Yêu cầu làm rõ vụ việc Bí thư chi bộ thôn hành hung cử tri tại cuộc họp
Đang chủ trì cuộc họp giới thiệu cử tri ra ứng cử HĐND xã, ông Nguyễn Văn Khương, Bí thư chi bộ thôn Phúc Lập (xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cùng anh, em họ xông vào đánh hai người dân phải nhập viện.
Anh Lý và anh Lai- nạn nhân của trận đòn do Bí thư và người thân thực hiện ngay tại cuộc họp- đang được điều trị tại Khoa chấn thương, BVĐK Kỳ Anh.
Như Dân trí đã đưa tin, vào lúc 19h30 ngày 2/3, với sự tham dự của nhiều cán bộ cốt cán của UBND xã Kỳ Thượng, Ban cán sự thôn Phúc Lập tổ chức cuộc họp nhân sự thôn giới thiệu người vào HĐND xã nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Nguyễn Văn Khương, Bí thư chi bộ thôn Phúc Lập chủ trì cuộc họp này.
Cuộc họp có sự tham gia của đông đảo người dân thôn Phúc Lập. Nhiều người đã góp ý kiến và giới thiệu người ra ứng cử. 3 người được cử tri giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND xã Kỳ Thượng nhiệm kỳ này gồm ông Nguyễn Văn Phương – Trưởng thôn Phúc Lập, ông Nguyễn Văn Khương – Bí thư chi bộ thôn Phúc Lập và bà Trương Thị Lượng. Từ 3 người này, cử tri sẽ bầu ra 2 người đại diện cho nhân dân thôn Phúc Lập tham gia HĐND xã Kỳ Thượng nhiệm kỳ này.
Tuy nhiên, anh Lê Văn Lý không đồng ý giới thiệu ông Nguyễn Văn Khương. Lý do anh Lý đưa ra là phẩm chất đạo đức của ông Khương không tốt, thường hay đánh dân. Bản thân anh Lý cũng đã từng bị ông Khương đánh. Sau phát biểu phản đối việc giới thiệu ông Khương ứng cử đại biểu HĐND xã, anh Lý bị Nguyễn Văn Miều và Trần Văn Vẽ (anh họ ông Khương) đánh liên tục vào người.
Anh Lê Văn Lai vào can ngăn cũng bị đánh. Lúc này ông Nguyễn Văn Khương đang chủ trì cuộc họp cũng nhảy xuống tấn công tới tấp vào đầu anh Lý khiến anh này phải nhập viện điều trị sau đó. Anh Lai cũng phải nhập viện sau cuộc họp giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã của thôn.
Video đang HOT
PV Dân trí làm việc với ông Lê Văn Lãm – Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Thượng về sự việc liên quan đến ông Nguyễn Văn Khương đánh dân tại cuộc họp giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã ở thôn Phúc Lập.
Sau khi đăng tải sự việc, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến lên án hành vi đánh người của ông Nguyễn Văn Khương. Rất nhiều ý kiến cho rằng, với hành vi đó ông Khương không xứng đáng được làm Bí thư chi bộ thôn, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra, đưa vụ việc ra xét xử về hành vi cố ý gây thương tích của ông Khương cùng 2 người anh họ của ông này.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình ông Nguyễn Văn Khương không có trách nhiệm với hai anh Lê Văn Lai và Lê Văn Lý đang được điều trị tại bệnh viện. Đồng thời ông Khương đã có đơn gửi Văn phòng đại diện báo Dân trí khu vực Bắc Miền Trung. Trong đơn ông Khương cho rằng thông tin bài báo đưa không đúng sự thật. Ông Khương không đánh anh Lai, anh Lý, cũng không tự chế tạo súng để bán.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng thôn Phúc Lập xác nhận có việc xô xát, ẩu đã giữa anh em ông Khương và anh em anh Lý. “Tôi thấy anh Khương từ bàn chủ trì cuộc họp nhảy xuống, lấy chân bàn có đinh đè lên người anh Lý, sau đó đấm liên tục vào hai bên đầu anh Lý. Tôi vào can ngăn nhưng không được còn bị đánh vào tay”, ông Phương nói. Cũng theo ông Phương, năm 2015, trong một cuộc họp dân anh Lý bị ông Khương đánh sưng mặt mũi. Sau đó, ông Khương sang nhà xin lỗi nên anh Lý đã rút đơn tố cáo.
Thông báo của Công an xã Kỳ Thượng về việc ông Nguyễn Văn Khương – Bí thư Chi Bộ thôn Phúc Lập bị tố sản xuất súng tự chế bán cho người khác sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Viết – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, người tham dự cuộc họp tại thôn Phúc Lập xác nhận có chuyện ông Khương đã “hùa” theo 2 người anh họ đánh đập anh Lý và anh Lai khiến 2 người này phải nhập viện. Sự việc đã được báo cáo lên UBND huyện Kỳ Anh. Gia đình anh Lai đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng sớm khởi tố vụ án. UBND huyện Kỳ Anh cũng đã có văn bản yêu cầu UBND xã Kỳ Thượng khi có kết luận vụ việc của cơ quan chức năng. Hiện, vụ việc đã được giao cho Công an huyện Kỳ Anh điều tra.
Riêng về hành vi sản xuất súng tự chế của ông Nguyễn Văn Khương, ông Nguyễn Văn Viết đã cung cấp cho chúng tôi các hồ sơ liên quan. Theo đó, vào tối ngày 25/1/2016 thôn Phúc Lập tổ chức họp để người dân bỏ phiếu tố giác tội phạm. Có 7 phiếu tố giác ông Nguyễn Văn Khương làm súng tự chế bán cho người khác. Hồ sơ này hiện đang được lưu tại Công an xã Kỳ Thượng
Sau khi sự việc xảy ra, UBND xã Kỳ Thượng cũng đã mời các bên liên quan để làm rõ, đồng thời yêu cầu ông Nguyễn Văn Khương làm bản tường trình. Ông Lê Văn Lãm – Bí thư đảng ủy xã Kỳ Thượng cho biết căn cứ kết quả điều tra của các cơ quan liên quan, Đảng ủy xã Kỳ Thượng sẽ có hình thức xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.
Minh Đức – Văn Dũng
Theo Dantri
Hũ sành đựng 40 kg tiền cổ trong trang trại
Trong lúc cuốc đất trồng cỏ ở trang trại, anh Phạm Văn Thắng (Hà Tĩnh) cùng một số công nhân phát hiện vật lạ, đào sâu xuống 30 cm thấy có hũ sành đựng rất nhiều xu tiền cổ.
Anh Phạm Văn Thắng (trú xã Kỳ Hợp, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, cách đây 3 ngày anh cùng một số công nhân đang cuốc đất trồng cỏ ở trại chăn nuôi bò xã Kỳ Tây thì phát hiện hũ sành lớn ở dưới lòng đất. Tò mò đào lên, anh và mọi người phát hiện trong hũ đựng rất nhiều tiền xu.
Một số xu tiền cổ được anh Thắng lấy ra từ hũ sành.
Hũ sành đựng tiền cao khoảng 50 cm, rộng 25 cm. Tất cả số tiền xu trên có nhiều họa tiết hoa văn, đường kính 2 cm, giữa có lỗ vuông, đa số đều bị ô xy hóa, tổng trọng lượng tất cả là 40 kg.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin, sắp tới sẽ cho người vào xác định niên đại số tiền cổ. "Nếu có giá trị sẽ thỏa thuận với người phát hiện để đưa về bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu", ông Hạnh nói.
Trước đó ngày 4/1, cũng tại trang trại chăn nuôi bò ở xã Kỳ Tây, trong lúc cuốc đất trồng cỏ, anh Nguyễn Tuấn Lịch (trú xã Kỳ Sơn) phát hiện 3 hũ sứ đựng 15 kg tiền cổ dưới hố sâu 15 cm. Bảo tàng Hà Tĩnh xác định số tiền cổ này có niên đại thời Trần và Lê sơ.
Cách đây hai tuần, cũng tại trang trại nuôi bò xã Kỳ Tây, anh Nguyễn Tuấn Lịch phát hiện 15 kg tiền cổ.
Trang trại chăn nuôi bò xã Kỳ Tây nằm trong hệ thống lũy đá cổ Kỳ Anh (xã Kỳ Lạc, Kỳ Anh). Đây là đoạn lũy cổ Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chămpa) được xây dựng để bảo vệ biên giới. Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, hệ thống lũy này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm nên người dân còn gọi là lũy ông Ninh (Ninh Quận công - Trịnh Toàn).
Đức Hùng
Theo VNE
Sập giàn giáo Formosa: Bốn bị cáo đồng loạt xin giảm án Tin tức mới nhận, bốn bị cáo trong vụ sập giàn giáo Formosa Hà Tĩnh vừa gửi đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để xin giảm án. Liên quan đến vụ sập giàn giáo Formosa Hà Tĩnh, tin tức mới nhất cho biết, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Hà Tĩnh vừa nhận được đơn kháng cáo bản...