Yêu cầu rà soát nghệ sĩ nhận hỗ trợ vì Covid-19
Trong văn bản mới, Bộ Văn hóa yêu cầu các Sở và đơn vị nghệ thuật rà soát danh sách nghệ sĩ nhận hỗ trợ khó khăn, tránh tình trạng áp dụng cứng nhắc.
Ngày 8/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, trung tâm văn hóa các tỉnh, thành phố. Nội dung văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, trong đó có đối tượng nghệ sĩ, diễn viên đang giữ ngạch viên chức hạng IV.
Bộ Văn hóa yêu cầu các đơn vị cần rà soát danh sách để đảm bảo chính sách được triển khai kịp thời, đúng đối tượng, phù hợp hoàn cảnh của từng nghệ sĩ, diễn viên và không làm phát sinh thủ tục hành chính.
Thanh Hương là một trong những nghệ sĩ có tên trong danh sách được hỗ trợ khó khăn vì Covid-19.
Nội dung văn bản cũng nhấn mạnh quá trình rà soát phải được thực hiện công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của tập thể đơn vị và không áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn.
Trước đó, trong tháng 8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội công bố danh sách 99 viên chức đã được hỗ trợ khó khăn. Họ là đạo diễn, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV của 6 nhà hát trực thuộc Sở: Ca múa nhạc Thăng Long, Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội, Múa rối Thăng Long, Kịch Hà Nội. Mỗi cá nhân nhận được số tiền hỗ trợ 3,71 triệu đồng.
Xung quanh chính sách hỗ trợ này, dư luận đưa ra những ý kiến trái chiều. Một số trường hợp được cho là không thuộc diện khó khăn thực sự nhưng lại có tên trong danh sách như diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương, Ngọc Quỳnh…
Video đang HOT
Trao đổi với Zing , PGS. TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ trong giai đoạn này là cần thiết và kịp thời. Song, ông Sơn bày tỏ một số trường hợp được trợ cấp vừa qua chưa đúng đối tượng.
“Thực tiễn rất đa dạng. Khi chính sách không bao phủ được thực tiễn thì phải điều chỉnh để phù hợp hơn. Theo tôi, chính sách không nên chỉ áp dụng đối với viên chức mức lương hạng IV. Nhiều hoàn cảnh khác đang gặp khó khăn như những nhân viên hậu đài chẳng hạn. Ngoài ra, nghệ sĩ hoạt động tự do cũng cần được nhận khoản trợ giúp theo cách nào đó. Theo tôi, ngành văn hóa có thể hình thành một kênh liên lạc, kênh thông tin để nghệ sĩ có tiếng nói của mình”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ.
NSND Trung Hiếu: Cuộc sống của tôi đang rất viên mãn và vui vẻ
"Tính tôi ngoài đời thoải mái và vui vẻ hơn trên phim nhiều. Mà xét cho cùng đóng nhân vật khác với mình ngoài đời mới thú vị chứ", NSND Trung Hiếu chia sẻ.
NSND Trung Hiếu trẻ trung ở tuổi U50.
- Sau 7 năm NSND Trung Hiếu mới trở lại màn ảnh nhỏ với phim Ngày mai bình yên, chắc hẳn phải có lý do đặc biệt?
Đơn giản đây là dự án phim vừa có ý nghĩa thời sự trong bối cảnh cả nước và toàn dân cùng nhau đồng lòng chống dịch Covid 19 lại mang thông điệp nhân văn. Bộ phim cũng quay trong thời gian ngắn, đề tài nhẹ nhàng nên khi VFC mời tham gia bộ phim này tôi đồng ý ngay khi đọc kịch bản.
- Nhân vật của anh là lãnh đạo một doanh nghiệp, dường như có rất nhiều sự tương đồng với vai trò của NSND Trung Hiếu ngoài đời. Chắc hẳn anh cũng có đồng cảm với những lo toan và trăn trở của ông Phát?
Tôi nghĩ bất kỳ ai dù ở cương vị nào cũng có sự đồng cảm nhất định với nhân vật ông Phát. Đúng là dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng rất nhiều đến nghệ thuật biểu diễn và đời sống nghệ sĩ. Sân khấu đóng cửa, không thể sáng đèn, các show diễn phải dừng hết nên anh em nghệ sĩ là người buồn nhất, đời sống vốn khó khăn nay còn vất vả hơn. Đó là điều tôi trăn trở suốt hai năm nay.
NSND Trung Hiếu đảm nhận vai ông Phát - chủ doanh nghiệp trong thời kỳ Covid 19.
- Anh đã làm gì để lo toan, hỗ trợ cho anh chị em nghệ sĩ trong mùa dịch?
Dù Nhà hát kịch Hà Nội cũng là đơn vị sự nghiệp có thu và sự hỗ trợ của nhà nước, anh em diễn viên ít nhiều có lương nhưng Ban lãnh đạo Nhà hát Kịch Hà Nội đã rất nỗ lực huy động các nguồn lực để hỗ trợ đời sống cho nghệ sĩ. Chúng tôi tổ chức các phong trào "lá lành đùm lá rách", tổ chức cuộc thi Kịch Hà Nội - Tiếng hát át Covid-19 , để gây quỹ ủng hộ các nghệ sĩ khó khăn. Tôi muốn thông qua cuộc thi để truyền cảm hứng tích cực cho anh em nghệ sĩ. Và thực tế là mọi người rất hào hứng. Các nghệ sĩ ở nhà tự thu âm, ghi hình để tham gia cuộc thi. Âm nhạc và không khí thi đua có tác dụng khích lệ tinh thần rất lớn, bên cạnh giá trị vật chất mà những phần quà mang lại. Mọi người rất đón nhận.
Ngoài ra, chúng tôi cũng trích một phần quỹ đó gửi UBMTTQ Hà Nội để ủng hỗ bà con khó khăn trong đại dịch Covid-19, các phần quà đó là một trong những việc có ý nghĩa lan tỏa rất lớn. Năm trước Nhà hát Kịch được biểu dương là một trong những đơn vị tiêu biểu của Hà Nội trong công cuộc chống dịch Covid. Ngoài ra từ năm ngoái tới nay, khi tình dịch tương đối bệnh ổn thì tôi tổ chức các buổi biểu diễn của các anh em nghệ sĩ tới các bệnh viện, đơn vị công an, bộ đội nơi tuyến đầu chống dịch để động viên tinh thần cho các y bác sĩ, chiến sĩ.
- Ngày mai bình yên là bộ phim có đề tài và bối cảnh thời sự, quá trình quay phim hẳn là có nhiều khó khăn, vất vả?
Chắn chắn rồi vì chúng tôi làm bộ phim này trong giai đoạn dịch bệnh rất căng thẳng, khi Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ, đoàn phim phải đảm bảo sự an toàn cho tất cả các thành viên. Chúng tôi bảo ban nhau, cố gắng lúc quay phải giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, xịt khuẩn, đảm bảo 5K. Chúng tôi không chỉ áp lực về chống dịch có an toàn không, giữ gìn cho đoàn phim thế nào mà còn khó khăn trong việc chọn bối cảnh quay. Rất nhiều bối cảnh trong phim phải tự dựng, như văn phòng của VFC cũng dựng để trở thành văn phòng của ông Phát trên phim.
Những ngày qua, có lúc Hà Nội nắng nóng cao điểm, chúng tôi đi quay ngoài trời rất vất vả, có khi quay trong phòng nóng bức không có điều hòa. Hơn nữa, vì áp lực thời gian nên chúng tôi đã làm việc với cường độ rất cao, từ sáng sớm đến tối khuya, đi đường qua rất nhiều chốt kiểm sát. Dù biết là khó khăn đấy nhưng chúng tôi cố gắng khắc phục tất cả, quyết tâm để mang tới cho khán giả một món ăn tinh thần hấp dẫn và ý nghĩa trong mùa dịch, tuyên truyền cho mọi người về cuộc chiến chống dịch Covid-19.
- Vào vai một ông bố sống tình cảm nhưng chưa biết bày tỏ cách yêu thương, có chút gia trưởng và nghiêm khắc, ngoài đời NSND Trung Hiếu có giống với ông Phát trên phim?
Tôi với ông Phát chắc chỉ giống nhau một điểm là cùng chức danh giám đốc và cùng độ tuổi thôi còn lại khác lắm. Tính tôi ngoài đời thoải mái và vui vẻ hơn trên phim nhiều. Mà xét cho cùng đóng nhân vật khác với mình ngoài đời mới thú vị chứ.
Diễn xuất của NSND Trung Hiếu để lại ấn tượng và lời khen tích cực.
- Dự án phim này quan trọng như thế nào với anh?
Tôi nghĩ đây là một dấu ấn trong sự nghiệp làm nghề của mình vì ngoài bộ phim tôi tin là hấp dẫn, món ăn tinh thần để bà con xem trong những tháng ngày cách ly xã hội còn là thời khắc lịch sử, khó quên trong cuộc đời mỗi người. Bên cạnh nhiều nỗi lo toan đây là khoảng tĩnh lặng đáng quý để mỗi người chúng ta nhìn lại, biết nghĩ cho nhau, thay đổi quan điểm và cách sống của mình. Ngoài công việc chúng ta phải dành tình yêu cho gia đình, những người thân yêu và xung quanh mình nhiều hơn. Sống chậm lại và bớt xô bồ đi.
- Cuộc sống hôn nhân của anh và vợ kém 17 tuổi thế nào?
Cuộc sống của tôi hiện tại đang rất viên mãn và vui vẻ!
Hàng xóm bất ngờ vì vai diễn đáng sợ của NSƯT Thu Hạnh NSƯT Thu Hạnh - vai bà Sa trong Hương vị tình thân chia sẻ không chỉ có chị mà từ hàng xóm đến các con đều bất ngờ khi chị hóa thân vào nhân vật đáng ghét nhất phim. NSƯT Thu Hạnh trong Hương vị tình thân - Vai bà Sa của chị đang là là nhân vật bị ghét nhất phim Hương...