nhóm cũng như Kpop.
Với ca khúc mới nhất mang tên Idol, BTS đề cao niềm tự tôn dân tộc bằng cách sử dụng điệu nhảy cổ của người dân Hàn Quốc, đồng thời pha trộn âm nhạc truyền thống Pansori. Bên cạnh đó, nhóm nhạc 7 thành viên cũng chú trọng yếu tố giao lưu văn hoá.
Ngoài việc kết hợp nhạc truyền thống với reggae – thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Jamaica, các thành viên sử dụng trang phục họa tiết Ankara, hình ảnh hươu cao cổ… để tạo nên tổng thể MV hài hòa nhiều yếu tố văn hoá. Sản phẩm vẫn giữ được màu sắc riêng của BTS, của Kpop nhưng lại dễ dàng chinh phục đối tượng khán giả quốc tế.
Đặc biệt, Idol còn có một phiên bản khác với sự góp giọng của rapper Nicki Minaj. Ca khúc này sau đó vươn lên vị trí số 11 trên BXH Billboard Hot 100.
Bằng cách trộn lẫn các thể loại văn hóa một cách hài hòa, các bài hát Kpop đổi mới nhạc pop theo hướng mới mẻ hơn. “Các ca khúc hiện giờ trong top 40 đều có nhịp điệu trung bình hoặc chậm, trong khi đó, ca khúc của ca sĩ Hàn Quốc lại khiến người nghe cảm thấy lạc quan và tích cực. Họ cũng rất chú trọng về sự hài hòa trong tổng thể ca khúc”, Leslie Whittle lý giải.
Bệ đỡ từ mạng xã hội
Nhà sản xuất nổi tiếng Steve Aoki chỉ ra rằng Kpop nói chung và BTS nói riêng sẽ không thể có được chỗ đứng ngày hôm nay nếu thiếu sự bùng nổ của mạng xã hội.
“Với sự phát triển của các trang mạng trực tuyến, người hâm mộ giờ đây có tiếng nói lớn. Đó là một trong những lý do giúp BTS thực sự trở thành hiện tượng. Người hâm mộ góp phần giúp nhóm thực hiện điều đó”, DJ nói về thành công của BTS.
Trên Soompi, một trong những cộng đồng Kpop trực tuyến lớn nhất, hoạt động từ năm 1998, đại đa số người hâm mộ không phải người Hàn Quốc. Người dùng của trang tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với số lượng bài viết lời bài hát, phân tích các video ca nhạc nổi tiếng…
Kristine Ortiz, một quản lý của Soompi nói: “Khán giả có được những trải nghiệm thú vị thông qua trang phục hay phần MV với những câu chuyện phức tạp của Kpop. Điều đó họ không được thấy nhiều trong âm nhạc phương Tây”.
Sắp tới, BlackPink sẽ hợp tác với ngôi sao 9X Dua Lipa, qua đó đến gần hơn với khán giả quốc tế.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về ngôn ngữ không hẳn là rào cản mà lại kích thích sự tìm hiểu, học hỏi của nhiều người hâm mộ quốc tế. Họ thậm chí thấy được sự thú vị từ những ca khúc tiếng Hàn, để rồi sau đó sẵn sàng học ngôn ngữ này để có thể “đào sâu” ý nghĩa các ca khúc cũng như phần giao lưu, phỏng vấn của thần tượng.
Theo Zing
SNSD - PSY - BTS 'băng băng' thẳng tiến Top 100 MV 'đỉnh' nhất thế kỷ 21
Tiếp tục là một thành tích giúp K-pop khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế!
Sáng ngày 2/8, Billboard đã chính thức công bố bảng xếp hạng "100 MV âm nhạc vĩ đại nhất thế kỷ 21" và trong đó, có tới 4 MV của K-pop góp mặt trong danh sách này. Các nghệ sĩ có MV xuất hiện trong bảng xếp hạng này lần lượt là: PSY, BTS, Girls' Generation và một cái tên khiến mọi người bất ngờ - Orange Caramel.
Girls' Generation.
PSY.
Orange Caramel.
BTS.
GEE - SNSD (2009)
Ở vị trí thứ 92 là MV của một trong những hit K-pop lớn nhất từ trước đến nay - ca khúc Gee của Girls' Generation. Gee là ca khúc chủ đề trong mini album đầu tay của SNSD được phát hành vào tháng 1 năm 2009. Ngay sau khi được ra mắt, ca khúc này đã giành được rất nhiều thành tích và đặc biệt là phá vỡ kỉ lục bài hát có số tuần đứng đầu liên tiếp nhiều nhất trên Music Bank với 9 tuần liên tiếp.
Hiện tại MV Gee đã thu về tới 211 triệu lượt xem trên Youtube.
BLOOD, SWEAT & TEARS - BTS (2016)
Không phải là Fake Love hay DNA, Blood Sweat & Tears mới là MV giúp BTS có được vị trí thứ 67 trong bảng xếp hạng này. Đây là ca khúc chủ đề nằm trong album phòng thu thứ 2 Wings của các chàng trai.
MV Blood Sweat & Tears - BTS.
MY COPYCAT - ORANGE CARAMEL (2014)
My Copycat của Orange Caramel đã xuất sắc vượt qua nhiều cái tên lớn để đứng ở vị trí thứ 48 trên bảng xếp hạng này. Orange Caramel là một nhóm nhỏ thuộc After School, nhóm gồm 3 thành viên: Raina, Nana và Lizzy và ra mắt vào ngày 16/6 năm 2010. My Copycat là ca khúc chủ đề nằm trong đĩa đơn thứ 4 của nhóm được phát hành vào ngày 18/8/2014.
MV My Copycat - Orange Caramel .
GANGNAM STYLE - PSY
Trong số các nghệ sĩ K-Pop xuất hiện trong bảng xếp hạng này, PSY là người có vị trí cao nhất khi MV Gangnam Style của anh đã xuất sắc đứng ở vị trí thứ 12. Điều này chắc chắn sẽ không làm ai ngạc nhiên vì Gangnam Style là một kiệt tác được coi là một trong những video ca nhạc vĩ đại nhất của thế kỷ 21. Hiện tại, MV này đã thu về 3,1 tỷ lượt xem trên Youtube.
MV Gangnam Style - PSY.
TẠM KẾT
Bên trên là 4 MV của Kpop xuất sắc lọt vào top 100 MV xuất sắc nhất thế kỷ 21 do Billboards bình chọn. Bạn thích MV nào nhất? Hãy bình chọn ngay dưới đây nha!
Theo Saostar
MV 3 năm tuổi đưa GOT7 gia nhập "biệt đội 200 triệu" của Kpop Cuối cùng thì GOT7 cũng đã có MV 200 triệu view đầu tiên trong sự nghiệp. Vào ngày 13/07/2015, GOT7 đã trình làng MV "Just Right", ca khúc chủ đề nằm trong mini album cùng tên của nhóm. Sau gần 3 năm phát hành, hôm nay 3/4, "Just Right" đã chạm tới cột mốc 200 triệu lượt xem trên Youtube. Với thành tích...