Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng
Một người phụ nữ sinh ra đứa con trai và khổ nhọc nuôi nấng đến ngày trưởng thành, rồi một người phụ nữ khác tới hái quả.
Bởi vậy mà, có lúc hai người đàn bà với ‘mâu thuẫn’ phát sinh khi về chung một nhà lại không thể yêu thương nhau….
Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ở xã hội phương Đông mang nhiều màu sắc. Có không ít mối quan hệ còn hơn cả mẹ đẻ, con ruột, song cũng nhiều lúc mối quan hệ này được đưa đẩy trong đời sống thành kịch tính và mang nhiều màu sắc “ oan gia ngõ hẹp”. Vì đâu nên nỗi? Có lẽ, nó nằm ở truyền thông… dân gian.
Ca dao có câu: Thật thà cũng thể lái trâu/ Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng. Không ít gia đình găm vào tiềm thức của những nàng dâu tương lai và những mẹ chồng rằng, sẽ khó có một tình cảm chân thành trong mối quan hệ của họ.
Thông điệp được lặp lại liên tục trong một thời gian dài khiến không ít cô gái chưa về nhà chồng đã sẵn tinh thần phòng thủ. Một mối quan hệ bắt đầu với những định kiến sâu nặng thì nhất cử nhất động của hai bên đều bị soi chiếu với góc nhìn nghi kị. Để hòa thuận, yêu thương được thật khó biết bao.
Đến bao giờ mẹ chồng nàng dâu mới thuận hòa?
Trước, cuộc hôn nhân lệch tuổi của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ không hề được bà Vũ Thị Khánh – mẹ ruột Lưu Quang Vũ – đồng tình. Nhưng như lời nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn kể, dù bị mẹ chồng không ưa, Xuân Quỳnh vẫn hạ quyết tâm rằng: “Ta nhất định sẽ yêu quý bà, coi bà như mẹ đẻ”. Và Xuân Quỳnh đã thành công.
Nhưng tất nhiên, chẳng mấy nàng dâu trên đời này, nhất là các nàng dâu hiện đại, làm được điều đó. Khi bị o ép cảnh “mẹ chồng nàng dâu”, họ có thể nín nhịn nhưng là nín nhịn trong ấm ức. Họ có thể cố gắng phục tùng, nhưng phục tùng trong tủi hờn. Cũng như ở chiều ngược lại, có bao nhiêu mẹ chồng đặt mục tiêu rằng: Ta nhất định sẽ yêu quý con dâu ta, coi nó như con đẻ? Định kiến xã hội truyền đời khiến một bên thủ thế, một bên không chịu cúi mình. Và ai cũng muốn người đàn ông đứng giữa làm “người phán xử”, ngày này qua tháng nọ vật vã bên cái cân để “bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn”.
Một người bạn bất bình bảo với tôi rằng: “Suy nghĩ mẹ chồng phải yêu con dâu và con dâu phải yêu mẹ chồng cũng là một định kiến. Mẹ chồng – nàng dâu đối xử với nhau trên cơ sở đủ tôn kính, đúng phép tắc là đủ và có thể chấp nhận được”.
Video đang HOT
Bạn kể, ngay từ khi về làm dâu, bạn luôn xem mẹ chồng là “khách hàng khó tính cần phải chăm sóc”. Bạn vạch ra những “quyền lợi” của vị khách hàng đặc biệt này cùng nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ là bạn để thực hiện một cách chu đáo nhất… Bạn bảo, nhờ thế mà chồng bạn rất rảnh và mẹ chồng cũng rất hài lòng.
Cách của bạn cũng là cách hay để tham khảo, dù rằng làm được như bạn thì cũng cần trình độ của một cử nhân quan hệ công chúng. Xét cho cùng, cốt lõi của mọi mối quan hệ vẫn là sự chân thành. Mọi sự chân thành đều được cảm nhận và hồi đáp. Nếu có thể trút bỏ định kiến để dành cho nhau sự chân thành thì lẽ nào mẹ của một người đàn ông và vợ của anh ta lại không thể xem nhau như người ruột thịt.
Hy sinh cho con trai, đừng coi là món nợ mà con dâu phải trả
Mẹ chồng không nên coi công lao nuôi dưỡng, sự hy sinh mà mình dành cho con trai là món vay nặng lãi mà con dâu phải trả trong khi không hề đối xử tốt với cô ấy.
Đó là một trong những ý kiến phản hồi bài tâm sự "Con dâu hận thù không muốn báo hiếu, dù tôi cả đời hy sinh" của bà Vân Phạm. Phần lớn ý kiến cho rằng bà đã không đối xử với con dâu bằng tình yêu thương và sự tôn trọng, ngược lại còn xúc phạm và gây tổn thương, vì vậy cách hành xử của người con dâu cũng là dễ hiểu và không có gì quá đáng.
Một số độc giả phê phán, bà mẹ chồng thể hiện quan điểm trọng nam khinh nữ vốn không còn phù hợp với xã hội hiện đại, đồng thời rất ích kỷ khi gây khó dễ cho nàng dâu chỉ vì chị không sinh được con trai, thậm chí còn ủng hộ con trai ngoại tình.
Tùng: Bác o bế cô bồ của con trai với mục đích thực dụng là muốn có cháu trai, vậy là đâm dao vào trái tim con dâu rồi, là nối giáo cho giặc, hùa theo cái sai của con trai rồi. Bác làm vậy chẳng khác gì góp sức phá hạnh phúc gia đình con mình tan nát, tội nặng như thế mà còn đòi con dâu tận tâm tận lực báo hiếu sao? Chị ấy vẫn nấu ăn cho bác, mua đủ thứ thuốc thang, thuê người chăm bác là quá trọn nghĩa vẹn tình rồi.
Thị Luyến: Nếu tôi là chị con dâu trong bài thì tôi không làm được như chị. Chị như vậy là quá tốt rồi. Mong rằng mẹ chồng chị hiểu ra, nếu bà hiểu và hối lỗi chân thành thì chị sẽ lại mở lòng.
Bưởi: Mẹ chồng quá ích kỷ. Thứ nhất, dâu giờ không phải giống dâu ngày xưa, sáng mua đồ ăn cũng được, sức người chứ phải sức trâu đâu ngày nào cũng dậy dọn dẹp nấu nướng, đi làm đã mệt không được ngủ nghỉ thì thôi chứ. Thứ hai, dâu làm ở xa, trưa nắng nôi đi về nhà xa cũng ngại, thông cảm cho con một chút chứ mất gì đâu.
Thứ ba, dâu nhờ chồng giúp việc này việc kia hết sức bình thường, làm việc nhiều cũng phải san sẻ bớt cho nhau chứ ai mà ôm hết được. Thứ tư, dâu không chịu sinh con thứ 3 là chuyện quá bình thường. Cửa sinh là cửa tử, sinh đứa thứ 3 lỡ chẳng may có chuyện thì có phải 3 đứa con đều bơ vơ không mẹ không, chưa kể kinh tế có thể sẽ không đủ nuôi con.
Cuối cùng, chuyện chồng ngoại tình đã khổ sở lắm rồi, mẹ chồng còn cho bồ danh phận nếu mang thai con trai, đặt trường hợp là bản thân thì có chịu được không mà bắt dâu chịu, còn mắng dâu là không cha không mẹ. Thiết nghĩ mẹ chồng này quá ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và con trai, con dâu đối xử vậy là còn thương đó.
Tùng Bách: Bác vẫn chưa nhận ra mình sai ư? Thế thì gia đình bác còn lâu mới được ấm áp trở lại, nếu đã từng ấm áp.
Lê Sắc: Đọc bài tôi thấy bà quá ích kỷ và phong kiến. Con dâu bà không có lỗi đâu.
Thiên Nam: Có một số người vì sự ích kỷ của chính mình mà muốn người khác thế này thế nọ. Rất tiếc là sau một thời gian họ tự nghĩ rằng họ là vì người khác chứ không phải vì mình. Ích kỷ chắc chắn sẽ dẫn tới bất thiện.
Tại sao chỉ vì mình muốn có cháu trai mà lại bắt người khác sinh con? Muốn thì tự mình đi mà sinh mà nuôi. Giới trẻ bây giờ có tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương lớn hơn lớp người trước rất nhiều, ít người có suy nghĩ kiểu trời sinh voi đất sinh cỏ như người hồi xưa nên tỉ lệ sinh ngày càng thấp. Vì họ muốn con mình được yêu thương và chăm sóc đầy đủ hơn (hơn họ hồi còn nhỏ). Còn chưa nói vấn đề sức khỏe, kinh tế, cơ hội công việc. Không phải ai cũng có đủ điều kiện để sinh và nuôi 3 con.
Người con dâu hành xử như vậy cũng là phù hợp với tâm lý của một người bình thường. Còn may là có tình yêu của người chồng có lẽ đủ lớn để con dâu đối với mẹ chồng như vậy, coi như trả nghĩa cho tình yêu của người chồng, chứ người chồng mà bạc tình quá thì hôn nhân sớm tan rồi. Điều đáng tiếc nhất là những người như bà mẹ chồng trong bài, tôi quan sát thấy trong cuộc sống cũng không ít.
Hoàng Huy: Bà này quá cay nghiệt nên bị đối xử như vậy cũng phải thôi. Đến thời này vẫn cổ hủ trai gái. Trước hết hãy tự xem bản thân mình đi rồi hãy kêu nhé
Kim Yen Nguyen: Bà chỉ ích kỉ nghĩ cho bản thân và con trai bà thôi chứ bà có yêu thương gì con dâu đâu mà đòi nó yêu thương lại. Với những gì bà làm, nó còn mướn người chăm sóc là phước 3 đời tổ tiên để lại á.
TM: May còn thuê người, như con dâu khác chắc bỏ lâu rồi. Thời buổi này còn tự tưởng trong nam khinh nữ.
Nguyễn Nguyệt: Chị ơi! Sau những sai lầm của chị mà con dâu còn đối xử với chị như vậy thì chị có phước ba đời rồi. Chị nên chấp nhận hiện tại đi, chứ đòi hỏi thêm tôi e là khó. Nếu tôi là con dâu của chị chắc không làm được như vậy đâu.
Hung: Từ đầu đến cuối tôi thấy chẳng có chuyện gì là bà lo cho con dâu hay có tình cảm tốt cả. Bà chỉ lo cho bà và con trai bà thôi. Cũng may là cô bồ kia đẻ con gái, chứ nếu là con trai thì con dâu bà ra đường ở từ lâu rồi.
Ảnh minh họa.
Nhiều độc giả cho rằng, bà mẹ chồng không nên mượn cớ mình từng vất vả nuôi con, từng hy sinh tuổi xuân cho con trai để ngang nhiên gây tổn thương cho con dâu rồi lại yêu cầu cô báo hiếu. Theo họ, nàng dâu không nợ mẹ chồng trong chuyện này, và làm mẹ chồng không có nghĩa là được quyền xúc phạm, khinh rẻ hay hành hạ con dâu. Nếu không cho đi yêu thương, bà không thể đòi hỏi nhận lại yêu thương.
Hồng Hạnh: Sao có nhiều bà mẹ chồng cứ mượn chiêu bài vì con, vì gia đình để hành hạ con dâu một cách ngang nhiên vậy? Thương con thì phải làm cho con hanh phúc chứ. Khinh rẻ nó, xúc phạm nó mà bảo là thương, là coi như con ư?
Tuyết Mai: Hay thật. Không hề yêu thương nhưng vẫn muốn được đối xử bằng tình thương. Luật đời có cho có nhận. Bà chẳng những không cho còn làm khổ người ta nữa, con dâu làm vậy là phải đạo rồi,còn bảo cô ấy yêu thương bà, tự tay chăm sóc hết lòng thì không có đâu. Chỉ khi ng ta yêu thương nhau hoặc cảm thấy biết ơn mới làm thế đc.
Loan Phạm: Ôi xin bác, đừng đem sự hy sinh của bác làm cái cớ để muốn đối xử với nàng dâu thế nào cũng được. Bác hy sinh và vì con trai bác, vì thiên chức làm mẹ của bác cứ có phải vì con dâu đâu? Đươnng nhiên nếu bác đối xử tử tế thì con dâu cũng sẽ cùng con trai báo hiếu, thay anh ấy trả ơn bác. Nhưng thực tế bác đối xử với chị ấy chả ra gì, chị ấy vẫn lo toan đầy đủ cho bác là tốt lắm rồi, không thể chăm sóc với toàn bộ yêu thương được. Sự hy sinh của bác cho con trai, đừng coi đó là món nợ bắt con dâu phải trả, bất kể chị ấy bị đối xử thế nào. Mà coi bộ bác chẳng những muốn chị ấy trả mà còn tính lãi rất cao đó.
Buibo: Các bà thì cứ nghĩ mình được quyền nói con cái như thế, làm cả những việc tổn thương đến lòng tự trọng của người khác rồi vin cớ dạy dỗ. Các bà cứ nghĩ mình làm đúng tất cả, còn họ làm sai. Nếu trường hợp cô bồ kia có con trai, chắc chắn bà sẽ khuyên con trai bỏ vợ phải không ạ? Nói chung bà gần giống mẹ chồng cháu rồi đấy, kém một tẹo là suốt ngày soi mói từ chuyện nhỏ chẳng đâu vào đâu. Con dâu bà không ly hôn là đã tốt lắm rùi. Họ nghĩ cho hai đứa con thôi, không thì cô ấy đã ly hôn lâu rồi. Bây giờ ai cũng có kinh tế riêng đủ sức lo cho con cái; chỉ có điều không muốn con không có bố mẹ thì khổ...
Đưa ra lời khuyên cho bà mẹ chồng trong bài, độc giả Laogia cho rằng, để cải thiện mối quan hệ với con dâu, mẹ chồng phải mở lòng trước.
Laogia viết: " Bà mẹ này muốn tốt cho con trai, cho gia đình nhưng thật ra đã có những sai lầm trong cách cư xử. Đành rằng cô con dâu cũng có những điểm chưa làm hài lòng mẹ chồng nhưng cách gọi là dạy dỗ, uốn nắn đã nhắc đến những việc làm cô ấy đau lòng. Chẳng hạn như nói đến xuất thân của cô ấy là đã làm tổn thương ghê gớm. Còn nhiều việc khác nữa đã xảy ra trong quá trình sống đã tích tụ thì cô ấy không thể mở lòng với mẹ chồng cũng là lẽ đương nhiên. Bây giờ việc hòa hợp phải từ mẹ chồng trước, thật cởi mở, thẳng thắng chứ gọi là uốn nắn thì không thể được. Cô ấy sẵn sàng từ bỏ".
Bạn có đồng tình với các quan điểm trên? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.
Nếu bạn có những khúc mắc trong cuộc sống, xin đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi để nhận được sự sẻ chia chân thành và lời khuyên nghiêm túc của độc giả. Ý kiến xin gửi đến tamsu@vtc.gov.vn, mục Đời sống.
Vỡ ối sắp sinh, nàng dâu vẫn bị mẹ chồng ép giặt quần áo xong mới được nhập viện Dù mẹ chồng có không ưa con dâu thế nào đi chăng nữa, đứng trước tình huống cháu mình sắp chào đời mà vẫn bắt con dâu đi giặt đồ là điều không thể chấp nhận được. Hành động của mẹ chồng đối với con dâu đang vỡ ối là điều khó có thể chấp nhận. (Ảnh minh họa) Mối quan hệ giữa...