Yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá vì xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
Phó phát ngôn viên Phạm Thu Hằng nhấn mạnh các hoạt động của tàu cá Trung Quốc trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Ảnh chụp vệ tinh ngày 1-11 cho thấy nhóm tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại đá Ba Đầu – Ảnh: PLANET LABS
Ngày 4-11, tại cuộc họp báo thường kỳ, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về sự xuất hiện trở lại của các tàu cá Trung Quốc ở đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phó phát ngôn viên Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa là phù hợp với luật pháp quốc tế, được hưởng các quyền chủ quyền, quyền tài phán theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Video đang HOT
Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn “kiên quyết kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp và chính đáng trên”.
“Việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quy định của UNCLOS 1982 và đi ngược lại tinh thần, nội dung Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi các vùng biển trên, tôn trọng chủ quyền Việt Nam”, bà Hằng nêu yêu cầu.
Theo các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 1-11 của công ty Planet Lab, hàng chục tàu cá Trung Quốc đã trở lại đá Ba Đầu sau vài tháng vắng bóng.
Trong một báo cáo công bố ngày 22-10, Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Mỹ cho biết số tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu đã tăng lên trong 3 tháng trở lại đây. Một ảnh vệ tinh chụp ngày 17-10 cho thấy có gần 150 tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu, gần bằng số tàu xuất hiện tại khu vực hồi tháng 4 rồi.
Theo AMTI, phân tích hình ảnh cho thấy nhiều khả năng đây là các tàu dân quân biển do chúng không có hoạt động đánh bắt nào, nhiều chiếc có kích thước lớn (>50m). Tàu cảnh sát biển và tàu cá của Việt Nam cũng có mặt tại đá Ba Đầu vào giữa tháng 10 vừa qua.
Trong sự kiện vào tháng 4, phía Trung Quốc giải thích các tàu cá của nước này vào đá Ba Đầu để tránh trú thời tiết xấu. Tuy nhiên Philippines, một quốc gia có yêu sách hàng hải tại khu vực, cáo buộc đây là các tàu dân quân biển và tỏ ra cảnh giác vì lo sợ sự kiện Scarborough 2.0.
Hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa?
Hình ảnh ngày 7.3 cho thấy hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc ngang nhiên dàn hàng gần đá Ba Đầu tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hình ảnh các tàu dân binh Trung Quốc dàn hàng gần đá Ba Đầu . NTF-WPS
Reuters hôm qua 21.3 đưa tin Lực lượng chuyên trách biển Tây Philippines (NTF-WPS) đã nhận được báo cáo của lực lượng tuần duyên nước này về việc hàng trăm tàu dân binh của Trung Quốc xuất hiện tại khu vực đá Ba Đầu (Whitsun), thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) cho hay khoảng 220 tàu được cho là điều khiển bởi lực lượng dân quân biển Trung Quốc dàn đội hình hàng ngang gần đá Ba Đầu vào ngày 7.3.
Theo thông tin của NTF-WPS, dù thời tiết quang đãng nhưng những tàu của Trung Quốc vẫn không tham gia hoạt động đánh bắt, mà chỉ bật nhiều đèn trắng lên vào ban đêm. NTF-WPS cho rằng sự việc trên gây quan ngại về khả năng Trung Quốc đánh bắt quá mức và hủy diệt môi trường biển, cũng như gây nguy cơ đối với an toàn hàng hải. Thông cáo cho biết Philippines sẽ tiếp tục quan sát tình huống trên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bình luận về các thông tin trên.
Nhận định về sự xuất hiện của các tàu dân binh Trung Quốc, Giáo sư Alexander L. Vuving tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Honolulu (Mỹ) cho rằng Trung Quốc có thể đang dùng thủ đoạn ở bãi cạn Scarborough nhằm ngang nhiên giành quyền kiểm soát trên thực tế tại đá Ba Đầu vốn có vị trí chiến lược. "Trung Quốc từng tìm cách chiếm đá này vào thập niên 1990 nhưng không thành công, nhưng lần này có thể khác", ông cảnh báo. Ông nhắc lại việc Việt Nam là bên đầu tiên lên tiếng về đá Ba Đầu, phản đối việc Trung Quốc cho các binh sĩ đổ bộ lên đó vào năm 1992, nên Trung Quốc có thể đã thay đổi chiến lược.
Năm ngoái, hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc cũng hiện diện tại đá Ba Đầu và Én Đất, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khi đó, tại buổi họp báo chiều 14.5.2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Chúng tôi luôn theo sát các hoạt động trên Biển Đông và cho rằng hoạt động của các nước cần tuân thủ các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển".
Sốc vì Covid: 79.000 hành khách 'tháo chạy', sân bay không một bóng người! Lần thứ 4 Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, diễn biến "nóng bỏng" của đại dịch chặn đà phục hồi tăng trưởng hàng không nội địa. Sân bay "nguội lạnh", hành khách vắng vẻ, hãng vận chuyển lại lâm nguy. Những ngày qua, dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng ở nhiều tỉnh, thành, với các ca mắc mới không ngừng tăng đã gây...