Yêu thương con thế nào mới đúng cách?
Quan tâm, chăm sóc, nuôi dạy và yêu thương con là đặc quyền hiển nhiên của bậc cha mẹ, nhưng liệu rằng bao nhiêu người yêu thương con đúng cách?
Món quà đẹp nhất cho trẻ con không gì hơn là yêu thương đúng cách. Dưới đây là vài chia sẻ dù khá phổ biến nhưng không phải phụ huynh nào cũng để ý và áp dụng.
Con khổ, cha mẹ cũng mệt mỏi, thì lấy sức đâu mà thương nhau. Hình minh họa.
Áp đặt hay nuông chiều?
Câu trả lời mà nhiều phụ huynh gật đầu là “còn tùy…”. Có những chuyện, trẻ không lường trước được nguy hiểm, hậu quả… cha mẹ phải hướng dẫn trẻ hoàn toàn, để trẻ tuân thủ các yêu cầu như: không chạm vào ổ điện, không nhảy từ cao xuống, không đùa giỡn với vật sắc nhọn…
Việc hướng dẫn này phải đi kèm lời giải thích thuyết phục, rõ ràng, đôi lúc cần nghiêm giọng nhưng tuyệt nhiên không nạt nộ, quát tháo và thách thức con. Ngược lại, lúc con bệnh, việc chiều chuộng như ôm ấp con, cho con ăn món yêu thích thì cha mẹ nỡ nào nói “không”.
Video đang HOT
Hiểu và tôn trọng Hiểu ở đây không thể qua loa mà cần bắt đầu từ việc tìm hiểu các đặc điểm tâm, sinh lý của con mình theo từng lứa tuổi. Tuổi mầm non thì thích gì, tiểu học có đặc điểm thể chất, tâm lý nào quan trọng. Dựa vào đó mà giải thích các thay đổi của con. Đôi lúc ba tuổi thấy con “cà chớn”, “bướng bỉnh” rồi rầy la hay tỏ ra bất lực chỉ vì không hiểu trẻ đang bước vào giai đoạn muốn độc lập, một số đang rơi vào “khủng hoảng tuổi lên ba”. Ấy thế mà, khi tham gia các lớp tập huấn, hỏi phụ huynh tại sao lại rầy con, sao không hướng dẫn con… thì họ bảo “sợ chiều nó hư, không có thời gian để giải quyết việc đó, đâu có ai chỉ đâu mà biết”, cứ cảm tính mà dạy… Con khổ, cha mẹ cũng mệt mỏi, thì lấy sức đâu mà thương nhau? Nên đi học hoặc gối đầu giường các quyển sách liên quan đến tâm lý học phát triển, tâm lý lứa tuổi phù hợp với tuổi con mình để biết mình đi đúng hướng chưa.
Làm gương
Hầu như hội thảo, chuyên đề nào tôi khảo sát thử thì số cánh tay giơ lên thừa nhận “có vi phạm” nguyên tắc này đều trên 60%. Ở trường, thầy cô dạy tôn trọng người lớn, nhường nhịn em nhỏ, nhưng ở nhà cha mẹ “bỗng nhiên quên mất”, có khi lớn tiếng với ông bà nội, ông bà ngoại, hoạnh họe con cháu… Đến khi đứa trẻ tỏ ra “bất bình” bảo “nhiều chuyện, con nít không có xía vô”… “Con hư” là tại người lớn, tại xã hội có quá nhiều người không làm “tấm gương” cho trẻ noi theo. Thống nhất Thi thoảng, cả nhà cãi nhau vì con đòi thứ này, muốn thứ kia. Chồng trách vợ, vợ đổ lỗi chồng, cả nhà quay sang bảo tại bà nội, tại ông ngoại… dạy hư con. Không ai chịu thua ai, dạy dỗ không thống nhất, “ông đấm, bà xoa” thì đứa trẻ cứ dựa dẫm người nào khiến chúng cảm thấy an toàn, được che chở, bất kể đúng, sai. Trong nhà, từ già đến trẻ phải đồng lòng với nhau trong việc dạy con cái gì, dạy thế nào. Việc gì chưa đúng là phải sửa, việc gì con làm tốt thì nên khen. Đừng kiểu mẹ vừa nghiêm mặt, con khóc ré lên, ông bố lại ôm con vỗ về “nghỉ chơi, bo-xì mẹ đi, bố thương, bố thương”. Ông bà cũng tương tự, vì thương nên hay bênh cháu, nó quen đến lúc nó hư, cứ sà vào lòng ông bà là xong chuyện. Đương nhiên, điều này khó lòng hình thành cho trẻ những tính cách tốt đẹp, đúng mực, trẻ cũng loạn lên vì không biết theo ai, bỏ ai. Con trở thành một “sản phẩm thập cẩm” của môi trường giáo dục gia đình đầy mâu thuẫn bằng những lẽ yêu thương cảm tính.
Làm sao để đứa trẻ dễ chịu và ngoan ngoãn nghe lời? Hình minh họa.
Đặt ra giới hạn
Nhiều cha mẹ đau đầu vì “cai nghiện” ti-vi, máy tính, điện thoại cho con khi lỡ cho con tiếp xúc các phương tiện này từ sớm. Ngoài ra, cũng cực kỳ vất vả khi xử lý chuyện ăn vạ của con khi đòi hỏi thứ này, cái kia mà không được đáp ứng. Nhiều lúc thấy con khóc, xót quá lại chiều. Một, hai, ba… rồi cả chục lần thì coi như “đầu hàng số phận”, cứ chạy theo con. Một trong những mấu chốt dẫn đến việc “dạy hư con” là không đặt ra giới hạn, không quyết liệt dạy con tuân thủ nguyên tắc. Chẳng hạn, muốn con xem ti vi 30 phút và hết 30 phút đến tắt ti vi cái rụp… trong khi trẻ đang xem dở, đang cảm xúc hứng khởi thì bị bẻ gãy cảm xúc, nó khóc, giận dỗi, thậm chí thấy tổn thương vì cha mẹ quá đáng. Làm vậy, sao đứa trẻ nó phục, nó dễ chịu và ngoan ngoãn nghe lời? Cha mẹ có thể thay đổi bằng việc thông báo “con được xem ti vi 30 phút nhé”, còn 15 phút nhắc, 10 phút nhắc, 5 phút nhắc: “con còn 5 phút nữa nhé” thì đến lúc hết giờ trẻ đỡ hụt hẫng hơn khi bị cha mẹ tắt ti vi, thậm chí lâu ngày quen nếp trẻ tự tắt ti vi khi hết thời lượng cho phép. Cách này có thể áp dụng cho những điều khác nữa như: “Hôm nay, bố mẹ khá bận, chúng ta chỉ đi khu vui chơi mà không đi siêu thị con nhé!”; “Bố sẽ tặng con một viên kem vào cuối tuần nhé!”. Khi trẻ được biết giới hạn chỉ là một viên kem, chỉ đến khu vui chơi mà không đi siêu thị thì chúng tự “biết thân biết phận” hoặc cha mẹ cũng đỡ phải giải thích bởi “luật” đã được thông báo trước đó. Từ đó, chuyện dạy con dễ dàng hơn.
Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân (Giảng viên Trường đại học Sư phạm TP.HCM)
Theo Báo Phụ Nữ
Vợ tôi đòi làm "bá chủ" trên giường
Không biết từ bao giờ, vợ tôi cho mình cái đặc quyền là nếu vợ không muốn thì có quyền từ chối, nếu vợ muốn thì chồng phải đáp ứng.
Đó là khởi đầu cho những chuỗi ngày mà vợ làm "bá chủ" trên giường - Ảnh minh họa
Ngay từ khi mới cưới, tôi đã thấy cô ấy mắc bệnh "đỏng đảnh" trong "chuyện ấy". Tôi nhớ rất rõ cái đêm mà người đời gọi là "tân hôn" ấy. Khi háo hức chốt cửa, mắt sáng rực nhìn chằm chằm vào cơ thể tân nương, nàng bảo tôi quay mặt đi "nhìn gì mà nhìn", sau đó thay đồ là lên giường... đi ngủ. "Ôi, cưới với chả xin, mệt chết đi được". Nàng than một câu rồi nằm im như khúc gỗ, một lúc sau thấy thở đều đều. Nàng đã ngủ.
Tôi loay hoay bên cạnh nàng, những muốn "đánh động" nhưng lần nào động vào người cũng bị nàng hất ra: "Để yên cho em ngủ, đừng có hâm". Cuối cùng tôi cũng đành bấm bụng ngủ đến gần sáng thì bị nàng lôi cổ dậy, mắt nhắm mắt mở. "Dậy, vợ chồng mình... tân hôn thôi". Tôi cố nài: "Anh mệt quá, anh ngủ thêm tí nữa rồi mình tân hôn". "Vớ vẩn, gần sáng rồi đấy, dậy mau". Thế là "đêm tân hôn" diễn ra trong sự ngái ngủ và uể oải của tôi và sự khí thế của vợ.
Đó là khởi đầu cho những chuỗi ngày mà vợ làm "bá chủ" trên giường. Mỗi lần muốn yêu là dù tôi có mệt mỏi, say rượu, không có tâm trạng hay đôi khi... ốm dở cũng phải "chiều" vợ cho bằng được, nếu không là vợ mang bộ mặt nặng trịch rồi bắt đầu bóng gió xa xôi rằng đã chán vợ, có bồ.. đủ thứ. Ừ thì mệt đến mấy cũng cố làm một "nháy" cho xong, coi như trả bài.
Ấy thế nhưng lúc vợ không muốn thì có năn nỉ thế nào cũng chỉ nhận được một câu: "hâm à, đang mệt". Sự cộc cằn của vợ khiến tôi ngán ngẩm, nhưng đổi lại vợ lại sống tình cảm, biết chăm chút cho chồng con, biết vun vén cho gia đình... thế nên dù vẫn bị "dội nước lạnh", tôi vẫn yêu vợ.
Nhưng sự chờ đợi, chiều chuộng cũng có thời kỳ của nó. Khi có tuổi, tôi bắt đầu thấy uể oải thật sự. Nhiều lúc cố "trả bài" cũng không xong vì không có hứng, cho nên nhiều lần thất bại khiến vợ càng bực bội. Đã bực thì cô ấy "treo niêu" luôn cả tháng. Mà lúc mình có ham muốn thì vẫn bị vợ trừng phạt nên chẳng có cơ hội "sửa sai".
Chuyện ấy dần đi vào trục trặc, giống như trả đũa nhau vậy. Tôi cũng tỏ ra "cóc cần" nếu vợ không đáp ứng. Vợ thì ra sức kéo dài lệnh "giới nghiêm" nếu tôi phạm lỗi chưa đi chợ đã hết tiền.
Thiết nghĩ, vợ tôi nên biết trong chuyện ấy cần phải có sự hợp tác, có đi có lại, chứ không thể "độc quyền" như thế được. Tuổi càng cao, nhu cầu sinh lý càng ít đi, vậy mà còn chẳng "tạo điều kiện" cho nhau hoàn thành nhiệm vụ thì trước sau gì cũng đi "nguội lửa".
Theo GĐVN
Vợ phải có 6 đặc điểm này mới được chồng chiều chuộng cả đời, ai không được 3 điều hãy cẩn thận Trong mắt đàn ông một người vợ phải đạt được 6 đặc điểm này mới xứng đáng được yêu thương, nếu không đừng hỏi vì sao bị chồng lạnh nhạt. Phụ nữ nhiều người cứ thắc mắc vì sao chồng luôn vô tâm, lạnh nhạt với mình mà không tự kiểm chứng xem vì sao chồng lại thay đổi như thế. Bạn hãy...