Yêu cầu xử lý nghiêm các vụ ngộ độc đồ ăn chay
Trước tình trạng hàng loạt vụ ngộ độc đồ ăn chay gây chết người trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu các địa phương giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay trong tất cả các khâu; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo Bộ NN&PTNT, thời gian gần đây, do nhu cầu sử dụng đồ ăn chạy của người dân tăng cao, khiến nguồn cung loại thực phẩm này tăng nhanh, khó kiểm soát về chất lượng. Thực tế cho thấy, như vụ ngộ độc Pate Minh Chay năm 2020, sản phẩm chay tháng 3/2021 tại Bình Dương,… đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của các đơn vị kinh doanh thực phẩm chay trong nước.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý liên quan phổ biến quy định pháp luật, hướng dẫn, tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay.
Video đang HOT
Cụ thể, các đơn vị sản xuất, kinh doanh đồ ăn chay không được dùng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến nằm ngoài danh mục sản xuất kinh doanh của Bộ Y tế. Trong quá trình sản xuất, phải đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nhân.
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tuyên truyền phổ biến cho người tiêu dùng lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm nói chung và thực phẩm chay nói riêng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ mua sản phẩm được bảo quản đúng như trên nhãn dán nhà sản xuất về nhiệt độ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng…
Đặc biệt, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chay từ khâu nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và bày bán sản phẩm; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
“Các trường hợp phát hiện vi phạm cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết không mua, tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm”, Bộ NN&PTNT nêu rõ.
Sau nhiều vụ ngộ độc pate, TPHCM thu hồi 13 sản phẩm của Minh Chay
Ngày 31/8, Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM đã có văn bản gửi UBND 24 quận huyện về việc thu hồi sản phẩm của Minh Chay.
TPHCM yêu cầu thu hồi 13 sản phẩm của Minh Chay
Theo đó, Ban ATTP TP yêu cầu 24 quận huyện triển khai kiểm tra, giám sát trên thị trường, chủ động thu hồi các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới (tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) và thông báo số lượng cụ thể về Ban Quản lý ATTP TP gồm 13 sản phẩm như: Pate Minh Chay, pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri Hương thảo mộc, Giò lụa lúa mì, Muối lạc truyền thống, Chả quế lúa mì, Muối vừng bát bảo, Giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi.
Thực phẩm chay đóng hộp, chế biến sẵn được bán tại nhiều chợ ở TPHCM
Tổ chức thông tin cảnh báo khẩn cấp cho người tiêu dùng trên địa bàn tạm thời không mua, không sử dụng các sản phẩm của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới và thông báo cho cơ quan chức năng y tế tại địa phương nếu còn sản phẩm.
Đối với sản phẩm "Pate Minh Chay" ngừng ngay việc sử dụng sản phẩm, niêm phong sản phẩm và phần sản phẩm còn lại nếu còn và bảo quản ở khu vực riêng biệt; theo dõi, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.
Đề xuất phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của thành phố tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý và ngăn chặn kịp thời các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm (nếu có) trên địa bàn.
Ban ATTP TP yêu cầu các đơn vị nhanh chóng tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện về Ban Quản lý ATTP - Phòng Quản lý Ngộ độc thực phẩm trước ngày 15/9 để tổng hợp, báo cáo UBND TP và Cục ATTP Bộ Y tế.
Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong khoảng thời gian từ 24/7 đến 30/7, khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận và điều trị cho 5 bệnh nhân bị sụp mi, liệt cơ hô hấp sau khi ăn cùng một loại thực phẩm pate chay đóng hộp.
Tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cũng đang điều trị cho 2 bệnh nhân là chị em tuổi trung niên ở Long An bị ngộ độc botulinum sau khi ăn món pate Minh Chay.
Hà Nội triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" Ngày 8-4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2021. Theo kế hoạch, ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, "Tháng hành động" năm 2021 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền...