“Yêu” quá đà, bị rong kinh mà không biết
Rất nhiều người bệnh phải tiến hành cắt bỏ tử cung do điều trị rong kinh muộn. Điều này đồng nghĩa với việc họ không còn khả năng làm mẹ.
Sau chuyến công tác 6 tháng tại nước ngoài, thời điểm chồng về nước cũng là thời điểm chị Hằng bị rong kinh kéo dài. Đến cả gần tháng sau đó mà không có dấu hiệu thuyên giảm, chồng chị Hằng (28 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cũng từ đó mà đâm ra nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính trong thời gian anh đi vắng. Buồn vì bị chồng nghi ngờ một thì chị Hằng lo lắng cho tình trạng kinh nguyệt của mình mười. Vì từ trước đến nay chị không hề bị như thế này, chu kì kinh của chị dù dài nhất cũng chỉ 5 ngày.
Chị Phương (32 tuổi, Yên Hòa, Hà Nội) cũng trong tình trạng “nhấp nhổm không yên” vì mấy tháng trở lại đây, các kì kinh nguyệt của chị có vẻ bất thường. Thay vì chỉ chảy máu kéo dài trong 4-5 ngày như các tháng, lần này, chu kì của chị kéo dài gần 1 tháng mà không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Mặc dù không bị chồng nghi ngờ, nhưng chị Phương lại lo mình bị bệnh hiểm nghèo hoặc ung thư nào đó.
Khi đi khám thì cả hai chị đều được chẩn đoán là rong kinh nhưng nguyên nhân bị bệnh của hai người lại không giống nhau.
Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng.
Các triệu chứng để nhận biết rong kinh có thể là:
- Kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi ướt đẫm 1 hay nhiều băng vệ sinh hay tampons mỗi giờ, kéo dài nhiều giờ.
- Cần phải thay băng trong đêm
- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
Video đang HOT
- Kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn
- Đau bụng dưới liên tục
- Chu kỳ không đều
- Thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máu
Xét về khía cạnh nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh, không phải ở chị em nào cũng gặp phải nguyên nhân giống nhau. Như chị Hằng, bác sĩ đã kết luận chị bị rối loạn kích thích tố do… quan hệ vợ chồng quá liên tục sau một thời gian dài phải “nhịn”. Thế nhưng, hai ngày này lại rơi đúng vào hai ngày gần cuối của “đèn đỏ” nên anh chị cứ “liều”. Kết quả là sau đó những ngày “đèn đỏ” của chị Hằng cứ kéo dài mãi mà chưa biết ngày nào dứt.
Còn chị Phương rơi vào tình cảnh rong kinh là bởi vì chị thay đổi loại thuốc tránh thai. Trước đây vợ chồng chị vẫn quen dùng bao cao su. Chỉ một tháng trở lại đây, chị Phương chuyển sang uống thuốc tránh thai hàng ngày.
Các bệnh khác có thể gây rong kinh bao gồm:
- Không rụng trứng trong chu kỳ kinh
- Polyp nội mạc tử cung
- Ung thư nội mạc tử cung
- Tăng sản nội mạc tử cung
Những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, làm tăng hoặc giảm cân bất thường, đi du lịch, tập luyện quá mạnh, phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương cũng có thể gây rong kinh.
Theo các chuyên gia tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của Trung tâm Đầu tư và phát triển con người Nhật Minh thì: Chính tần xuất “yêu” của vợ chồng chị Hằng thay đổi đột ngột và liên tục so với trước đây, hơn nữa lại rơi vào những ngày “đèn đỏ” nên rất có thể làm mất sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suông sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều.
Một số loại thuốc tránh thai, dù là tránh thai hàng ngày cũng có những tác dụng phụ có thể xảy ra. Các tác dụng phụ phổ biến thường bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kinh nguyệt thất thường (kéo dài hoặc rút ngắn, thay đổi cả về lượng máu chảy ra…)
Để điều trị rong kinh có nhiều biện pháp, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh phải tiến hành cắt bỏ tử cung do đến viện muộn, đồng nghĩa với việc không còn khả năng tiếp tục làm mẹ. Ngoài ra, có thể tiến hành cắt bỏ nội mạc, sử dụng dụng cụ tử cung, điều trị bằng nội khoa như uống thuốc…
Theo VNE
Chậm con có phải do rong kinh
Kinh nguyệt em không đều, kéo dài trên một tuần, đầu tháng một lần, giữa tháng hoặc cuối tháng lại có một lần nữa, lần nào cũng kéo dài. Em lấy chồng đã một năm rồi mà chưa có con.
Vậy em nên đi khám ở đâu là tốt nhất, khám phụ khoa hay khám về khả năng sinh sản ạ? Em xin cảm ơn! (Thanh Thu)
Ảnh minh họa: Womensministry.net.
Trả lời:
Chào bạn,
Bạn bị rong kinh liên tiếp mà không đi khám một lần nào là sai lầm. Khi bạn một tháng ra máu đến 3 lần thì cơ thể sẽ suy nhược rất nhiều vì mất máu. Chưa cần nói đến chữa hiếm muộn thì bác sĩ phụ khoa đã phải tìm nguyên nhân và giải quyết dứt điểm hiện tượng rong kinh, sau đó chúng ta mới tính đến chuyện có thai được.
Bởi vậy, theo tôi, càng sớm càng tốt, bạn cần đi khám phụ khoa để bác sĩ xác định tình trạng và nguyên nhân gây rong kinh, từ đó điều trị dứt điểm.
Chúc bạn sớm có tin vui.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội
Theo VNE
Hậu quả khôn lường của việc giảm cân quá đà Vì mục tiêu "làm đẹp", rất nhiều chị em tìm mọi cách để giảm cân cấp tốc, nhưng lại không để ý đến hậu quả nặng nề của nó như mệt mỏi, da bị nhão, váng đầu, loãng xương, tắc nguyệt san, vô sinh... Nhập viện vì giảm cân quá mức Không phải ai cũng biết và áp dụng đúng cách để giảm...