“Yêu” hay bị cưỡng hiếp cũng đau như nhau!
Các nhà khoa học Đan Mạch đã cho một kết quả khá bất ngờ: Những tổn thương bên trong “cô bé” khi quan hệ tự nguyện hay bị cưỡng bức đều tương đương nhau!
Hình minh họa
Các nhà khoa học đã tiến tới nghiên cứu này sau nhiều nghi vấn trước đó về việc cho rằng các tổn thương trong “cô bé” được coi là một bằng chứng của tội phạm hiếp dâm.
Khi cảnh sát trên khắp thế giới điều tra các vụ cưỡng hiếp, dấu tích của các vết thương trong âm đạo của nạn nhân thường được xem là dấu hiệu của việc liệu đó có phải là một vụ cưỡng hiếp hay không.
Trước khi kết quả nghiên cứu này được công bố, có nhiều trường hợp trong đó người đàn ông bị kết án tội hiếp dâm, án có thể lên tới chung thân, dựa vào bằng chứng là các vết thương như nói ở trên.
Tuy nhiên, nghiên cứu sâu so sánh các vết thương của các sinh viên điều dưỡng tại Đại học Nam Đan Mạch và các nạn nhân bị xâm hại tình dục cho thấy các tổn thương hoàn toàn không có sự khác biệt.
Video đang HOT
Birgitte Schmidt Astrup, nghiên cứu sinh tại Viện Pháp y thuộc Đại học Nam Đan Mạch cho biết trên tờ ScienceNordic: “Kết quả của nghiên cứu mới này thực sự lý thú. Các tổn thương âm đạo đối với quan hệ tình dục tự nguyện và cưỡng bức hoàn toàn tương tự nhau. Chính vì vậy, các tổn thương này sẽ không còn được coi là cơ sở của các vụ án về hiếp dâm nữa.
Nữ nghiên cứu sinh này còn nhấn mạnh thêm rằng nghiên cứu mới này có thể dẫn tới nhiều cuộc tranh luận về việc liệu các phán quyết trước đây liên quan đến các vụ hiếp dâm có bị xử sai?
Theo Daily Mail, nghiên cứu thực hiện đối với 110 sinh viên điều dưỡng ở độ tuổi khoảng 20, và 39 nạn nhân bị cưỡng hiếp thuộc Trung tâm Nạn nhân bị tấn công tình dục thuộc Bệnh viện Đại học Odense (Đan Mạch). Tất cả đều được kiểm tra sau 28 giờ quan hệ tình dục trước đó.
Kết quả cho thấy thương tổn âm đạo được phát hiện tại 36% nạn nhân bị tấn công tình dục, và 34% sinh viên điều dưỡng.
Các nữ sinh viên tham gia nghiên cứu đều không hề liên quan đến các hành động tình dục cuồng bạo và cũng không sử dụng bao cao su cũng như các dụng cụ khác.
Tất nhiên các nhà khoa học cũng đã tính đến yếu tố về “ chất bôi trơn” không hề giống nhau ở phụ nữ có thể dẫn đến những tổn thương khác nhau. Chẳng hạn như, trước đó các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng phụ nữ da trắng có thể chịu đựng các tổn thương âm đạo lớn hơn gấp 5 lần so với các phụ nữ khác. Tuy nhiên, với kết quả nói trên, nghiên cứu nãy hẳn sẽ khiến người ta xem xét lại nhiều vấn đề.
Theo VNE
Chê bao cao su, nam đồng tính dễ bị bệnh thế kỷ
Do quá tin bạn tình, thiếu kiến thức phòng bệnh nên nhiều người đàn ông thuộc "thế giới thứ ba" đã phải ôm hận vì dính bệnh AIDS.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng can thiệp và giảm tác hại, Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TP HCM cho biết, khảo sát của ủy ban cùng Viện Pasteur TP HCM cho thấy có đến 14% bệnh nhân HIV là người đồng tính nam quan hệ tình dục cùng giới. Con số này tuy thấp hơn nhóm gái mại dâm và tiêm chích ma túy, song vẫn đáng báo động.
Kết quả thống kê trên cả nước từ năm 2006 đến năm 2009 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho thấy có khoảng 16% người nhiễm HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục với nam.
"Qua điều tra, phần lớn các bệnh nhân HIV là người đồng tính nam cho biết họ ít hoặc thậm chí không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Riêng điều tra của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy chưa đến 40% người đồng tính dùng bao. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh lây lan", bác sĩ Huệ nói.
Ông Tùng Vũ, Chủ tịch quốc gia nhóm công tác kỹ thuật MSM (người quan hệ đồng tính nam) cũng nhìn nhận tỷ lệ người đồng tính dùng bao cao su khi quan hệ tình dục là rất thấp.
"Một số người cho rằng nam và nam quan hệ không có nguy cơ lây bệnh. Số khác thấy bạn tình trẻ trung đẹp trai chủ quan bạn không mắc bệnh. Bên cạnh đó, sự kỳ thị của xã hội cũng khiến người đồng tính quan hệ lén lút, bất chợt nên không có được các biện pháp tình dục an toàn", ông Vũ nói.
Bạn Xuân Phú, quản trị một diễn đàn đồng tính nam tại TP HCM thì cho rằng, nguyên nhân khiến người đồng tính nam không dùng bao cao su khi quan hệ vì chê bao gây mất cảm giác.
"Trong khi đó, yêu qua hậu môn nếu không có bao và chất bôi trơn sẽ rất dễ gây rách da chảy máu. Đây là nguyên nhân dính bệnh truyền nhiễm", Phú nói.
Theo bác sĩ Huệ, dù ngày nay các phương tiện hỗ trợ tình dục đồng giới nam như bao cao su có kèm chất bôi trơn đã có, song điều quan trọng vẫn là ý thức và kỹ năng của người trong cuộc. "Biện pháp đã có nhưng các bạn ấy vẫn không hiểu và dùng thì cũng bằng không", bà Huệ nói.
Cũng theo đại diện của Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TP HCM, nếu tính theo tỷ lệ 1,5 đến 2% đàn ông từ 15 đến 49 tuổi mà Cục phòng chống AIDS từng thống kê, chỉ riêng thành phố đã có khoảng 20 nghìn nam quan hệ tình dục nam có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
"Chính vì thế nếu bản thân người đồng tính nam không ý thức phòng bệnh thì tỷ lệmắc HIV của giới này không dừng lại ở con số 14%", bác sĩ Huệ cảnh báo.
Theo VNE
Lâu không làm "chuyện ấy", liệu có ảnh hưởng gì? Đã hơn 1 năm, tôi không làm "chuyện ấy" với ai. Liệu điều đó có ảnh hưởng gì khi tôi quay lại với việc ân ái? Không. Có thể bạn sẽ cảm thấy đau một chút khi bạn làm "chuyện ấy" với anh chàng đầu tiên sau một thời gian dài không quan hệ nhưng bạn có thể dùng chất bôi trơn để...