“Yêu nhau mà chửi nhau thế à?”
Trong bữa tối, cả phòng nóng mặt khi Thảo gắt gỏng: “Đồ chó! Thôi mày im mồm đi”, rồi vứt điện thoại ra bàn. Một lúc sau lại thấy cô ngọt nhạt với người yêu.
Cách “yêu chửi”, xưng mày – tao là một lối cư xử thiếu văn minh. (Ảnh minh họa).
Thảo kể thời gian đầu ra đại học, cô toàn bị các bạn cùng phòng hỏi những câu đại loại như “Yêu nhau mà chửi nhau thế à?”, khiến cô phải thanh minh đó là chuyện hoàn toàn bình thường trong tình yêu 3 năm qua của họ.
Vuốt mái tóc dài, mềm mượt che nửa khuôn mặt ưa nhìn, Thảo chia sẻ: “ Em và anh ấy yêu nhau từ năm em học lớp 11, còn anh đã đi đại học. Có lẽ tính em trẻ con, anh thì công tử cũng không hơn gì nên từ lúc quen và yêu nhau đã rất thoải mái. Tức gì là chúng em chửi rủa nhau một trận, xong đâu đó lại lành ngay được”.
Bình thường cặp đôi này vẫn ngọt ngào xưng anh – em, thậm chí là chồng – vợ nhưng một khi đã giận nhau thì tao – mày, con chó – con lợn và cả những câu tục tĩu đều có thể văng ra được.
“Mỗi lần giận nhau, bất đồng ý kiến là hai đứa đều chửi nhau giống như được xả giận, là như thấy được bình đẳng, không chửi thì chỉ mình thiệt. Có thể người khác nghe chói tai nhưng em thì thấy thoải mái. Thực ra, chúng em rất yêu nhau, tình yêu cũng lãng mạn. Ngày anh theo đuổi em đã tổ chức một bữa tiệc lớn, cả tháng đứng đón em ở cổng trường, tặng cho em bánh ngọt. Mỗi lần em thi cử, anh đều đưa đón, dẫn em đi ăn. Cũng chính anh là động lực giúp em đậu đại học. Giờ mỗi đứa học một nơi, cả năm chỉ gặp nhau vài lần nhưng chúng em vẫn rất yêu nhau”, Thảo khẳng định chuyện chửi nhau chỉ là một gia vị “lạ lùng, đắng nghoét” và không ảnh hưởng đến tình yêu của họ.
Video đang HOT
Không ít cặp đôi trẻ yêu nhau, chửi nhau như cơm bữa
Tương tự, Dung và Kiệt (Hà Nội) là một cặp đôi 9x, bằng tuổi nhau. Tình yêu của họ có đầy đủ các cung bậc hồn nhiên, có lúc vui vẻ lại có lúc chửi nhau như chém chả.
Dung kể, hai người mới yêu nhau được vài tháng nhưng đã làm bạn rất lâu trước đó. Lúc làm bạn thì xưng tớ – cậu, xưng tên, khi yêu nhau chuyển thành anh – em. Nhưng khi giận thì cứ thế mày – tao mà xướng. Dần dần lối xưng trên và những câu tục tĩu còn xuất hiện trong những lúc đùa vui, giận nhau.
“Một lần, hai đứa em đứng ở bến xe bus, chứng kiến một đôi đang chửi nhau, rồi xông vào giật tóc, đánh nhau. Tự nhiên cả hai đều chột dạ, nghĩ lại những lần chửi nhau như cơm bữa, hùng hổ mà thấy sợ, không biết người khác nghĩ về chúng em ra sao. Thế rồi hai đứa quyết định sẽ không xưng mày – tao và chửi nhau nữa. Ai vi phạm sẽ phải tự tét vào miệng mình và nộp 100.000 đồng cho đối phương”.
“Thế nhưng chỉ được hơn một ngày lại như cũ, chửi nhau như hát. Được một lúc xong lại nhắn tin xin lỗi, làm huề. Nhưng thực sự cứ nghĩ lại cái cảnh hôm trước gặp ở bến xe bus mà em sợ sau này hai vợ chồng mà đánh chửi nhau thế, nhỡ hôn nhân tan vỡ, làm con cái sợ sệt thì sao. Lòng thì muốn nhưng miệng lại không kìm được”, Thảo than thở.
Chuyên gia tâm lý Văn Thanh Sĩ – Tổng đài 1088 phân tích: “ Thông thường các cặp vợ chồng, đồng nghiệp, bố mẹ con cái vẫn có những cuộc tranh luận, cãi vã nhưng cãi nhau có kiến thức, có văn hóa, không dùng những lời chợ búa, tục tĩu. Chửi nhau là liên quan đến kiến thức của mỗi người, có thể chọn nhiều cách sao phải dùng cách kém văn hóa là văng tục, chửi bậy”.
Ông cũng cho rằng kiến thức, tuổi tác, thế hệ… không quan trọng, mà chuyện “yêu chửi” là do phông văn hóa của người đó có hạn. Một người có trình độ đại học, tiến sĩ vẫn chửi bậy, một người nông dân lại không làm thế, vấn đề không phải là do kiến thức, giai cấp… mà do nhận thức của mỗi người.
“Có thể hiện giờ những cặp đôi này vẫn thấy chuyện yêu nhau, chửi nhau là bình thường nhưng về lâu dài, nhất là khi có một đối tượng khác bên cạnh nhẹ nhàng, văn hóa thì ắt hẳn con người sẽ hướng tới cái đẹp, thiện. Câu chuyện tan vỡ tình yêu, hôn nhân có thể nguyên nhân nằm ở chính cách giao tiếp thiếu văn hóa”, chuyên gia nói.
Một chuyên gia tâm lý khác khẳng định cách “yêu chửi”, xưng mày – tao là một lối cư xử thiếu văn minh. Người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm, hoài nghi về tình cảm cặp đôi đó.
“Từ một câu nói cho sướng miệng, hả giận, lâu ngày sẽ trở thành thói quen, mà một khi đã thành thói quen thì sẽ khó thay đổi. Bây giờ lúc đang yêu nhau ai cũng có thể ngụy biện việc chửi nhau chỉ là một ‘gia vị’ thêm thắt cho tình yêu nhưng về lâu dài không khí tình yêu sẽ bị nặng nề. Đối phương sẽ cảm thấy bị xúc phạm và chính bạn cũng đang tự hạ thấp mình, chuyện tan vỡ chỉ còn là sớm muộn. Các bạn trẻ hãy xem đây như bài học vì chỉ có sự tôn trọng mới giúp tình yêu bền lâu được”, chuyên gia tâm lý này nói.
Theo XH
9x yêu nhau qua câu chửi
Bình thường, Thảo và người yêu gọi nhau anh-em, vợ-chồng ngọt xớt nhưng đã giận thì tao-mày, con chó, con lợn và cả lời tục tĩu đều văng ra.
Trong bữa tối, cả phòng nóng mặt khi Thảo (tân sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội) gắt gỏng: "Đồ chó! Thôi mày im mồm đi", rồi vứt điện thoại ra bàn. Một lúc sau lại thấy cô ngọt nhạt với anh người yêu đang học cách xa cả trăm km. Thảo kể thời gian đầu ra đại học, cô toàn bị các bạn cùng phòng hỏi những câu đại loại như: "Yêu nhau mà chửi nhau thế à?", khiến cô phải thanh minh đó là chuyện hoàn toàn bình thường trong tình yêu 3 năm qua của họ.
Vuốt mái tóc dài, mềm mượt che nửa khuôn mặt ưa nhìn, Thảo chia sẻ: "Em và anh ấy yêu nhau từ năm em học lớp 11, còn anh đã đi đại học. Có lẽ tính em trẻ con, anh thì công tử cũng không hơn gì nên từ lúc quen và yêu nhau đã rất thoải mái. Tức gì là chúng em chửi rủa nhau một trận, xong đâu đó lại lành ngay được". Bình thường cặp đôi này vẫn ngọt ngào xưng anh - em, thậm chí là chồng - vợ nhưng một khi đã giận nhau thì tao - mày, con chó - con lợn và cả những câu tục tĩu đều có thể văng ra được.
"Mỗi lần giận nhau, bất đồng ý kiến là hai đứa đều chửi nhau giống như được xả giận, là như thấy được bình đẳng, không chửi thì chỉ mình thiệt. Có thể người khác nghe chói tai nhưng em thì thấy thoải mái. Thực ra, chúng em rất yêu nhau, tình yêu cũng lãng mạn. Ngày anh theo đuổi em đã tổ chức một bữa tiệc lớn, cả tháng đứng đón em ở cổng trường, tặng cho em bánh ngọt. Mỗi lần em thi cử, anh đều đưa đón, dẫn em đi ăn. Cũng chính anh là động lực giúp em đậu đại học. Giờ mỗi đứa học một nơi, cả năm chỉ gặp nhau vài lần nhưng chúng em vẫn rất yêu nhau", Thảo khẳng định chuyện chửi nhau chỉ là một gia vị "lạ lùng, đắng ngoét" và không ảnh hưởng đến tình yêu của họ.
Tương tự, Dung và Kiệt (Hà Nội) là một cặp đôi 9x, bằng tuổi nhau. Tình yêu của họ có đầy đủ các cung bậc hồn nhiên, có lúc vui vẻ lại có lúc chửi nhau như "chém chả". Dung kể, hai người mới yêu nhau được vài tháng nhưng đã làm bạn rất lâu trước đó. Lúc làm bạn thì xưng tớ - cậu, xưng tên, khi yêu nhau chuyển thành anh - em. Nhưng khi giận thì cứ thế mày - tao mà xướng. Dần dần lối xưng trên và những câu tục tĩu còn xuất hiện trong những lúc đùa vui, giận nhau.
"Một lần, hai đứa em đứng ở bến xe bus, chứng kiến một đôi đang chửi nhau, rồi xông vào giật tóc, đánh nhau. Tự nhiên cả hai đều chột dạ, nghĩ lại những lần chửi nhau như cơm bữa, hùng hổ mà thấy sợ, không biết người khác nghĩ về chúng em ra sao. Thế rồi hai đứa quyết định sẽ không xưng mày - tao và chửi nhau nữa. Ai vi phạm sẽ phải tự tét vào miệng mình và nộp 100.000 đồng cho đối phương".
"Thế nhưng chỉ được hơn một ngày lại như cũ, chửi nhau như hát. Được một lúc xong lại nhắn tin xin lỗi, làm huề. Nhưng thực sự cứ nghĩ lại cái cảnh hôm trước gặp ở bến xe bus mà em sợ sau này hai vợ chồng mà đánh chửi nhau thế, nhỡ hôn nhân tan vỡ, làm con cái sợ sệt thì sao. Lòng thì muốn nhưng miệng lại không kìm được", Dung than thở.
Chuyên gia tâm lý Văn Thanh Sĩ - Tổng đài 1088 phân tích: "Thông thường các cặp vợ chồng, đồng nghiệp, bố mẹ con cái vẫn có những cuộc tranh luận, cãi vã nhưng cãi nhau có kiến thức, có văn hóa, không dùng những lời chợ búa, tục tĩu. Chửi nhau là liên quan đến kiến thức của mỗi người, có thể chọn nhiều cách sao phải dùng cách kém văn hóa là văng tục, chửi bậy".
Ông cũng cho rằng kiến thức, tuổi tác, thế hệ... không quan trọng, mà chuyện "yêu chửi" là do phông văn hóa của người đó có hạn. Một người có trình độ đại học, tiến sĩ vẫn chửi bậy, một người nông dân lại không làm thế, vấn đề không phải là do kiến thức, giai cấp... mà do nhận thức của mỗi người.
"Có thể hiện giờ những cặp đôi này vẫn thấy chuyện yêu nhau, chửi nhau là bình thường nhưng về lâu dài, nhất là khi có một đối tượng khác bên cạnh nhẹ nhàng, văn hóa thì ắt hẳn con người sẽ hướng tới cái đẹp, thiện. Câu chuyện tan vỡ tình yêu, hôn nhân có thể nguyên nhân nằm ở chính cách giao tiếp thiếu văn hóa", chuyên gia nói.
Một chuyên gia tâm lý khác khẳng định cách "yêu chửi", xưng mày - tao là một lối cư xử thiếu văn minh. Người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm, hoài nghi về tình cảm cặp đôi đó. "Từ một câu nói cho sướng miệng, hả giận, lâu ngày sẽ trở thành thói quen, mà một khi đã thành thói quen thì sẽ khó thay đổi. Bây giờ lúc đang yêu nhau ai cũng có thể ngụy biện việc chửi nhau chỉ là một 'gia vị' thêm thắt cho tình yêu nhưng về lâu dài không khí tình yêu sẽ bị nặng nề. Đối phương sẽ cảm thấy bị xúc phạm và chính bạn cũng đang tự hạ thấp mình, chuyện tan vỡ chỉ còn là sớm muộn. Các bạn trẻ hãy xem đây như bài học vì chỉ có sự tôn trọng mới giúp tình yêu bền lâu được", chuyên gia tâm lý này nói.
Theo Ngoisao
Gắt gỏng, dễ nổi nóng,... sẽ khiến hôn nhân đứng trên bờ vực thẳm Nhiều người cho rằng, khi kết hôn là đã nắm chắc một hạnh phúc được "bảo hiểm trọn đời", chính vì thế họ thường có tâm lý lơ là việc vun đắp tình yêu với một nửa của mình, mặc sức thể hiện cái tôi mà bỏ mặc cảm xúc của người bạn đời. Hôn nhân là một sự cam kết đến từ...