Yếu tố Mỹ trong việc thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ, hiệu ứng domino tăng lãi suất ở Nga và các nước mới nổi
Không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của môi trường tài chính bên ngoài, mà các thị trường mới nổi như Nga, Brazil… cũng đều đối diện với tình cảnh khó khăn tương tự.
Không riêng Thổ Nhĩ Kỳ, các nước thị trường mới nổi như Nga, Brazil… cũng đều đối diện với tình cảnh khó khăn tương tự.(Nguồn: Getty Images)
Ngày 22/3, thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra biến động mạnh, các loại tài sản tài chính đều bị bán tháo. Trên thị trường ngoại hối, đồng Lira mất giá mạnh, tỷ giá hối đoái quy đổi với đồng USD giảm 17%.
Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số XU100 lao dốc hai ngày liên tục, giảm tổng cộng hơn 15%, giao dịch bị gián đoạn cả ngày. Trên thị trường trái phiếu, trái phiếu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bị bán tháo, giá sụt giảm mạnh, trong đó lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng đột ngột 319 điểm phần trăm lên 17,25%, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong lịch sử.
Sau khi phe quân sự phát động cuộc đảo chính thất bại vào tháng 7/2016 đến nay, mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nhanh chóng. Mỹ rất nhiều lần trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế và thương mại, do đó nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng suy sút, chỉ số giá cả đứng ở mức cao trong suốt nhiều năm.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 của nước này tăng 15,61% (tính theo năm), chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 27,09%, tất cả đều ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 8/2019.
Để kiềm chế lạm phát, ngày 18/3, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nâng lãi suất cơ bản từ 17% lên 19%. Sau đó, ngày 20/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan ký sắc lệnh cách chức Thống đốc ngân hàng trung ương Naci Agbal.
Sau khi thông tin được công bố, thị trường ngày càng hoảng loạn, dẫn đến hoạt động bán tháo tài sản trên quy mô lớn diễn ra khi thị trường ngoại hối, cổ phiếu và trái phiếu mở cửa vào ngày đầu tuần (22/3).
Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mong manh
Việc Tổng thống Erdogan không hài lòng với quyết định tăng lãi suất và cách chức Thống đốc Naci Agbal chỉ là ngòi nổ dẫn đến sự biến động mạnh của thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, trên thực tế bản thân nền kinh tế nước này cũng hết sức mong manh.
Một mặt, ngân sách của Thổ Nhĩ Kỳ rất khó khăn. Dưới sự tấn công của đại dịch Covid-19, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại thâm hụt ngân sách tăng mạnh, nên đã không thông qua các biện pháp tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, mà quyết định hạ lãi suất ngân hàng, khuyến khích các thực thể kinh tế vay vốn ngân hàng. Nhưng cho dù như vậy, thâm hụt ngân sách năm 2020 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chiếm 3,4% GDP.
Video đang HOT
Mặt khác, tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến mức thâm hụt kéo dài và phải gánh các khoản nợ quốc tế khổng lồ. Trong quá trình phát triển kinh tế, tình hình mất cân bằng thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ nổi cộm, quy mô nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu trong thời gian dài dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai dài hạn.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2020 của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 5,3% GDP.
Trong quá trình xây dựng kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ lệ thuộc cao độ vào nguồn vốn bên ngoài, dẫn đến tình trạng quy mô nợ lớn hơn quy mô dữ trữ ngoại tệ. Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, tính đến quý III/2020, tổng nợ nước ngoài của nước này là 435,1 tỷ USD. Ngược lại, tính đến tháng 1/2021, dự trữ ngoại tệ của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là 51,9 tỷ USD.
Cùng với giá cả hàng hóa chiến lược toàn cầu tăng mạnh, lãi suất dài hạn với đại diện là lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng gia tăng, khiến môi trường tài chính bên ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nhanh chóng. Sức mua của đồng nội tệ suy giảm, đồng thời chi phí huy động vốn tăng mạnh.
Tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai cao, kết hợp với môi trường tài chính quốc tế hiện nay đã gia tăng áp lực lên đồng Lira trong thời gian gần đây, và cuối cùng sự kiện Thống đốc Naci Agbal bị cách chức đã thổi bùng tâm lý thị trường.
Thế khó của các nước thị trường mới nổi
Không chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của môi trường tài chính bên ngoài, mà các nước thị trường mới nổi như Nga, Brazil… cũng đều đối diện với tình cảnh khó khăn tương tự.
Trong thời gian dịch bệnh, các nền kinh tế phát triển của Mỹ và châu Âu đã bơm một lượng lớn thanh khoản vào thị trường.
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), tháng 2/2021, chỉ số giá lương thực quốc tế tăng 26,5% (tính theo năm), sau 9 lần tăng liên tiếp, chạm đến mức cao nhất kể từ tháng 7/2014. Trong đó, giá cao lương, ngô, lúa mỳ quốc tế lần lượt tăng 82,1%, 45,5% và 19,8% so với cùng kỳ năm trước.
Để kiềm chế lạm phát, ngày 18/3, Ngân hàng trung ương Brazil đã tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm phần trăm lên 2,75% từ mức thấp lịch sử 2% trước đó, đồng thời cho biết có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng 5.
Ngày 19/3, Ngân hàng trung ương Nga cũng tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm lên 4,5%, đồng thời cho biết sẽ bắt đầu khôi phục chính sách tiền tệ trung tính, có thể tăng lãi suất 75 điểm phần trăm trở lên trong năm nay.
Ngoài ra, việc lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cũng đang thúc ép các thị trường mới nổi đưa ra biện pháp ứng phó. Gần đây, nhìn chung tỷ giá hối đoái so với đồng USD của đồng tiền tệ các nước trong thị trường mới nổi đang chịu sức ép.
Để gia tăng sức hấp dẫn của đồng nội tệ, ngân hàng trung ương các nước thị trường mới nổi có thể phải thông qua hình thức tăng lãi suất để củng cố dòng vốn quốc tế chảy vào nước mình trong thời kỳ thanh khoản dồi dào vì dịch bệnh.
Một số chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, nhìn chung các thị trường mới nổi đang tồn tại rủi ro chính sách tiền tệ, kỳ vọng siêu lạm phát và đồng tiền mất giá rất dễ tác động chồng chéo lẫn nhau.
Theo đó, cùng với tình hình dịch bệnh của Mỹ dần được kiểm soát, kỳ vọng tăng lãi suất cũng dần nâng cao, các thị trường mới nổi từng bước khởi động lộ trình tăng lãi suất để ngăn chặn dòng vốn xuyên biên giới tháo chạy, ngăn chặn vòng xoáy tiêu cực của lạm phát và đồng tiền mất giá.
Dự đoán, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga đã tăng lãi suất, thì các thị trường mới nổi khác như Nam Phi, Nigieria, Thái Lan… cũng có thể hành động theo.
Chi phí “xả lũ” của các nền kinh tế phát triển Mỹ và châu Âu thường chuyển cho các nước đang phát triển và hiện nay quá trình chuyển giao này đang diễn ra, hơn nữa các nước thị trường mới nổi bị ép buộc tăng lãi suất nên có thể gián đoạn các bước phục hồi kinh tế.
Theo Ziad Daoud, nhà kinh tế trưởng phụ trách các thị trường mới nổi của Bloomberg , thời cơ chuyển hướng chính sách tiền tệ của các thị trường mới nổi không lý tưởng, bởi phần lớn nền kinh tế của các nước thị trường mới nổi chưa hoàn toàn phục hồi từ đợt suy thoái trong dịch bệnh.
Mỹ âm thầm rút 1/3 số bom hạt nhân khỏi châu Âu
Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã âm thầm đưa gần 50 quả bom hạt nhân B61 khỏi các kho chứa ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ hiện còn khoảng 100 đầu đạn hạt nhân ở hai khu vực trên.
Bom hạt nhân B61. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik (Nga), báo cáo của một tổ chức có tên Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho biết thay đổi này đã được đề cập gián tiếp trong các báo cáo giải mật gần đây. Theo đó, các đầu đạn hạt nhân được đưa đi chỗ khác nhưng các quan chức Mỹ không thông báo về thay đổi số vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu.
Cụ thể, theo báo cáo hồi tháng 1, kho bom hạt nhân B61 của Mỹ ở 5 nước châu Âu đã giảm từ 150 xuống còn 100.
Số bom hạt nhân này được đặt ở Italy (căn cứ Aviano và Ghedi), Đức (căn cứ không quân Buchel), Bỉ (căn cứ Kleine Brogel), Hà Lan (căn cứ Volkel) và Thổ Nhĩ Kỳ (Incirlik).
Các nhà nghiên cứu cho rằng số lượng giảm là do giảm không gian chứa ở Aviano và Incirlik. Khoảng 130 quả bom B61 hiện được đặt ở các căn cứ Mỹ và sẵn sàng cho các hoạt động ở châu Á cũng như địa điểm khác ngoài châu Âu.
Báo cáo cũng cho thấy số bom hạt nhân Mỹ tại căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm từ 50 xuống 20 do lo ngại an ninh sau vụ đảo chính bất thành năm 2016.
Nhiều năm qua, Nga đã kêu gọi Mỹ và đồng minh đưa mọi vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu. Các quan chức Nga và châu Âu đều cho rằng số vũ khí này là tàn dư của Chiến tranh Lạnh.
Nga cũng chỉ trích khái niệm của NATO về chia sẻ hạt nhân, tức là cho phép đồng minh không có năng lực hạt nhân tham gia lập kế hoạch cho các hoạt động sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nga cho rằng ngoài việc gia tăng căng thẳng và hoài nghi trong quan hệ Nga-NATO, động thái chia sẻ hạt nhân này còn vi phạm Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Các nguồn tin ở chính phủ Nga cho biết Nga chưa được thông báo gì về thay đổi trong kho hạt nhân ở châu Âu của Mỹ.
Xem video máy bay F-35 Mỹ thử nghiệm thả bom hạt nhân B61-12 (nguồn: Sputnik)
Ông Evgeny Buzhinsky, Trung tướng nghỉ hưu Lực lượng Vũ trang Nga, cho biết ông không tin vào khả năng Mỹ rút hoàn toàn bom hạt nhân khỏi châu Âu, nhưng nói thêm rằng nếu phía Nga có thể xác minh Mỹ giảm lượng đầu đạn hạt nhân ở châu Âu, điều này có thể dẫn tới thay đổi trong lựa chọn mục tiêu tấn công trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Quân đội Mỹ cam kết nâng cấp kho bom B61 giữa những năm 2010, chuyển sang chế tạo loại bom nhỏ hơn có tên B61-12. Gần đây, bom này được thử nghiệm ở Nevada. Khoang chở vũ khí của máy bay F-35 có thể mang theo loại bom này. B61-12 có 4 lựa chọn về đương lượng nổ: 0,3 kiloton; 1,5 kiloton; 10 kiloton và 50 kiloton. Quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945 có đương lượng nổ là 15 và 18 kiloton.
Từ năm 2016, Mỹ bắt đầu chi 1,2 nghìn tỷ USD trong 30 năm để nâng cấp kho hạt nhân. Chi phí đã đội lên tới 1,7 nghìn tỷ USD thời ông Trump khi ông thúc đẩy chi tiêu thêm cho vũ khí hạt nhân cực nhỏ và tên lửa hành trình phóng từ biển.
Đầu tháng này, các đồng minh của Tổng thống Joe Biden ở Quốc hội đã trình dự luật đề xuất bỏ một số khoản mà ông Trump đã bổ sung.
Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở Tây Âu trong những năm 1950, tăng kho vũ khí lên 8.000 đầu đạn vào đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh. Số vũ khí hạt nhân ở châu Âu giảm mạnh những năm 1990 nhưng chưa bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn.
Vaccine COVID-19 của Trung Quốc đã có mặt ở đâu? Các lô hàng vaccine COVID-19 mà Trung Quốc gưi ra nước ngoài là để chứng minh hiệu quả của nươc nay trong chống đại dịch COVID-19 và nâng cao uy tín của các công ty công nghệ sinh học trên thị trường toàn cầu. Cac nhân viên bôc dơ lô hang vaccine Sinopharm cua Trung Quôc tai sân bay Budapest, Hungary. Ảnh: AFP...