Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu dầu khí gần Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu dầu khí gần quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và yêu cầu hủy ngay việc mời thầu này.
Ngày 31/8, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28/8, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị”.
Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Nhóm đảo An Vĩnh, trong đó có đảo Cây, nhìn từ trên không. Ảnh: Oceandots
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thành lập trụ sở của cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa trên đảo, thiết lập cơ sở đồn trú quân sự cũng như xây dựng các công trình hạ tầng trên Hoàng Sa. Việt Nam phản đối những hành động này.
Trong số 26 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc mời có 22 lô trên Biển Đông, một lô ở vịnh Bột Hải và số còn lại ở biển Hoa Đông, gần nơi có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Hồi tháng 6, cũng công ty này đã ngang nhiên gọi thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một hành động bị Việt Nam cũng như nhiều chuyên gia, học giả quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Theo VNE
Thuốc đấu thầu mỗi nơi một giá
Tại hội nghị về công tác đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 24-8, nhiều bất cập trong quá trình thực hiện quy định về đấu thầu thuốc hiện nay đã được chỉ ra.
Chẳng hạn như trong năm 2001, cùng một loại thuốc thành phẩm, do cùng cơ sở sản xuất lại có sự chênh lệch bất hợp lý giữa các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau. Ví dụ: thuốc Perabact nhập khẩu từ Ấn độ, đấu thầu vào tỉnh Đồng Tháp có giá 18.000 đồng/hộp nhưng đấu thầu vào tỉnh Cần Thơ lại lên 30.000 đồng/hộp thuốc Trikapezon do Công ty Pharbaco của nước ta sản xuất, đấu thầu vào BV Phổi trung ương có giá 28.000 đồng/lọ nhưng tại BV Trung ương Huế giá đấu thầu là 36.750 đồng/lọ thuốc Redliver do Công ty CP dược vật tư y tế Hải Dương sản xuất đấu thầu vào BV Nội tiết Trung ương là 1.500 đồng/ viên, vào Viện Bỏng quốc gia là 1.800 đồng/ viên... Cá biệt có loại thuốc khi đấu thầu giá cao hơn giá mặt hàng biệt dược gốc.
Tại hội nghị, các ý kiến đã đề xuất hướng dẫn nộp hồ sơ mời thầu theo các tiêu chí thống nhất tại tất cả các địa phương, đơn vị, tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu. Đặc biệt, cần quản lý giá thuốc theo thặng số bán buôn tối đa toàn chặng, tránh tình trạng giá thuốc bán buôn cao gấp nhiều lần giá nhập khẩu, thuốc qua nhiều công ty phân phối bị đẩy giá lên cao.
Theo ANTD
Philippines mời thầu dầu khí trên Biển Đông Philippines hôm nay sẽ tiến hành mời thầu thăm dò ba lô trên Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên này vẫn tiếp diễn. Ngư dân Philippines đánh cá gần đảo Palawan. Ảnh: AFP Ba khu vực mà Philippines mời thầu nằm ở phía tây nam của đảo Palawan, được cho là...