Yếu kém trong quản trị tài nguyên khoáng sản
Được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng việc quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện còn nhiều kẽ hở. Lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản diễn ra phổ biến.
Khai thác khoáng sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường
Thất thoát tài nguyên
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Vinh – Giám đốc trung tâm đối thoại doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) đánh giá: “Tài nguyên khoáng sản và dầu khí của Việt Nam tương đối phong phú với hơn 600 loại khoáng sản tại 500 điểm mỏ, quặng và khoảng 4,3 tỷ tấn dầu khí. Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp khai khoáng đã đóng góp gần 11% GDP đất nước, chiếm 25% tổng thu ngân sách và tạo việc làm cho khoảng 400.000 lao động, đồng thời, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác”. Tuy nhiên, khoáng sản Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, hiệu quả sử dụng thấp, tỷ lệ thất thoát cao, để lại nhiều hậu quả về môi trường, xã hội.
Cùng quan điểm này, ông Phạm Quang Tú – Phó viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) thông tin thêm: “Mới đây, trong báo cáo quản trị tài nguyên được một cơ quan của Mỹ thực hiện điều tra, Việt Nam xếp thứ 43/58 quốc gia tham gia xếp hạng. Bảng xếp hạng chia làm 4 cấp: mức độ cao, đáp ứng một phần, yếu và không đáp ứng được. Việt Nam đứng ở vị trí cuối cùng của cấp bậc yếu, rất dễ rơi vào mức độ không đáp ứng được và mất kiểm soát về tài nguyên khoáng sản”.
Một điểm đáng chú ý khác là sự thiếu minh bạch trong hoạt động và chia sẻ lợi ích liên quan đến khoáng sản chưa công bằng. Các chuyên gia cho rằng, lợi ích từ khoáng sản doanh nghiệp được hưởng lợi 49-50%; Nhà nước hưởng 34% thông qua nguồn thu thuế, phí và người dân chỉ được hưởng 13% từ sức lao động bỏ ra. Như vậy, chủ thể chính của tài nguyên khoáng sản là người dân lại được hưởng rất ít lợi ích. Nhà nước đại diện lợi ích nhân dân cũng hưởng ít hơn doanh nghiệp trong khi họ phải đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết các hậu quả xã hội.
Quản trị dựa trên báo cáo của doanh nghiệp
Theo ông Phạm Quang Tú, quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều kẽ hở, chưa minh bạch. Lãnh đạo Viện CODE cho rằng: “Nhà nước hiện đang thu ngân sách từ khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác doanh nghiệp tự khai báo. Có rất nhiều loại khoáng sản nhưng doanh nghiệp chỉ thường xuyên báo cáo các loại khoáng sản có giá trị thấp”. Các chuyên gia đánh giá, nhiều nước trên thế giới để doanh nghiệp tự khai báo, nhưng ở Việt Nam không thể trông chờ vào sự tự giác của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong hoạt động điều tra địa chất và cung cấp thông tin khoáng sản cũng có những “khoảng tối” dễ nảy sinh nguy cơ tham nhũng. Một doanh nghiệp muốn được phê duyệt trữ lượng mỏ khoáng sản cần phải bỏ chi phí chính thức khoảng 110 triệu đồng; có doanh nghiệp phải chi tới 1,2 tỷ đồng.
Bà Clare Short – Chủ tịch Ủy ban Sáng kiến minh bạch công khai khoáng sản – EITI quốc tế cho hay, nếu quản trị tốt tài nguyên khoáng sản, các quốc gia không chỉ tăng thêm nguồn thu, hạn chế các tác động xấu về môi trường, xã hội; giảm thất thu, buôn lậu khoáng sản mà còn dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Liên minh EITI đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho các quốc gia muốn tham gia EITI. Việc quan trọng nhất là Việt Nam phải minh bạch được nguồn thu khoáng sản.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT thì “Minh bạch nguồn thu với đất nước như Việt Nam thì chưa đủ; vẫn còn tình trạng cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản này nhưng họ lại khai thác khoáng sản khác. Mỗi nước nên tạo khung tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện của mình…”.
Ông Phạm Quang Tú cho rằng: “Việt Nam tham gia sáng kiến này khá chậm so với nhiều quốc gia khác”. Hiện tại, Bộ Công Thương đang ráo riết xin ý kiến các bộ ngành khác về vấn đề này nhằm sớm đưa Việt Nam tham gia vào sáng kiến.
Đại diện nhóm khoáng sản Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VDF) bày tỏ: “Tôi rất tiếc vì đất nước giàu khoáng sản như Việt Nam lại đầu tư, sử dụng công nghệ thấp vào khai thác khoáng sản. Ngành công nghiệp khoáng sản phải được quản trị tốt ở Việt Nam. Mới có 10% mỏ khoáng sản được sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, chủ yếu ở độ sâu dưới 100m nên còn nhiều lãng phí, thất thoát khoáng sản lớn và mất hết giá trị”.
Theo ANTD
Nhấn mạnh vai trò của doanh nhân
Hôm qua, 19-3, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo để cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ông Vũ Xuân Tiền -Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty tư vấn VFAM VN cho rằng, trong giai đoạn mới của sự phát triển nền kinh tế quốc dân, doanh nhân sẽ ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng: "Tôi cho rằng, cần bổ sung vào khoản 2 điều 34 của Dự thảo Hiến pháp: "Đội ngũ doanh nhân được Nhà nước khuyến khích để ngày càng lớn mạnh, có năng lực, trình độ, phẩm chất, uy tín cao trong hoạt động kinh doanh".
Còn theo ông Lê Duy Bình - đại diện Công ty Economica Việt Nam, vai trò của đội ngũ doanh nhân chưa được thể hiện rõ trong Hiến pháp sửa đổi. Xuyên suốt bản Hiến pháp 1992 cũng như dự thảo sửa đổi, cụm từ "doanh nhân" cũng không được đề cập. Điều này đã gây không ít băn khoăn cho cộng đồng doanh nhân. Theo ông Bình, mỗi năm Việt Nam có gần 80.000 doanh nghiệp ra đời, cả nước hiện có trên 600.000 doanh nghiệp và 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, 133.000 hợp tác xã và trang trại... Nếu chỉ tính 1 doanh nghiệp có 2-3 doanh nhân và mỗi hộ kinh doanh cá thể và trang trại có 1 doanh nhân thì cả nước đã có hàng triệu doanh nhân đang lao động, tạo ra của cải cho bản thân, đất nước. Doanh nhân đang đóng góp trên 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách, chiếm gần 70% lực lượng lao động xã hội; do vậy đã trở thành lực lượng xã hội quan trọng.
Theo ANTD
Cảnh giác với những công ty "ma" trên Facebook Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã và đang tìm việc làm thêm qua Facebook - một kênh truyền thông hữu hiệu để PR, đăng thông tin tuyển dụng của nhiều công ty "ma". Rất nhiều công việc bán thời gian, lương cao Facebook đã trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với số lượng người dùng đông đảo thuộc mọi tầng...