Yêu một ‘food boy’
Nhiều bạn trẻ đồng ý rằng những cuộc tình với “ food boy” hay “ food girl” thường lành mạnh về tinh thần nhưng lại dễ gây tăng cân vì người mình yêu thuộc “hệ ăn hàng”.
Bên cạnh “good boy/girl” (trai/gái tốt) hay “bad boy/girl” (trai/gái hư), giới trẻ nay có thêm cụm từ “food boy”, “food girl”.
Từ này lần đầu xuất hiện vào ngày 15/12/2020 qua dòng chia sẻ trên mạng của một cô gái về bạn trai mình: “Good boy cũng tốt đấy, nhưng mình thích food boy hơn” (Trai ngoan cũng tốt đấy, nhưng mình thích bạn nam nào mê đồ ăn hơn).
“Food boy/girl” được dùng để chỉ các chàng trai, cô gái yêu thích ẩm thực, có xu hướng thể hiện tình cảm với người mình thích bằng những món ăn ngon.
Nói cách khác, đồ ăn chính là ngôn ngữ tình yêu của những bạn trẻ này. Thậm chí, mọi hờn dỗi, cãi vã trong cuộc tình đều có thể hàn gắn bằng đồ ăn.
Thay vì đi xem phim, dạo phố, một cuộc hẹn lý tưởng đối với các chàng trai, cô gái thuộc “hệ đồ ăn” thường diễn ra tại quán ăn, nhà hàng.
“Người ta hẹn hò thì đi dạo, cà phê, hai đứa tôi hẹn nhau ăn hết chợ Hồ Thị Kỷ”, “Hồi anh mới tán tỉnh, mình 42 kg, yêu một năm, mình 50 kg”, “Hẹn hò vài năm, cả 2 đứa phải đưa nhau đi giảm cân gấp”, “Hồi mới yêu, anh hàng ngày mua hoa. Giờ đây, anh hàng ngày mua bánh tráng, trà sữa, mì trộn” là những chia sẻ của dân mạng.
Bên cạnh đó, nhiều người gật gù đồng ý rằng cuộc tình với các “food boy/girl” sẽ lành mạnh về mặt tinh thần vì nơi hẹn hò của cả hai chủ yếu là hàng ăn, và chủ đề chính khi trò chuyện là món ngon.
Tuy nhiên, một số khác than thở về cân nặng của mình sau khi trót phải lòng một “food boy” hay “food girl”. Sau một thời gian yêu đương, họ không khỏi bàng hoàng khi đứng lên bàn cân và nhận ra bản thân đã dung nạp quá nhiều “tình yêu” của đối phương.
6 bước đơn giản để tiết kiệm 80 triệu/năm vẫn sống thoải mái
Mỗi người sẽ có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nhưng luôn nhớ rằng, tiết kiệm 80 triệu/năm không phải là điều viển vông. Thay vì nghĩ rằng liệu nó có hiệu quả hay không, hãy đặt câu hỏi rằng: Bao giờ mình sẽ bắt đầu?
Rất nhiều mục tiêu và sự kiện trong cuộc đời của chúng ta phụ thuộc vào một yếu tố đó là tiền bạc. Tất nhiên, tiền bạc không phải là tất cả song không phải vì vậy mà chúng ta phủ nhận sự thật là tiền có thể đem lại cho chúng ta sự thoải mái hơn và những lựa chọn.
Bạn muốn nhanh chóng trả hết khoản nợ khi mua nhà? Bạn muốn có một chuyến du lịch cùng người thân yêu để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ? Bạn muốn tạm biệt những món nợ hồi sinh viên? Hay bạn muốn tăng các tài khoản đầu tư của mình?
Bài chia sẻ về cách tiết kiệm 80 triệu trong vòng 1 năm dưới đây có thể sẽ rất hữu ích cho bạn.
Video đang HOT
Nếu bạn từng phải trải qua những năm tháng vật lộn để tiết kiệm tiền trong quá khứ hay thậm chí là thất bại, điều này nghe có vẻ như giấc mơ viển vông nhưng đừng vì vậy mà gạch bỏ chúng. Đọc hết bài viết này và áp dụng vào thực tế, bạn sẽ thấy tiết kiệm được 80 triệu/năm là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn mà không khiến cuộc sống trở nên khổ sở.
Phân chia khoản tiết kiệm 80 triệu/năm
Khi nói đến cách để tiết kiệm 80 triệu trong vòng 1 năm, điều bạn cần làm là chia nhỏ con số này ra để biết được cụ thể hơn về những gì mình cần đạt được. Những con số chi tiết sẽ thúc đẩy bạn trên con đường tiết kiệm nhiều hơn là những lời nói "Tôi sẽ làm được
Những con số cụ thể sẽ giúp bạn biết được mình có làm được hay không. Tiết kiệm tiền cũng giống như giảm cân vậy, những con số sẽ không biết nói dối!
80 triệu/năm sẽ tương đương với việc bạn cần tiết kiệm 6,67 triệu/tháng. Bạn có thể tiếp tục chia nhỏ khoản tiền đó ra theo tuần để thấy gần gũi hơn. Nếu bạn được trả lương thành 2 lần mỗi tháng, bạn có thể chia khoản tiết kiệm kia thành 3,33 triệu cho mỗi lần lấy lương hoặc 1,67 triệu/tuần.
Quyết định chia nhỏ con số này đến mức nào là tùy thuộc vào bạn. Dưới đây là những gì bạn cần để có thể đạt được mục tiêu của mình.
Tìm cách tiết kiệm 80 triệu/năm
Sau khi đã cụ thể hóa con số cần tiết kiệm của mình, dưới đây là những cách để bạn hiện thực hóa được mục tiêu của mình.
1. Tiết kiệm các hóa đơn
Cách dễ nhất để bạn tiết kiệm 6,67 triệu/tháng là ngồi xuống và xem xét các khoản chi phí của mình. Những buổi ngồi thống kê chi tiêu và xem xét từng khoản mục sẽ khiến bạn bất ngờ vì số tiền mình đã chi ra và các khoản mình hoàn toàn có thể cắt giảm mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Bạn có đang đóng tiền internet, truyền hình cáp hay điện thoại bàn mà sử dụng rất ít không? Sự thật là ở rất nhiều gia đình, có các khoản chi vẫn được duy trì từ năm này qua năm khác mà không hề hoặc rất ít khi sử dụng nhưng chưa cắt vì ngại. Bạn có thể cắt hoàn toàn dịch vụ hoặc gọi điện cho nhà cung cấp để nhận được sự tư vấn về các gói cước phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng.
2. Cắt giảm việc ăn hàng
Ăn hàng là một sở thích và thói quen của rất nhiều người. Đừng nghĩ rằng phải là đến những nhà hàng sang chảnh thì mới tốn kém. Ngay cả khi đó là cà phê hay ăn trưa hàng ngày, khoản chi này vẫn sẽ "ngốn" một phần không nhỏ trong ngân sách của bạn.
Tiết kiệm được các khoản chi có tính chất thường xuyên chính là một trong những chìa khóa để bạn thành công trong việc tiết kiệm. Nếu yếu tố tiền bạc không đủ để thuyết phục bạn bắt đầu tự chuẩn bị bữa trưa mang đi làm, hãy nghĩ đến lượng calo bạn đang nạp vào người, những thực phẩm bạn không rõ nguồn gốc khi ăn ở ngoài hàng.
Hãy bắt đầu bằng việc giảm dần tần suất đi ăn hàng, những buổi hẹn lẩu nướng với bạn bè ở ngoài có thể thay bằng việc đến nhà của nhau dùng bữa. Với các bữa trưa, bạn có thể bắt đầu bằng mục tiêu mỗi tuần mang cơm đi là 2-3 ngày và tăng dần lên khi đã quen. Bạn sẽ nhận ra sự thay đổi đáng kể trong sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tài chính của mình. Rất nhiều món có thể chế biến đơn giản, giúp bạn không tốn nhiều thời gian cũng như công suất để thực hiện.
3. Giảm chi phí giải trí
Nếu bạn là một người thích xã giao, bạn có thể chi kha khá cho khoản này mà thậm chí không nhận ra điều đó. Những chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm, những buổi dã ngoại hay gặp gỡ, giao lưu bạn bè ngoài hàng... sẽ khiến bạn bất ngờ khi cộng lại số tiền mình đã chi ra.
Các hoạt động giải trí cho bản thân và tăng cường giao lưu, gặp gỡ bạn bè luôn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên vấn đề là bạn hoàn toàn có thể thực hiện những điều đó mà không tốn kém hoặc không tốn kém đến vậy. Sau khi đã biết số tiền trung bình mình chi ra cho khoản mục này mỗi tháng, hãy đưa ra một con số hợp lý hơn để tự đưa mình vào khuôn khổ. Bạn sẽ nhận ra rằng, những buổi gặp gỡ bạn bè tại nhà, cùng nhau xem phim và thưởng thức vài món ăn vặt tự làm không chỉ vui vẻ mà còn giúp bạn tiết kiệm ngân sách gấp đôi.
4. Tìm cách kiếm nhiều tiền hơn
Sự thật là nhiều người không thể cắt giảm 6,67 triệu/tháng bởi con số đó quá lớn so với chi phí thực sự của họ. Điều này không có vấn đề gì vì chúng ta làm những bước trên là để chắc chắn rằng mình đang chi tiêu hợp lý, không phí tiền cho những khoản chi không thực sự cần thiết.
Dù bạn là ai, có thu nhập là bao nhiêu đi chăng nữa, sẽ luôn tốt hơn khi có thêm một kênh thu nhập. Các tỷ phú, triệu phú và những người thành công nhất đều có nhiều nguồn thu nhập.
Đầu tiên và cũng là bước bạn không nên bỏ qua, sẽ quyết định rất nhiều đến sự nghiệp của bạn sau này, đó chính là yêu cầu tăng lương. Tất nhiên, bạn phải đảm bảo là mình hiểu về những gì mình đang làm, những đóng góp của bản thân cho công ty.
Hãy lập danh sách tất cả những thành tích của bạn trong năm qua và đưa ra đề nghị tăng lương. Nếu như đề xuất tăng lương chưa thực sự hợp lý, đừng ngần ngại hỏi cấp trên của bạn rằng bạn cần đào tạo hay học hỏi những kỹ năng gì để có thể đạt được bước tiến trong sự nghiệp. Những người lãnh đạo luôn đánh giá cao nhân viên có tinh thần cầu tiến, chủ động trong công việc.
Đôi khi, việc tăng lương không thực tế đối với vị trí của bạn hoặc công ty của bạn thì trong trường hợp đó, hãy nghĩ đến một vị trí ở công ty khác, nơi trả xứng đáng hơn với những đóng góp của bạn.
Nếu một công việc mới hoặc việc tăng lương không khả thi, bạn vẫn có thể kiếm được nhiều tiền hơn thông qua việc tăng các nguồn thu nhập. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên mạng đăng thông tin cho phòng không dùng đến (lâu dài hoặc ngắn hạn), làm thêm trong thời gian rảnh với công việc chạy xe ôm công nghệ hay nhận chăm sóc, cho thú cưng đi dạo theo giờ.
Bạn cũng có thể kiếm tiền từ việc dịch bài, biên tập sách, bán hàng online... Mỗi công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau và hãy yên tâm rằng, nhất định sẽ có thứ phù hợp với bạn.
Nếu không bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể làm những gì. Khi bạn khám phá ra bất kỳ khả năng hay niềm đam mê nào của mình, hãy nghĩ xem, liệu điều đó có thể mang tiền về cho bạn.
5. Tìm những cách dễ dàng để tự động hóa tiết kiệm
Một trong những cách tuyệt vời, giúp bạn tiết kiệm dễ dàng hơn chính là tiến hành tự động hóa nó. Hãy thiết lập chế độ chuyển thẳng tiền từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm vào mỗi kỳ lấy lương, chẳng hạn như 4 triệu/tháng. Việc chuyển ngay sang tài khoản tiết kiệm trước khi bạn kịp nhìn thấy nó, nghĩ xem sẽ tiêu gì, sẽ hạn chế bạn trong việc chi tiêu quá đà.
Nếu điều này còn lạ lẫm với bạn, hãy thử bằng cách tự đặt ra quy định rằng mình sẽ luôn chuyển một khoản tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm sau mỗi lần mua sắm ( 50 nghìn/lần hay nhiều hơn là tùy thuộc vào bạn). Do những khoản tiền này không quá lớn, khiến bạn không thực sự để ý nhiều mỗi lúc chuyển tiền nên chúng sẽ khiến bạn phải bất ngờ khi thống kê lại vào cuối năm hay 6 tháng/lần.
6. Phân biệt nhu cầu thực sự và mong muốn
Một trong những cách giúp bạn chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hiệu quả hơn, nhanh chóng đạt được mục tiêu chính là học cách phân biệt nhu cầu thực sự với mong muốn. Bằng cách ngồi lại và ngẫm nghĩ về các khoản chi, đâu là nhu cầu bạn thực sự cần, đâu chỉ là thứ bạn muốn sở hữu.
Bằng cách phân biệt hai khái niệm này và thử thực hành trong 1 tuần hay 1 tháng, bạn sẽ nhận ra rằng, thực tế nhu cầu cần thiết của mình là không nhiều, đa phần số tiền lãng phí đều vào những khoản không thực sự cần thiết. Đây cũng là cách để bạn đơn giản hóa cuộc sống, tiết kiệm dễ dàng mà không khiến bản thân trở nên khổ sở.
Sau tất cả, hãy luôn nhớ rằng bạn đang tiết kiệm để làm gì. Bạn xứng đáng với điều đó!
Bất cứ khi nào cảm thấy khó khăn hay thậm chí là nản lòng, hãy nhớ đến lý do tại sao bạn bắt đầu mục tiêu 80 triệu/năm này. Để những ngày tháng nghỉ hưu sẽ thoải mái hơn, không phụ thuộc con cháu? Để gia đình có được chuyến du lịch đáng nhớ trong năm sau? Để con cái sau này có được điều kiện học hành tốt hơn? Hay có thể là một phần của căn nhà riêng mà bạn vẫn luôn mơ ước.
Dù lý do đó là gì, hãy nhớ rằng bạn luôn xứng đáng.
Mỗi người sẽ có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nhưng luôn nhớ rằng, tiết kiệm 80 triệu/năm không phải là điều viển vông. Thậm chí bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn con số này rất nhiều lần với 6 bước tương tự đã được cung cấp. Thay vì nghĩ rằng liệu nó có hiệu quả hay không, hãy đặt câu hỏi rằng: Bao giờ mình sẽ bắt đầu?
Thu nhập tăng lên nhưng tuổi 30 dễ mắc phải 6 bẫy tiền bạc này Qua những năm tuổi 20 bỡ ngỡ khi mới bắt đầu sự nghiệp, ở tuổi 30 nhìn chung thu nhập của bạn đã tăng lên nhiều phần, công việc cũng thêm phần ổn định. Tuy nhiên đây cũng là lúc bạn dễ mắc phải 6 bẫy tiền bạc này. (*) Bài viết là chia sẻ của Phil Town, cố vấn đầu tư, nhà...