Yêu cầu tăng hình phạt tù đối với Minh “Sâm”
Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng, hành vi của băng nhóm Minh “Sâm” gây ra rất nguy hiểm cho xã hội, gây bức xúc, bất bình trong quần chúng nhân dân. Nhưng, bản án cấp sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Ninh quá nhẹ, không nghiêm minh, không có tác dụng giáo dục đối với các bị cáo và đấu tranh phòng ngừa tội phạm, cần tăng hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Minh (Minh “Sâm”) trước tòa. Ảnh: Anh Tuấn
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ về việc xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Minh “Sâm” cùng đồng phạm, Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm số 19/2016/HSST ngày 1 và 2/6/2016 của TAND tỉnh Bắc Ninh đối với Minh “Sâm” và 8 bị cáo.
Năm 2014, cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen” do trùm giang hồ Nguyễn Ngọc Minh (SN 1960, tức Minh “Sâm”, Giám đốc Cty TNHH Đại An – trụ sở tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) cầm đầu.
Video đang HOT
Kết thúc điều tra, cơ quan CSĐT – Bộ Công an xác định Minh “Sâm” và đồng phạm đã cưỡng đoạt hơn 459 triệu đồng và thu lời bất chính hơn 5,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cáo trạng truy tố Minh “Sâm” và đồng phạm, số tiền mà các bị hại bị cưỡng đoạt là hơn 184 triệu đồng. Đến bản án sơ thẩm, TAND tỉnh Bắc Ninh xác định chỉ còn 9 bị hại với số tiền bị cưỡng đoạt là hơn 117 triệu đồng.
Qua xem xét hồ sơ vụ án, VKSND Cấp cao tại Hà Nội xác định, CQĐT đã lấy lời khai của 17 bị hại, tất cả đều khẳng định là bị đe dọa, bị cưỡng ép phải nộp phí. Nhưng TAND cấp sơ thẩm nhận định CQĐT không lấy lời khai của những người bị hại là phiến diện, không chính xác. Lời khai của những người bị hại trong quá trình điều tra phù hợp với các phiếu thu tiền và chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án nên có đủ cơ sở kết luận có 17 bị hại bị cưỡng đoạt tổng số tiền hơn 459 triệu đồng. Như vậy, truy tố của Viện KSND tỉnh Bắc Ninh và bản án cấp sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên là chưa chính xác, không đánh giá đúng các chứng từ, tài liệu đã thu thập trong hồ sơ vụ án.
Đồng thời VKSND Cấp cao cho rằng, hành vi của băng nhóm Minh “Sâm” gây ra rất nguy hiểm cho xã hội, gây bức xúc, bất bình trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế trên địa bàn, các bị cáo đều có tình tiết tăng nặng nên không đủ điều kiện để được áp dụng Điều 47 BLHS (áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong vụ án), nhưng TAND cấp sơ thẩm vẫn áp dụng cho tất cả các bị cáo dẫn đến hình phạt chưa đúng với quy định của pháp luật, quá nhẹ, không nghiêm minh, không tương xứng với hành vi phạm tội, không có tác dụng giáo dục đối với các bị cáo và đấu tranh phòng ngừa tội phạm, cần tăng hình phạt. Ngoài ra cần làm rõ hành vi “cưỡng đoạt tài sản” của bị cáo Quách Văn Lộc.
Ngày 2/6, TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên phạt 24 tháng tù giam đối với Minh “Sâm”. Con gái và con rể của ông trùm này là Nguyễn Thu Hằng (SN 1992) và Trần Thái Sơn (SN 1991) cùng bị tuyên án bằng đúng thời gian bị tạm giam, 17 tháng 19 ngày tù và 18 tháng 6 ngày tù. Các bị cáo còn lại cũng lần lượt bị tuyên từ 18 tháng 6 ngày tù đến 18 tháng 13 ngày tù, bằng thời gian tạm giam của từng bị cáo. Riêng bị cáo Nguyễn Văn Hòa (SN 1975, ở TP Thái Nguyên) được hưởng 15 tháng tù treo.
Theo Dương Lê (Tiền phong)
Kháng nghị vụ án Minh "Sâm" và đồng phạm
Theo nguồn tin của Dân Việt, vụ án Nguyễn Ngọc Minh tức Minh "Sâm" vừa bị Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội ra kháng nghị.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh án TAND Tối cao - cho biết, vụ án Minh "Sâm" và đồng phạm bị Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội ra kháng nghị, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ xếp sắp lịch để tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
Trước đó, ngày 1 và 2.6.2016, vụ án Minh "Sâm" và đồng phạm đã được TAND tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử sơ thẩm. Thẩm phán Phạm Minh Tuyên - Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh - làm chủ tọa.
Minh "Sâm" (đứng đầu, trước vành móng ngựa) và các đồng phạm tại tòa.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Ngọc Minh và 8 bị cáo khác cùng bị truy tố về tội Cưỡng đoạt tài sản, có một bị cáo bị truy tố về tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Theo bản án của TAND tỉnh Bắc Ninh, có 8 bị cáo bị tuyên phạt tù bằng đúng thời gian họ bị tạm giam trước đó (đa số tạm giam trên một năm). Minh "Sâm" là bị cáo phải nhận án nặng nhất là 24 tháng tù giam, bị cáo Nguyễn Văn Hòa nhẹ nhất là 15 tháng tù cho hưởng án treo.
Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ - đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng phạm để giải quyết tiếp vụ án theo trình tự tố tụng phúc thẩm đúng pháp luật, xử lý nghiêm tội phạm. Lý do là các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin bài phản ánh việc đối tượng Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng phạm là đối tượng "xã hội đen" bị TAND tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử hình sự sơ thẩm ngày 1.6.2016 với mức án thấp, thông tin báo chí và dư luận xã hội không đồng tình.
Sau khi các cơ quan tố tụng T.Ư xem xét, Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đã ra kháng nghị cho rằng bản án dành cho các bị cáo là nhẹ, cần phải xét xử phúc thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt. Nói về vấn đề này, Thẩm phán Phạm Minh Tuyên cho biết: "Tôi và Hội đồng xét xử cho rằng bản án dành cho Minh "Sâm" và các bị cáo trong vụ án là thỏa đáng nhưng cấp trên cho rằng còn nhẹ đó là quyền của cấp trên".
"Khi công an tiến hành bắt Minh "Sâm" và đồng phạm, báo chí và dư luận rất ầm ĩ, nói là trùm xã hội đen, thế này, thế khác, dẫn đến hàng trăm cảnh sát vào cuộc. Sau này Bộ Công an điều tra cũng chỉ kết luận hành vi của các bị cáo là như vậy chứ không có gì khác" - Thẩm phán Tuyên chia sẻ.
Theo truy tố, trong khoảng tháng 6.2012 đến tháng 5.2014, tại xã Phù Khuê, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), Nguyễn Ngọc Minh là Giám đốc Công ty TNHH Đại An (có trụ sở tại Khu công nghiệp Dốc Sặt, phường Đông Ngàn) đã tiến hành xây dựng và thành lập chợ Phù Khuê Đông và chợ Phù Khuê Thượng. Dự án trên được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt. Ngoài ra Minh "Sâm" còn xây dựng và thành lập chợ Đồng Bèo. Sau khi các chợ này đi vào hoạt động, Minh "Sâm" không làm văn bản, tờ trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nội quy, quy chế hoạt động của chợ mà Minh tự lập ra Ban quản lý chợ và tự đề ra các quy định nộp các phí như phí bến bãi, xe công nông. Đồng thời Minh "Sâm" chỉ đạo, phân công trách nhiệm từng nhân viên của Ban quản lý chợ Đồng Bèo, bắt buộc các xe gỗ đi vào khu vực các chợ trên hoặc đi vào đường Nguyễn Văn Cừ, xã Phù Khuê, Từ Sơn phải nộp phí. Trường hợp lái xe hoặc chủ gỗ nào không nộp tiền thì lập tức bị đàn em của Minh "Sâm" không cho dừng, đỗ, xuống gỗ tại các khu vực chợ. Trường hợp nào không chấp hành, Minh "Sâm" chỉ đạo đàn em gây khó khăn bằng cách điện báo cho cơ quan chức năng đến xử lý về những lỗi vi phạm hành chính như chở quá tải... Điểm đáng chú ý trong vụ án là cơ quan tố tụng xác định Minh "Sâm" và đồng phạm cưỡng đoạt hơn 184 triệu đồng của 12 bị hại. Tuy nhiên đến phiên tòa có 3 trường hợp bị hại xin rút đơn, họ cho rằng tự nguyện nộp tiền cho nhân viên của Minh "Sâm" chứ không phải bị đe dọa, ép buộc. Như vậy, vụ án chỉ còn 9 bị hại, số tiền cưỡng đoạt của các bị cáo là gần 118 triệu đồng.
Theo Danviet
Thượng tướng Lê Quý Vương: Lúc đầu nghi ngờ Minh "Sâm" có liên quan tới ma túy Bên hành lang Quốc hội ngày 20.7, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã lý giải với Dân Việt nguyên nhân lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vào cuộc điều tra vụ án Minh "Sâm". Thưa ông, trước việc Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các cơ quan chức năng xem xét...