Yêu cầu kiểm tra việc bán thuốc kháng virus đang thử nghiệm với giá cao ở TP.HCM
Ông Nguyễn Ngô Quang – phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế – vừa có văn bản gửi Sở Y tế TP.HCM, yêu cầu kiểm tra tình trạng kinh doanh, quảng cáo, rao bán rộng rãi thuốc kháng virus đang được thử nghiệm tại TP.HCM.
Theo ông Quang, loại thuốc kháng virus sử dụng theo đường uống, chưa được cấp phép sử dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới, hiện đang được cấp miễn phí cho người bệnh trong chương trình điều trị có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 tại TP.HCM, nhưng thực tế có tình trạng rao bán, quảng cáo, kinh doanh thuốc này rộng rãi.
Ông Quang cho biết do thuốc này đang trong diện nghiên cứu, việc tổ chức triển khai phải đảm bảo chặt chẽ, từ tiếp nhận, bảo quản, cấp phát, theo dõi sử dụng thuốc, thu hồi, tiêu hủy thuốc không sử dụng…
Video đang HOT
Để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người bệnh, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo – đơn vị đang thực hiện chương trình điều trị có kiểm soát tại TP.HCM – yêu cầu Sở Y tế TP.HCM kiểm tra việc mua bán thuốc kháng virus trên mạng, kiểm tra việc quản lý thuốc trong chương trình nghiên cứu, báo cáo khẩn về Bộ Y tế.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online , mặc dù thuốc này đang trong diện thử nghiệm điều trị, nhưng việc quảng cáo thuốc và mua bán trên mạng xã hội đã diễn ra rầm rộ từ nhiều ngày nay, với giá cao. Hiện Công an TP.HCM đã vào cuộc điều tra tình trạng rao bán thuốc kháng virus trên mạng.
Truy tìm máy X-quang nghi gây bức xạ làm 4 người viêm loét đùi
UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng truy tìm thiết bị X-quang y tế nghi làm 4 người sửa máy bị viêm loét đùi.
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Y tế, Công an TP, Sở Công Thương và Sở Thông tin -Truyền thông khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý sự cố bức xạ liên quan đến thiết bị X-quang y tế làm 4 người sửa máy bị viêm loét đùi.
UBND TP.HCM chỉ đạo Công an TP.HCM xác minh tính xác thực thông tin mà bệnh nhân cung cấp, tìm kiếm các bệnh nhân, truy tìm thiết bị gây ra sự cố bức xạ trên để xử lý đúng quy định.
Sở Thông tin - Truyền thông thông báo kịp thời các thông tin liên quan đến sự cố bức xạ, hướng dẫn thực hiện biện pháp xử lý ban đầu với nguồn bức xạ và các đối tượng bị ảnh hưởng, không để xảy ra hậu quả.
(Hình minh họa)
UBND TP.HCM cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM khẩn trương đánh giá tình trạng bệnh và hỗ trợ điều trị với các bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Sở Công Thương TP.HCM có trách nhiệm phối hợp các cơ quan liên quan xử lý các hoạt động quảng cáo, mua bán thiết bị bức xạ và có liên quan bức xạ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đúng quy định pháp luật; ngăn chặn nguy cơ phát sinh các sự cố bức xạ trên địa bàn TP.
Tháng 11/2020, Bệnh viện quốc tế Minh Anh (TP.HCM) tiếp nhận liên tiếp 4 ca viêm loét đùi. Kể lại với bác sĩ, các bệnh nhân cho biết đang hành nghề sửa chữa máy X-quang cho một công ty.
Theo thông tin từ các bệnh nhân, trung bình mỗi tháng, một bệnh nhân bắn khoảng 2.000 - 3.000 lần tia X vào đùi để thử máy và thử liên tục trong nhiều tháng, thì xảy ra tình trạng viêm loét.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị khẩn trương tiêm vắc xin cho người nước ngoài Nhằm bảo đảm tiến độ bao phủ vắc xin của TP.HCM và tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống trên địa bàn được tiêm vắc xin đầy đủ Sở Y tế đề nghị khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin cho công dân người nước ngoài. TP.HCM đồng ý tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài - Ảnh: DUYÊN...