Yêu cầu Sông Tranh 2 thực hiện nghiêm phương án phòng chống lũ
Ngày 13/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa phê duyệt phương án phòng chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập thủy điện Sông Tranh 2 năm 2012 do Công ty thủy điện Sông Tranh lập Sở NN&PTNT thẩm định, trình phê duyệt.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Công ty thủy điện Sông Tranh, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh và các Sở ban ngành, địa phương, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập thủy điện Sông Tranh 2 năm 2012 được phê duyệt.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu thủy điện Sông Tranh 2 thực hiện nghiêm phương án phòng chống lũ năm 2012
Ngoài ra, Công ty thủy điện Sông Tranh phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý an toàn đập Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập thủy điện Sông Tranh 2 năm 2012 để đảm bảo phù hợp với các quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản của nhân dân vùng hạ du.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng vừa có văn bản báo cáo Chính phủ và các bộ ngành liên quan về kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn các đập hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, đến nay các đập hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo an toàn chưa xảy ra sự cố lớn, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã xảy ra những trận lũ lịch sử, nhiều công trình đập hồ thủy lợi được xây dựng trong điều kiện quan trắc thủy văn ngắn, tài liệu không đầy đủ, dẫn đến việc xác định một số thông số kỹ thuật chưa thật chuẩn xác trong quá trình thiết kế và thi công.
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam cũng thừa nhận, qua kiểm tra thực tế, số lượng công trình do UBND cấp xã và hợp tác xã quản lý có khiếm khuyết về chất lượng lên đến 45 hồ thủy lợi được xây dựng trước năm 1990, diện tích tưới ít, tập trung ở vùng trung du, miền núi.
Video đang HOT
Hồ Phú Ninh – một trong những hồ chứa nước lớn trên địa bàn Quảng Nam đã được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước
Đối với các hồ thủy lợi do địa phương quản lý, hầu hết cán bộ quản lý hồ không có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật thủy lợi, nên công tác quan trắc, đo đạc, lưu trữ tài liệu, quản lý, theo dõi và đánh giá tình trạng hoạt động của công trình gần như chưa được thực hiện
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi ở cấp xã còn hạn chế, nhiều địa phương không có cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thủy lợi. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc kiểm tra, quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi tại các địa phương chưa thực hiện tốt
Công tác bảo vệ an toàn công trình bị buông lỏng, các địa phương thiếu quan tâm, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế tình trạng xâm phạm hành lang bảo vệ công trình, đào kênh dẫn nước tùy tiện xảy ra phổ biến nhưng các cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn, giải quyết kiên quyết, triệt để và có hiệu quả
Để đảm bảo an toàn các đập hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong mùa mưa bão năm 2012 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các Bộ ngành liên quan xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí để khắc phục sự cố, đầu tư sửa chữa các hồ đập xung yếu nhằm đảm bảo an toàn công trình.
Theo Dantri
Không thể ném 4.000 tỉ đồng qua cửa sổ!
Đây là một quyết định rất đau xót bởi suy cho cùng, chỉ là phương pháp chọn cái bớt xấu hơn. Không, phải nói là sự lựa chọn giữa thiệt hại to lớn và rất to lớn, đành chọn cái... thiệt hại to lớn vậy.
Bài "4.000 tỉ đồng hay 40.000 mạng người?" đăng trên BLOG Dân trí đã có hàng trăm ý kiến gửi về tòa soạn. Trả lời câu hỏi này, hầu hết các ý kiến đều có chung đáp số: Dứt khoát phải hủy thủy điện Sông Tranh 2 để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của 40.000 người dân Trà My.
Đập thủy điện Sông Tranh 2
Số tiền khổng lồ
4.000 tỉ đồng là số tiền lớn, rất lớn nhất là với những nền kinh tế như Việt Nam và càng đặc biệt hơn, ở vào thời điểm khó khăn như năm nay. Nếu như mỗi ngôi trường ở miền núi được trang bị 1 tỉ đồng thì tất cả các trường tạm, lớp tạm toàn quốc đều được xây mới. Nếu mỗi cây cầu nhỏ được xây dựng với khoảng 2 tỉ đồng thì có 2.000 cây cầu được xây dựng. Nó là rất nhiều mồ hôi, công sức của nhân dân đã gom góp, đóng thuế cho Nhà nước.
Bạn Vu Quang Dang vuquangdang1983@gmail.com từ Quảng Nam làm một phép tính: Thu nhập của một người lao động bình thường khoảng 3 triệu đồng/tháng. Vậy 4.000 tì đồng là bao nhiêu tháng lương và số tiền đó có thể trả lương cho bao nhiêu gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Xin trả lời, nó là 1.333.000 tháng lương của người lao động.
Ai chịu trách nhiệm?
Không thể để số tiền quá lớn như vậy bỗng dưng mất đi như ném vèo qua cửa sổ mà không ai chịu trách nhiệm nên rất nhiều ý kiến yêu cầu phải làm rõ và xử lý thật nghiêm nếu đập Thủy điện sông Tranh 2 bị hủy bỏ. Đồng thời, cho kiểm tra lại toàn bộ quá trình từ khâu xây dự án cho đến hôm nay.
Bạn Phạm Viết Đạt datpham03@yahoo.com từ Đà Nẵng đề nghị điều tra nghiêm túc của cơ quan chức năng để làm sáng tỏ số tiền 4000 tỉ đồng của nhà nước và nhân dân đã bị lãng phí như thế nào.
Bạn Viết Minh địa chỉ VietMinh007 - minh180384@yahoo.com từ Hà Nội bức xúc: Vấn đề ở đây rất nghiêm trọng, 4.000 tỉ đồng là rất lớn và cần rất nhiều tiền thuế của dân mới có được nên không thể dễ dàng từ bỏ, không thể để lãng phí 4.000 tỉ đồng được.
Bạn Trương Công Tính aseanparadise@gmail.com từ Đà Nẵng yêu cầu mấy vấn đề cần được làm rõ và trả lời cho dân được biết: 1. Động đất có phải do xây đập thủy điện Sông Tranh 2 gây ra không? 2. Nếu vẫn tiếp tục cho Sông Tranh 2 hoạt động và tích nước thì nếu xảy ra động đất vỡ đập gây thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân, khi đó ai chịu trách nhiệm. Cần nêu rõ đích danh đơn vị, người chịu trách nhiệm 3. Những thiệt hại do động đất mấy lâu nay ai chịu cho người dân? 4. Kinh phí đầu tư 4.000 tỉ đồng không phải là nhỏ. Nếu bây giờ bỏ thủy điện Sông Tranh 2 thì phần thất thoát này ai chịu trách nhiệm? Tiền là thuế của dân không phải muốn dùng thế nào cũng được. Khi thất thoát phải có người chịu trách nhiệm.
Bạn Hoang, địa chỉ Email hanoimuatrogio@yahoo.com - Hà Nội xót xa::4.000 tỉ là tiền mồ hôi, nước mắt và máu của nhân dân. . . Ôi xót xa quá, khi đất nước và nhân dân còn vô cùng khó khăn!
Bạn Tạ Thị Lâm, địa chỉ tathilamlam@yahoo.com - Hà Nội còn đặt vấn đề: Tôi thây ngành điên chỉ chăn chú vào tăng giá điên, môi mét dây được giải, môi côt trụ được xây đêu do người dân cõng, già trẻ gông lưng mà cõng lô cho ngành điên... Khi thủy điên tích nước, khi thủy điên cân xả lũ, của cải của dân mât, trôi theo dòng nước, dân chịu, dân kêu trời không thâu. Vây 4000 tỉ tiên cũng là tiên dân, phá đập dân mât tiên, dân lại còng lưng lao đông...
Vụ việc xảy ra ở Thủy điện Sông Tranh 2 đến giờ tuy chưa có hồi kết nhưng hậu quả của nó chắc chắn sẽ không nhỏ. Câu hỏi đặt ra là rồi đây, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Không thể ném 4.000 tỉ đồng mồ hôi từ tiền đóng thuế của nhân dân qua cửa sổ, phải không các bạn?
Theo TNO
Chờ công văn chống lũ, dân trắng tay Sau khi Nhà máy thủy điện Trị An xả lũ với lưu lượng lớn, ở TP Biên Hòa có hàng trăm tấn cá nuôi của người dân tràn ra sông, rạch do người dân không trở tay kịp. Bạc tỷ trôi sông Mấy ngày nay, hàng chục hộ dân làm nghề nuôi trồng thủy sản ở xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa thẫn...