Yêu thế nào để không vướng vòng lao lý
Tùy theo mức độ mà hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.
Hình minh họa.
Hỏi: Em là sinh viên một trường cao đẳng, bạn gái em 15 tuổi đang là học sinh. Tối thứ bảy tuần trước, lần đầu tiên hai đứa bọn em đã có hành vi “quá đà” khi trút bỏ trang phục và âu yếm nhau nhưng mới chỉ là ôm ấp, vuốt ve sơ sơ bên ngoài thôi chứ chưa “vượt rào”.
Nhưng em vẫn thấy lo lắng, bất an chỉ vì bạn gái em chưa đủ 16 tuổi. Xin hỏi em làm như vậy với bạn gái có vi phạm gì không, và liệu hành vi của em có bị pháp luật xử lý? (Bạn Hồng Thanh, 19 tuổi, ở Hải Dương).
Trả lời: Bạn Thanh thân mến! Không phải cứ quan hệ tình dục với bạn gái dưới 16 tuổi mới lo sợ bị pháp luật xử lý mà trong một số trường hợp nhất định, hành vi mới chỉ sơ sơ bên ngoài cũng có thể phạm tội…
Vì bạn là người đã thành niên, còn người yêu của bạn mới 15 tuổi- vẫn còn trong độ tuổi trẻ em, một chủ thể đặc biệt được pháp luật hình sự bảo vệ.
Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm mà khách thể là trẻ em; tùy theo mức độ của hành vi mà có thể bị xử lý về các tội như hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc dâm ô đối với người dưới 16 tuổi…
Trong tình huống của bạn, mặc dù các bạn “chưa vượt rào” nhưng hành vi của bạn có dấu hiệu của tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” quy định tại Khoản 1 Điều 146 BLHS 2015: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Hành vi dâm ô đối với trẻ em được hiểu là hành vi của một người đã thành niên thực hiện hành động có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình, dù không nhằm mục đích để được giao cấu với nạn nhân.
Nếu hành vi dâm ô với trẻ em xảy ra nhiều lần, đối với nhiều người, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 3-7 năm; nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hình phạt có thể lên tới 12 năm tù.
“Tình yêu không có tuổi” nhưng trong pháp luật hình sự thì quy định rất rõ về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của công dân cũng như độ tuổi nào được pháp luật bảo vệ đặc biệt để ngăn chặn những tác nhân xâm hại từ bên ngoài.
Không ai có quyền can thiệp, cấm đoán các bạn yêu nhau nhưng hãy giữ gìn, chừng mực trong giới hạn mà pháp luật cho phép và hãy hướng tới một tình yêu có lý tưởng, trong sáng, lành mạnh.
Hỏi: Vừa qua cô con gái 19 tuổi của tôi có tâm sự về chuyện bị bạn trai cùng chỗ làm chuốc rượu để chiếm đoạt thân thể cháu, sau chuyện đó hắn ta có ý lạnh nhạt khiến cháu rất buồn và suy sụp. Tôi thương con gái bao nhiêu thì càng hận gã khốn đó bất nhiêu.
Tôi muốn gặp hắn ra để nói chuyện, buộc hắn phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình hoặc tố cáo hắn ra pháp luật nhưng con gái tôi lại không đồng ý. Xin hỏi trong trường hợp này tôi có thể yêu cầu pháp luật xử lý hành vi của gã trai đốn mạt đó không? (Bà Vũ Hậu, 48 tuổi, ở Hải Phòng).
Trả lời: Theo bà trình bày thì hành vi của thanh niên kia dùng thủ đoạn chuốc cho con gái bà say rượu để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với cháu có dấu hiệu phạm tội Hiếp dâm theo Khoản 1 Điều 141 BLHS 2015.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì hành vi này chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Nếu người bị hại đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên họ là người duy nhất có quyền quyết định việc yêu cầu khởi tố hoặc không yêu cầu khởi tố đối với vụ án mà bản thân họ bị xâm hại.
Nếu trường hợp người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố.
Trong sự việc trên, con gái bà là người bị hại nhưng cô ấy lại không đề nghị khởi tố bạn trai nên bà cũng không có quyền yêu cầu khởi tố về hành vi hiếp dâm đối với thanh niên kia.
Vậy nên bà hãy động viên con gái hãy khép lại và quên đi sự việc, coi đó là bài học đầu đời đối với cháu, hoặc coi như cháu chẳng may gặp một tai nạn.
Phía trước cháu vẫn còn tương lai tươi đẹp, sẽ gặp được nhiều người tốt nên hãy tự tin bước sang quãng đời mới với những bước chân can đảm và thận trọng hơn.
Hỏi: Tình cờ vợ chồng tôi mới phát hiện ra việc cậu con trai 17 tuổi của chúng tôi đã “làm chuyện người lớn” với bạn gái 15 tuổi học cùng lớp với cháu.
Biết chuyện đó vợ chồng tôi rất lo lắng, một mặt vừa khéo léo khuyên bảo, góp ý với con trai mình và một mặt chúng tôi tìm cách phối hợp với gia đình cháu gái kia để xử lý tình huống. Nhưng chúng tôi cũng đang băn khoăn, sợ gia đình cháu gái kia biết chuyện sẽ đề nghị “bỏ tù” con trai tôi.
Xin luật sư cho biết liệu hành vi của con trai tôi có bị pháp luật xử lý? Và “vượt rào” trong trường hợp nào thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? (Anh Đỗ Bảo Hà, 44 tuổi ở Lâm Đồng).
Trả lời: Theo những thông tin mà anh cung cấp, thì người yêu của con trai anh là một cháu gái 15 tuổi có sự phát triển bình thường về thể chất và tâm thần; việc quan hệ tình dục giữa cậu con trai 17 tuổi của anh và cô bé này là hoàn toàn thuận tình, không có việc lừa gạt, cưỡng ép.
Do đó, hành vi của con trai anh không có dấu hiệu của các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm trẻ em. Bởi vì hành vi khách quan của các tội trên là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, hoặc dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người lâm vào tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu.
Hiện con trai anh mới 17 tuổi, vẫn chưa thành niên nên hành vi giao cấu thuận tình với bạn gái 15 tuổi cũng không thỏa mãn yếu tố về chủ thể trong cấu thành tội “Giao cấu với người dưới 16 tuổi”. Vì theo Điều 145 BLHS quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi… thì bị phạt tù từ 1-5 năm.”.
Từ những phân tích trên thấy rằng, hành vi của một thanh niên 17 tuổi giao cấu thuận tình với bạn gái 15 tuổi thì không phạm vào một điều luật nào mà Bộ luật Hình sự quy định nên cháu sẽ không bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, con trai anh và bạn gái của cháu vẫn đang ở lứa tuổi còn quá trẻ, chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức và thể chất nên việc bọn trẻ có quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và tâm sinh lý sau này cho cả hai.
Vậy nên anh hãy khéo léo góp ý, giáo dục con, đồng thời bàn bạc phối hợp với gia đình cháu gái kia để hướng cho các cháu đến một quan hệ trong sáng, lành mạnh, tránh tình trạng tình yêu “chín ép” sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Hỏi: Em 24 tuổi, chưa kết hôn lần nào. Bạn trai hơn em 8 tuổi, đã ly thân vì bà vợ quá ghê gớm, hiện anh ấy đang chờ giải quyết ly hôn để cưới em. Anh ấy nói đằng nào bọn em cũng cưới nhau nên thuyết phục em về chung sống với anh ấy như vợ chồng.
Nhưng em sợ bà vợ ghê gớm của anh ấy biết chuyện sẽ đến đánh ghen. Xin hỏi trường hợp này bọn em chung sống với nhau có hợp pháp không, nếu vợ anh ấy đến gây lộn, quan hệ của bọn em có được pháp luật bảo vệ? (Bạn Đỗ Bảo Anh, ở Nam Định).
Trả lời: Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Nghiêm cấm người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Hiện tại bạn trai của em mới đang ly thân, chưa ly hôn nghĩa là anh ấy vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân với vợ. Nếu anh ấy có hành vi chung sống với em như vợ chồng là vi phạm điểm c, khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ kể trên, thậm chí hành vi của hai người còn có dấu hiệu vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Tùy theo mức độ mà hành vi chung sống như vợ chồng với người đang có vợ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình có quy định:
Phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng đối với hành vi đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ; đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Nếu hành vi đến mức bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” thì mức hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, nặng nhất có thể đến 3 năm tù.
Vậy nên em hãy tạm hoãn việc chung sống như vợ chồng để chờ bạn trai giải quyết dứt điểm quan hệ hôn nhân với người vợ. Chúc em sáng suốt, thận trọng và may mắn trên con đường hạnh phúc.
Quỳnh Lưu (thực hiện)
Theo phapluatplus
Tranh cãi quy định nuôi voi có thể bị khởi tố
Nhiều ý kiến cho rằng nếu TAND Tối cao hướng dẫn máy móc thì những người nuôi voi, trưng bày ngà voi đều có thể bị xử lý hình sự.
Đây là nội dung quan trọng tại hội thảo tham vấn đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về các tội liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD), động vật nguy cấp, quý, hiếm. Hội thảo này do TAND Tối cao phối hợp cùng Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (Change) và tổ chức Cứu trợ hoang dã (WildAid) vừa tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk.
Trưng ngà voi có thể bị khởi tố?
Cụ thể, Điều 3 dự thảo nghị quyết quy định: Kể từ 0 giờ ngày 1-1-2018, người có hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm (như ngà voi - PV) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 BLHS 2015.
Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng Hoàng Thị Minh Hương cho biết ở địa phương này có nhiều rừng như rừng quốc gia Cát Tiên. Nhưng trong bốn năm trở lại đây, tòa tỉnh chỉ xử được hai vụ liên quan đến vụ nuôi sống nhốt và tàng trữ bộ phận cơ thể động vật.
Bà Hương dẫn chứng một người đồng bào đi vào rừng bắt được con khỉ, định đem về nấu cao. Trên đường đi, người nông dân khác thấy nó đẹp quá nên mới mua lại về nuôi cho bú sữa bình, mặc quần áo, hằng ngày đi đâu thì cho con khỉ này đi cùng. Một hôm có người trong gia đình anh này đi bệnh viện thì mới nhốt con khỉ ở nhà. Anh kiểm lâm đi ngang qua thấy vậy mới bắt mang về chi cục. Hay tin, anh nông dân đến đòi về thì bị khởi tố hình sự vì đây là con chà vá, nằm trong danh mục động vật quý hiếm chứ không phải là con khỉ.
Người nông dân bị tòa cấp sơ thẩm xử tù giam nên đã kháng cáo xin được hưởng án treo. TAND tỉnh Lâm Đồng sau đó đã sửa án sơ thẩm cho anh này được hưởng án treo vì cấp sơ thẩm xử tù giam là quá máy móc. Bởi nếu bị cáo không mua thì con khỉ này đã bị nấu cao, chứ họ đâu biết rằng đây là con chà vá thuộc động vật quý hiếm.
Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng Hoàng Thị Minh Hương phát hiểu tại hội thảo. Ảnh: NGÂN NGA
Về trường hợp này, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk góp ý: "Cách xử lý tốt nhất là tuyên truyền, động viên hộ gia đình chuyển con chà vá qua Vườn quốc gia Cúc Phương là được".
Cũng theo bà Hương, hiện ở dinh Bảo Đại có cặp ngà voi từ thời vua Bảo Đại và tại UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có cặp ngà voi từ chế độ cũ để lại. Ngoài ra, người dân tộc thiểu số cũng thuần bắt voi từ nhiều năm về trước. Do đó nếu máy móc quy định sau ngày 1-1-2018, nếu không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì bị xử lý là không phù hợp.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cũng cho rằng voi được xếp vào động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong khi tỉnh này có nhiều người đồng bào đang nuôi voi nhà (khoảng 40 con) nếu họ không giao nộp thì bảo họ tàng trữ rồi truy cứu trách nhiệm hình sự là không phù hợp với tình hình thực tế, bởi đây là tài sản hợp pháp của người dân.
Cạnh đó, có đại biểu cũng cho rằng cần phải bãi bỏ Điều 4 dự thảo nghị quyết: "Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm". Lý do là BLHS không quy định hành vi chiếm đoạt thì nghị quyết không thể ban hành ra để hướng dẫn xử lý được.
Lúng túng xử lý vật chứng là động vật hoang dã
Tại Điều 7 của dự thảo nghị quyết đưa ra phương án quy định về việc xử lý vật chứng là ĐVHD nhưng các đại biểu phản đối vì chưa rõ ràng và không khả thi.
Dự thảo nêu: "Đối với vật chứng là ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật như để trả về tự nhiên, gửi vào các trung tâm cứu hộ, giao cho khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc cơ quan tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Đối với vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy".
Theo ông Đinh Văn Quế (nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao), nghị quyết cần quy định cụ thể đối với vật chứng nào nhất thiết phải chuyển cho tòa án, còn vật chứng nào thì cơ quan chức năng ban đầu được xử lý. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng TAND Tối cao không nên tự quy định xử lý vật chứng là ĐVHD mà hãy để các cơ quan, ban, ngành liên quan như VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ NN&PTNT... cùng ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn.
TS Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) phân tích trường hợp các cơ quan chức năng bắt được tang vật là ĐVHD còn sống thì cần hướng dẫn cho phép giám định sau đó chuyển cho cơ quan quản lý chuyên ngành để thả lại vào rừng hoặc giao cho các hoạt động cứu hộ sớm nhất. Nếu là sản phẩm, bộ phận của cơ thể ĐVHD thì sau khi giám định cho phép chuyển giao cho cơ quan khoa học, trường đại học làm mẫu nghiên cứu hoặc tiêu hủy sớm để tránh gây ô nhiễm môi trường.
TS Tỵ cũng nói thêm hiện có nhiều nơi bắt giữ được những sản phẩm là thịt của ĐVHD nhưng lúng túng không biết xử lý ra sao. Lý do là không có kinh phí để mua tủ lạnh về dự trữ, bảo quản làm tang vật vụ án. Còn đối với động vật còn sống thì có trung tâm cứu trợ chỉ nhận nuôi một số động vật nhất định.
Siêu lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã
Theo tài liệu của Change, trên toàn cầu, các hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD, được coi là có lợi nhuận chỉ đứng sau buôn lậu ma túy, vũ khí và buôn người. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều loài động vật quý hiếm đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, điển hình như tê giác, voi, tê tê.
Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiêu thụ ĐVHD hàng đầu mà còn là điểm trung chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép xuyên quốc gia. Nhằm tăng cường hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, ngăn chặn các hành vi buôn bán, tiêu thụ ĐVHD, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong cả xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật (như BLHS và BLTTHS 2015).
Để nâng cao nhận thức và giảm thiểu nhu cầu mua bán, sử dụng các sản phẩm từ các loài hoang dã nguy cấp như tê giác, tê tê và voi, từ năm 2013 đến nay Change và WildAid đã phát động chiến dịch đầu tiên mang tên "chấm dứt sử dụng sừng tê", "cứu tê tê" và "nói không với ngà voi".
NGÂN NGA
Theo PLO
Ôtô đi đúng làn, liên quan tai nạn chết người có bị xử lý? Nếu ô tô lưu thông đúng phần đường, đảm bảo tốc độ theo quy định thì sẽ không bị xử lý hình sự. Anh minh hoa Hỏi: Tôi lái ô tô con lưu thông trên đường một chiều. Xe tôi đi đúng làn đường, bất ngờ có người đi xe máy lấn làn va vào đầu xe tôi. Người đó ngã ra đường,...