Yêu nhanh cưới gấp, giờ tôi chỉ muốn ly hôn
Tôi quen và rồi đám cưới với anh chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm. Từ ngày lấy nhau, anh không quan tâm xem vợ ra sao, tôi có bầu anh cũng mặc kệ.
Em năm nay 26 tuổi, vừa kết hôn đầu năm nay. Em với anh ấy quen nhau từ năm ngoái, chưa đầy nửa năm em đã đồng ý làm vợ anh. Chúng em tiến hành hôn lễ rất nhanh chóng dưới sự mừng vui của hai bên gia đình. Sau đêm tân hôn tình cảm của anh ấy nhạt dần vì em đã không còn trinh trắng như anh ấy từng nghĩ.
Em là một đứa con gái sinh ra từ gia đình thuần nông, kinh tế không dư dả, mẹ em lại có bệnh. Hai chị em em phải tự bươn chải kiếm tiền mưu sinh và đi học đại học. Em đã có một mối tình sinh viên khó quên, nhưng rồi bạn trai đã bỏ đi theo một người con gái khác có gia cảnh điều kiện hơn em. Sau khi ra trường, vì chưa xin được việc đúng chuyên ngành nên chấp nhận làm công nhân cho một công ty. Rồi thời gian đó em gặp anh, tình cờ qua buổi đi chơi chung cùng đám bạn. Không ngờ anh đã phải lòng em và bắt đầu tán tỉnh, khi đó em vì chán nản, hận người yêu cũ nên chấp nhận anh, chấp nhận làm vợ anh.
Ảnh minh họa.
Ngày cưới em thấy anh vui lắm, anh quan tâm em lắm nhưng đó cũng chỉ là giả dối khi em biết anh vẫn liên lạc với người yêu cũ. Em đau đớn đến tột cùng vì giờ em đã làm đám cưới mà bị anh phản bội trong khi đó vợ chồng mới cưới nhẽ ra phải mặn nồng và phải hạnh phúc lắm. Nhưng không phải em buồn bã đêm nào cũng khóc, chồng thì vô tâm lạnh lùng với em. Khi biết mình mang thai, em vui lắm em cứ tưởng anh phải nhảy cẫng lên nhưng không phải anh chỉ nói một câu: “Vậy à”, làm em vụt tắt nụ cười trên môi, em thất vọng lắm.
Video đang HOT
Anh năm nay đã ngoài 30, cái tuổi này người ta mong có con lắm rồi chứ mà sao anh lại vậy? Ngày tháng trôi đi anh vẫn thế chẳng quan tâm gì tới em cả mà trong thời gian này em mệt nghén chẳng ăn uống được gì. Nhìn những cặp vợ chồng khác, vợ có bầu chồng yêu thương chăm sóc, động viên mỗi ngày mà em không khỏi chạnh lòng, tủi thân.
Giờ em phải làm như nào để anh ấy yêu và quan tâm đến em đây? Em có nên kết thúc cuộc sống hôn nhân nhàm chán này không khi cái thai trong bụng ngày một lớn dần lên. Em thực sự mệt mỏi. Mong mọi người hãy cho em lời khuyên.
Theo Ngoisao
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức
Các hoạt động giao dịch dân sự gắn với bất động sản và các loại tài sản có giá trị lớn (ô-tô, xe máy, tàu bay...) buộc phải đăng ký và tuân thủ quy định về hình thức có ý nghĩa quan trọng trong thực thi Luật Dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi, giảm tình trạng tranh chấp của các bên liên quan, cũng như góp phần quản lý nhà nước đối với các tài sản đó và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội...
Theo quy định tại iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành: "Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".
Còn theo dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang lấy ý kiến hoàn thiện thì mở rộng hơn các trường hợp loại trừ bị tuyên vô hiệu, tức thu hẹp hơn các hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; cụ thể, theo Khoản 1 iều 145 dự thảo thì iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành được chỉnh sửa như sau:
1. Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó;
b) Trường hợp chủ thể chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án cho phép thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sự trong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.
Trước hết, cần khẳng định việc quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của một số giao dịch tài sản có giá trị cao buộc các bên tuân theo, nếu không muốn bị tuyên giao dịch vô hiệu là cần thiết, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, khiến các chủ thể của giao dịch phải tuân thủ hình thức bắt buộc của giao dịch, giảm những tranh chấp phát sinh sau thỏa thuận và thực hiện giao dịch đối với các loại tài sản nêu trên.
Tinh thần này đều được quán triệt trong cả iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành và Khoản 1 iều 145 dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi).
Tuy nhiên, nội dung quy định của Khoản 1 iều 145 dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho thấy có sự tiếp cận cả về pháp lý và thực tế mở rộng, mềm dẻo và cụ thể hóa, sát hợp thực tế cuộc sống hơn so với quy định tại iều 134 Bộ luật Dân sự hiện hành.
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình giao dịch dân sự, nhiều tài sản đã được chuyển giao và công việc đã được thực hiện theo thỏa thuận, cam kết dân sự giữa các bên liên quan, mặc dù hoạt động giao dịch chưa được hoàn tất thủ tục bắt buộc về hình thức pháp lý gắn với nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Tình trạng này diễn ra không chỉ vùng núi, vùng sâu, vùng xa, mà còn ở các đô thị lớn, vùng đồng bằng, trung tâm hành chính; thường khá phổ biến ở các nơi và vào các thời điểm còn hạn chế về nhận thức pháp lý và các hoạt động dịch vụ tư pháp; giữa những người có quan hệ ruột thịt, họ hàng hay thân quen nhau, muốn thể hiện tình cảm, sự tin cậy nhau và thói quen chuẩn mực đạo đức truyền thống giữa các bên liên quan; thậm chí, có thể còn cả do người dân không đủ hay không muốn mất thêm chi phí cho các giao dịch dân sự này vì ngại lệ phí trước bạ quá cao, xa trụ sở cơ quan công quyền, thủ tục hành chính và các chi phí "bôi trơn" phiền hà, tốn kém...
Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều trường hợp, một bên tham gia giao dịch "tiếc của", muốn lấy lại các tài sản đã giao dịch trước đó, nên chủ ý nại ra tranh chấp và chủ động phát đơn kiện ra tòa để được tòa tuyên giao dịch vô hiệu vì chưa tuân thủ quy định hình thức pháp lý, buộc khôi phục nguyên trạng, của ai trả lại người nấy. Những trường hợp này khiến quyền lợi bên kia hoặc bên thứ ba liên quan bị thiệt hại nặng và tăng căng thẳng giữa những chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nguy cơ mất ổn định và làm tổn thương các chuẩn mực đạo đức và quan hệ xã hội truyền thống...
Chính vì thế, Dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi) bổ sung quy định mới dạng giao dịch dân sự loại trừ không bị tuyên vô hiệu nếu "Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó" như tại iểm a, Khoản 1 iều 145 là hết sức tích cực và tiến bộ, phù hợp với đời sống thực tế xã hội.
Sự bổ sung này: Một mặt, tạo cơ hội công nhận giao dịch dân sự đã hoàn tất và sự ổn định trong quản lý, sử dụng tài sản đã giao dịch trên thực tế; Mặt khác, buộc các cơ quan chức năng phải chủ động, tích cực tham gia hoàn tất thủ tục và chịu một phần trách nhiệm trong sự chưa tuân thủ các hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự, không đổ lỗi hoàn toàn cho người dân. Trong bối cảnh chuyển đổi, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền, sự điều chỉnh này còn giúp tránh gây xáo trộn, kiện cáo lạm dụng, giảm thiểu chi phí tiền bạc và thời gian liên quan với các tài sản đó cho người dân và cơ quan quản lý nhà nước.
TS NGUYỄN MINH PHONG
Theo_Báo Nhân Dân
Bi kịch mẹ bị tạt axit, con 2 tuổi đứng cạnh mù mắt Bé gái 2 tuổi đứng cạnh mẹ trong lúc mẹ gây gổ với hàng xóm và bị tạt axit là người chịu hậu quả nặng nhất, hoàn toàn thị lực, dù đã được cấp cứu. Vụ việc xảy ra ở thành phố Long Xuyên, An Giang. Được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), hôm nay, người mẹ vừa kêu cứu...