Yêu nhau 7 năm, bạn gái đi lấy chồng để lại lời nhắn sâu cay
Khá nhiều chuyện tình đẹp nhưng lại có kết cục quá buồn. Người thì đổ tại duyên phận chưa tới, người lại bảo có duyên mà không có nợ thôi thì cho nhau những cơ hội mới.
Ngày cưới của người yêu cũ, anh nhận được lời mời đến dự. Chị nói với anh: “Duyên chúng mình có lẽ chỉ đến được lúc ấy thôi. Cậu hãy cố gắng kiếm cho mình một cô gái khác hợp với cậu, hơn tớ nhé”. Chữ hợp của người yêu cũ khiến chàng trai suy nghĩ thật nhiều!
Khá nhiều chuyện tình đẹp nhưng lại có kết cục quá buồn. Người thì đổ tại duyên phận chưa tới, người lại bảo có duyên mà không có nợ thôi thì cho nhau những cơ hội mới. Nhưng dù lý do có là gì đi nữa thì một trong hai người sẽ nuối tiếc thật nhiều, đặc biệt là khi thấy đối phương vui bên người mới còn mình chẳng ai bên cạnh, suốt ngày hoài niệm.
“Cậu ấy của năm đó chính là cậu ấy tuyệt vời nhất, nhưng tôi của mãi sau này mới là tôi tuyệt vời nhất. Giữa những con người tuyệt vời nhất của chúng ta cách nhau một tuổi trẻ, dù chạy thế nào cũng không thắng được thanh xuân”, câu nói này có lẽ lột tả chính xác tâm trạng của những bạn trẻ có mối tình đẹp không trọn vẹn.
Anh có một tình yêu 7 năm trải qua nhiều cung bậc cảm xúc nhưng cuối cùng đã phải ngậm ngùi nhìn người yêu đi lấy chồng. Đến hôm cưới, cô còn mời anh và nói với anh rằng: “Duyên chúng mình có lẽ chỉ đến được lúc ấy thôi, cậu hãy cố gắng kiếm cho mình một cô gái khác hợp với cậu, hơn tớ nhé”.
Là duyên chúng mình ngắn hay tại vì khi 23 tuổi anh không “hoành tráng” bằng chồng em? Là mình không nợ nhau hay khi chúng ta còn trẻ, chẳng thể nào có được trọn vẹn cả tình yêu lẫn sự nghiệp? Những câu hỏi day dứt của nhân vật chính trong câu chuyện trên đang khiến nhiều người đồng cảm.
“Chính là giai đoạn vừa ra trường, trong tay không có gì, tình cảm và cả công việc đều không được ổn”, chàng cựu sinh viên NEU K48 ngậm ngùi nói. Rất nhiều năm về sau anh mới dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật này.
Anh và chị yêu nhau từ năm lớp 11, từ hồi còn là học sinh khi thích và yêu nhau không hề toan tính. Lên đại học thì chị và anh mỗi người một trường, chị học HLU theo nghiệp gia đình còn anh thì nhà kinh buôn bán bánh kẹo nhỏ cũng không giàu, bố mẹ không làm nhà nước nên thôi cứ thi NEU cho chắc.
Anh chị dù lịch học dày kín nhưng vẫn cố dành thời gian cho nhau. Chính vì nhà 2 đứa không giàu nên phải đi làm từ sớm. Chị thì làm gia sư, anh thì làm đủ thứ từ phát tờ rơi, chạy bàn quán cafe sau này mới làm nhân viên kinh doanh, sale ổn hơn.
“Thời gian sinh viên nghĩ lại công nhận khó khăn nhưng cũng vui… Ăn uống lúc nào cũng tiết kiệm, lúc nào cũng phải ăn hết, đứa nào ăn thừa lại bảo: “Sinh viên làm gì có mà ăn”. Mà rất hay kiểu lên phố thấy cái gì hay hay là gọi một suất hai đứa ăn chung.
Video đang HOT
Đi xem phim, hồi đó còn rạp Megastar nhưng nói thật là tiết kiệm tiền mà đi xem phim ở rạp Quốc gia là đã VIP lắm rồi. Quà thì làm gì có nhiều tiền mua quà to, toàn mấy cái móc chìa khóa, cái bút, cái vòng tay vải, cùng lắm là đôi giày, đôi dép, quần áo rẻ tiền. Cứ mấy hàng vỉa hè thì lại càng thích, hồi đó không có thói quen cũng không có nhiều trang web bán hàng online rồi sale như bây giờ.
Đi lại thì phần lớn là xe bus, cái hồi 3k/vé, đi xa trong thành phố thôi cái là sợ hỏng xe với tốn xăng. Ốm đau bệnh tật 2 đứa tự chăm nhau”, chàng trai nhớ lại.
Bên nhau 7 năm là thế song bản thân những người trong cuộc cũng cảm thấy mình khó lòng mà hợp nhau 100% được vì yêu bằng tuổi có nhiều suy nghĩ sau khi ra trường khác nhau lắm.
Anh ra trường thì vùi đầu vào làm, còn chị ấy thì chăm chăm vào nhà nước. Trong quá trình tìm việc, chị có gặp một chàng trai khác giúp đỡ chị. Chàng ấy giỏi giang, một phần lại xuất thân trong gia đình có điều kiện và lửa lâu ngày gần rơm cũng bén.
Kể đến đây chắc ai cũng đã hình dung ra kết cục của câu chuyện. Người mà cô gặp lớn hơn cô nhiều tuổi. Anh ấy giúp đỡ cô rất nhiều, cả về tinh thần, lẫn công việc và vật chất, trong khi bạn trai lại chẳng giúp được gì. Đôi trẻ vừa gặp mặt đã nhanh chóng kết hôn còn tình yêu 7 năm “muối mặn, gừng cay” tan vỡ.
Anh có đau không? Dĩ nhiên là có nhưng rồi công việc bộn bề cũng giúp anh phần nào quên đi được chị ấy, không còn nhớ nhung chị ấy quá nhiều.
Chồng 32 tuổi muốn sinh con thứ 2, vợ đáp: "Một đứa còn nuôi không tốt nữa là đòi thêm"
Vì Hạnh không có thu nhập nên toàn bộ tiền nong dựa vào mức 8 triệu của Hùng. Lương của anh càng trở nên chật vật với cuộc sống của cả 3 người.
Nhiều người trẻ hiện nay có quan điểm riêng về chuyện kết hôn và sinh con. Không thể phủ nhận rằng việc điều kiện vật chất còn thiếu thốn thì sinh con sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của chính họ.
Sự khác biệt giữa kết hôn và sinh con lớn vô cùng. Bởi vậy, khi lựa chọn bạn đời phụ nữ đừng vì vài điều trước mắt mà bỏ qua điều cốt lõi nhất là năng lực đàn ông.
01
Hạnh và Hùng gặp nhau trong một buổi hẹn hò mà bạn bè mai mối. Trước đó, Hạnh đã có tình yêu suốt 3 năm nhưng không thể đi đến được hôn nhân. Hạnh cảm thấy rằng mình đã hoài phí thật nhiều vào tình yêu tuổi thanh xuân nhưng chẳng dám lên xe hoa cùng người yêu vì họ không có sự nghiệp, gia đình lại nặng gánh.
Hạnh muốn tìm một người vừa đủ để có thể tiến đến hôn nhân. Bởi vậy, bạn bè đã giới thiệu Hùng cho cô.
Vì dự định kết hôn, Hạnh đã xem xét điều kiện gia đình của đối phương rất kỹ. Cô nhìn thẳng vào điều tiên quyết là nhà, xe và tiền tiết kiệm của anh ta.
Hùng không phải là một ứng cử viên tệ. Anh làm trong một công ty với công việc nhàn hạ, mức lương 8 triệu đồng. Bố mẹ Hùng buôn bán nhỏ, có nhà riêng cho con trai lấy vợ. Hạnh nhìn thấy như thế nên rất coi trọng Hùng. Lấy chồng mà có sẵn cái nhà đã là một sự thắng lợi.
Cả hai quen nhau và tìm hiểu được 1 năm thì kết hôn. Ai cũng cho rằng Hạnh sung sướng khi lấy được người đàn ông có sẵn nhà cửa.
Sau khi cưới nhau, Hạnh mang thai và sinh em bé. Cô rất mong chờ sự ra đời của con đầu lòng.
Có một bài học thế này, khi phụ nữ kết hôn, họ không nên chỉ nhìn vào điều kiện của gia đình người đàn ông. Nhìn vào là đúng nhưng nhìn vào rồi coi đó là điều tiên quyết cho chuyện cưới xin là sai.
Bố mẹ có của giúp đỡ con cái là cái tốt nhưng đến lúc bố mẹ cũng già đi chứ chẳng thể ở bên con cái mãi mãi.
02
Khi Hạnh mang thai, cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn bởi cô phải nghỉ làm dưỡng thai. Sau đó con nhỏ, Hạnh cũng không thể đi làm luôn được. Bố mẹ chồng quá bận rộn với công việc để mà có thể nghỉ ngơi hoàn toàn một người lên phụ giúp chăm em bé.
Vì Hạnh không có thu nhập nên toàn bộ tiền chi tiêu dựa vào mức 8 triệu của Hùng. Lương của anh càng trở nên chật vật với cuộc sống của cả 3 người. Hạnh đã phải dùng tiết tiết kiệm, tiền có được sau đám cưới để chi tiêu.
Hùng thì vẫn thế, hài lòng với 8 triệu của mình. Đến lúc con cái ốm, cần tiền, Hùng trực tiếp về xin bố mẹ. Nhưng bản thân Hùng lại chẳng biết cách tiết kiệm. Bởi vì đam mê giày nên hễ có đôi giày nào vừa ý là Hùng lại tìm cách để mua.
Hạnh sốt ruột với chuyện gia đình nên tìm cách thúc giục chồng. Công ty Hùng điều động công tác, Hùng có cơ hội được đến vị trí khác, công việc bận rộn hơn, đi làm xa hơn nhưng lương tăng gấp đôi. Hạnh biết chuyện, khuyên chồng nắm bắt nhưng anh ta từ bỏ.
Hùng bảo rằng tại sao phải khổ đến vậy trong khi cuộc sống của cả gia đình đều tốt. Bố mẹ Hùng thì thương con, rất hay dấm dúi cho tiền nhưng Hạnh vẫn thấy bất an trong lòng.
Con cái dù kết hôn rồi nhưng bố mẹ vẫn giúp đỡ tiền nong là điều bình thường. Đừng thấy xấu hổ khi bố mẹ giúp đỡ nhưng phải biết sống tự lập, tự chủ bằng chính bản thân.
Con người lười biếng một khi có được lợi ích mà không cần nỗ lực thì họ sẽ càng lười biếng hơn. Lúc đó, tiếp tục cho tiền không phải là giúp mà là hại đối phương rồi.
03
Tình trạng này kéo dài suốt 2 năm, bố mẹ chồng giục hai vợ chồng sinh tiếp một đứa bé nữa. Hùng cũng muốn có thêm con nên rất hứng thú với đề nghị này. Lúc đó, anh ta đề nghị với Hạnh chuyện sinh con thứ 2. Thế nhưng Hạnh từ chối ngay lập tức.
"Một đứa nuôi không tốt nữa là đòi đẻ thêm. Em không đủ khả năng nuôi đến hai đứa trẻ đâu".
Thế nhưng Hùng không nghe, liên tục bảo rằng nhà mình có bố mẹ hỗ trợ tiền bạc hàng tháng, chẳng tội gì mà không sinh con hết cả. Đến nước này, Hạnh mới bức xúc:
"Hàng tháng số tiền anh kiếm được chỉ miễn cưỡng duy trì cuộc sống của chúng ta mà thôi. Bố mẹ cũng không thể tháng nào cũng cho con cái tiền. Con thì nhỏ, em chẳng đi làm được. Nếu em đi làm thì tiền tìm người trông con ít cũng 5-6 triệu rồi, tiền đâu ra nữa hả anh. Anh có nghĩ cho tương lai không, chỉ cần con ốm hay anh hoặc em ốm là cả tháng đó nhịn luôn. Anh nghĩ gì mà dám đề nghị sinh thêm khi chỉ kiếm được 8 triệu".
Những lời này khiến Hùng chẳng dám lên tiếng vì thật sự nó không sai. Hạnh lại vô cùng đau khổ, ban đầu cô kết hôn chỉ nhìn thẳng vào gia đình Hùng, nhìn vào nhà cửa và sự ổn định mà quên mất đi chính bản thân Hùng cũng cần được xem xét về khả năng. Nhiều lúc Hạnh hối hận vì sự thiếu sót của bản thân ngay từ đầu như đã muộn mất rồi.
Đàn ông và phụ nữ một khi kết hôn thì cần phải trưởng thành. Đối với phụ nữ, điều kiện gia đình của chồng tất nhiên là quan trọng. Điều kiện tốt có thể giảm bớt gánh nặng cho họ. Tuy nhiên, đừng bỏ qua khả năng cá nhân của anh ta.
Người tích cực, chăm chỉ, có tham vọng và siêng năng thì về lâu về dài sẽ khiến cuộc sống tốt lên. Trái lại, người không có tham vọng và mục tiêu sẽ khiến cuộc sống rối ren vô cùng.
Có ý định "mồi chài" sếp nhưng đến tận nơi thám thính vợ anh ta cô nhân viên mới sững người bởi thứ "vũ khí" đằng sau chiếc xe lăn Cuối cùng cô cũng được như ước nguyện diện kiến vợ Hưng song khi nhìn rõ người phụ nữ ấy thì Th. lập tức đờ đẫn không thể tin nổi. Ai cũng muốn sở hữu cho mình một người đàn ông tốt. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể vin vào những cái cớ có phần hoa mỹ như...