Yêu nhanh và cưới vội, chồng sốc khi cầm kết quả xét nghiệm ADN 18 năm sau
Kết hôn nhanh chóng sau khi quen nhau, người đàn ông ở Trung Quốc sốc vì kết quả xét nghiệm ADN khẳng định, anh và con gái lớn không phải là cha con.
Tháng 2/2006, anh Gu (sống ở Quảng Đông, Trung Quốc) trở về quê hương ở Thông Thành (Hồ Bắc) để ăn Tết cùng gia đình.
Trong thời gian này, thông qua mai mối, anh gặp gỡ và phải lòng cô gái họ Li. Sau vài lần tiếp xúc, cặp đôi cảm thấy tâm đầu ý hợp nên cùng nhau tính chuyện tương lai.
Chưa đầy một tháng sau, Li thông báo đã mang thai. Khi nghe tin, Gu khá bất ngờ vì mọi chuyện diễn ra quá nhanh chóng. Niềm vui lấn át lý trí, người đàn ông này không bận tâm liệu đứa bé trong bụng Li có phải là giọt máu của mình hay không.
Câu chuyện của Gu đã được đưa lên sóng truyền hình (Ảnh: SN).
Video đang HOT
Tháng 3/2006, cặp đôi quyết định kết hôn. Sau khi về nhà chồng được 7 tháng, Li hạ sinh một bé gái xinh xắn.
Nhìn thấy con dâu sinh con khi mới mang thai được 7 tháng, mẹ chồng bắt đầu cảm thấy nghi ngờ. Vì mong các con sống hạnh phúc, người phụ nữ này quyết giữ trong lòng, không muốn làm lớn chuyện.
Năm 2014, cặp vợ chồng chào đón đứa con thứ hai. Thời điểm đó, hôn nhân của họ rơi vào cảnh lạnh nhạt, do anh Gu thường xuyên phải đi làm xa nhà. Cặp đôi không có thời gian ăn cơm và trò chuyện cùng nhau như những gia đình khác.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, hai con gái của vợ chồng anh Gu ngày càng lớn, xinh đẹp. Tuy nhiên, chuyện Li sinh con khi mới mang bầu được 7 tháng vẫn khiến gia đình bên nội không yên lòng.
Nhằm làm sáng tỏ mọi chuyện, mới đây, anh Gu nhờ em gái tiến hành thủ tục xét nghiệm quan hệ huyết thống của mình với hai con gái. Kết quả trả về khẳng định, anh và con gái đầu không phải là cha con.
“Tôi rất sốc, làm sao kết quả có thể như vậy được. Tôi đã nuôi nấng cháu 18 năm qua nên cảm thấy rất đau lòng”, anh Gu nói.
Sau một thời gian cân nhắc, người đàn ông này quyết định ly hôn và kiện vợ ra tòa, đòi bồi thường 230.000 tệ (802 triệu đồng) – chi phí nuôi con những năm qua.
Tòa án nhân dân huyện Thông Thành (Hồ Bắc, Trung Quốc) giải quyết sự việc theo hướng, anh Gu đảm nhận việc nuôi con gái thứ hai, người vợ phải bồi thường 50.000 nhân dân tệ (hơn 174 triệu đồng) cho chồng.
“Tôi hoàn toàn không biết chuyện cô ấy mang thai với người đàn ông khác. Nếu biết chuyện như vậy, tôi kết hôn làm gì chứ?”, anh Gu chua chát nói.
Hiện, cặp đôi đã hoàn tất thủ tục ly hôn. Anh Gu khẳng định vẫn coi con gái đầu như con ruột dù không có quan hệ huyết thống. Còn người vợ cho biết, sau sóng gió vừa qua, mong muốn xây dựng lại cuộc sống bình yên để quên đi quá khứ.
Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib
Ngày 4/11, Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) thông báo nước này đã ghi nhận tổng cộng 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (mpox) chủng Clade Ib, trong đó 2 ca mắc mới từng có tiếp xúc với ca bệnh đầu tiên.
Ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Anh được ghi nhận hồi tuần trước từ một trường hợp đi du lịch châu Phi trở về đêm 21/10.
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại London dẫn thông báo của UKHSA cho biết vào thời điểm hiện tại, nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng vẫn còn thấp và 2 bệnh nhân mới đang được chăm sóc chuyên khoa trong bệnh viện. Cơ quan y tế đang tiến hành theo dõi những người tiếp xúc với cả 3 ca bệnh để tiến hành xét nghiệm, tiêm vaccine và tư vấn y tế khi cần thiết.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Anh Wes Streeting cho biết chính phủ đang hợp tác với UKHSA và Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ người dân và ngăn ngừa lây truyền bệnh. Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.
Theo giới chuyên gia y tế của UKHSA, bệnh đậu mùa khỉ lây lan giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vết phát ban và tổn thương da do virus gây ra. Do đó, các hành vi như quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc qua da có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn có một số nguy cơ lây nhiễm khác khi tiếp xúc với dịch cơ thể như nước bọt hoặc nước mũi; tiếp xúc với khăn trải giường, khăn tắm hoặc quần áo; và khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc gần và kéo dài như nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
Báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi cho biết, tính đến cuối tháng 9 vừa qua, các nước châu Phi đã ghi nhận 40.000 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, với các chủng Clade Ia, Ib và II, trong đó có gần 1.000 ca tử vong. Trước đó, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu vào ngày 14/8, sau khi bệnh đậu mùa khỉ bùng phát mạnh ở các nước châu Phi và đặc biệt là sau sự xuất hiện của biến thể Clade Ib được cho là có khả năng lây lan nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao hơn so với các biến thể đã biết. Những tháng gần đây, chủng Clade Ib đang lưu hành rộng rãi ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Lần đầu phát hiện cúm gia cầm H5N1 ở lợn tại Mỹ Lần đầu tiên tại Mỹ, virus cúm gia cầm H5N1 được phát hiện trên lợn nuôi trong một trang trại ở bang Oregon. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Ngày 30/10 (giờ địa phương), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo phát hiện trường hợp đầu tiên của virus cúm gia cầm H5N1 lây nhiễm sang lợn, tại một trang trại nhỏ ở Oregon....