Yêu cầu khẩn trương triển khai thu phí điện tử không dừng tại một số địa phương
Các trạm thu phí tại TP.HCM và Thái Bình chưa triển khai hình thức thu điện tử không dừng phải khẩn trương triển khai ngay khi đủ điều kiện, và đảm bảo đồng bộ với hệ thống thu phí điện tử trên cả nước.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, hệ thống thu phí điện tử không dừng về cơ bản đã lắp đặt và vận hành. (Ảnh: VOV)
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc triển khai hệ thống thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức không dừng tại các trạm thu phí thuộc dự án BOT, do địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, UBND TP.HCM khẩn trương triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh để bảo đảm kết nối liên thông, đồng bộ với hệ thống thu phí điện tử không dừng trên cả nước theo quy định.
Về phía UBND Thái Bình, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai thu phí điện tử không dừng đối với các trạm thu phí trên Quốc lộ 39B, đảm bảo có thể triển khai ngay công tác thu phí điện tử không dừng, khi đủ điền kiện và hiệu quả đầu tư. Trong thời gian chưa triển khai thu phí điện tử không dừng, yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình giám sát chặt chẽ công tác thu phí, không để tiêu cực, gây thất thoát tiền vốn.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai hệ thống thu phí đường bộ theo hình thức thu phí không dừng tại các trạm thu phí thuộc dự án BOT,56 do địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Video đang HOT
Hệ thống thu phí điện tử không dừng được Bộ GTVT phân chia thành 2 giai đoạn với tổng số 40 trạm giai đoạn 1 và 33 trạm giai đoạn 2 (gồm các trạm còn lại trên các tuyến quốc lộ). Ngoài ra, còn các trạm thu phí do địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện.
The báo cáo của Bộ GTVT, tính đến hết 2020, cơ bản tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai đã được lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020/QĐTTg ngày 17/6/2020.
Cụ thể, giai đoạn 1 đã hoàn thành việc lắp đặt, vận hành 37 trạm do Bộ GTVT có thẩm quyền trên các tuyến quốc lộ, 3 hệ thống thu phí kín trên các tuyến cao tốc. Đây là toàn bộ các trạm thu phí đủ điều kiện thuộc giai đoạn 1 và đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Bước sang giai đoạn 2, Bộ GTVT đã hoàn thành việc lắp đặt, vận hành 25 trạm thu phí đủ điều kiện triển khai thu phí điện tử không dừng đáp ứng tiến độ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Trong khi đó, với các dự án do VEC quản lý thì đến nay, mới chỉ 1/5 tuyến cao tốc (Cầu Giẽ – Ninh Bình) đã triển khai lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng. Còn lại 4 tuyến cao tốc còn lại chưa thể triển khai thu phí không dừng. Việc chậm trễ triển khai thu phí điện tử không dừng tại 4 tuyến cao tốc nêu trên do những vướng mắc về nguồn vốn, tái cơ cấu các dự án của VEC.
Đối với các trạm do địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đã được triển khai trong thời gian qua với tổng số 27 trạm đã triển khai lắp đặt thiết bị, vận hành và kết nối với hệ thống thu phí không dừng do Bộ GTVT đầu tư.
Báo cáo của Bộ GTVT cũng cho thấy, có 5 trạm thu phí chưa đủ điều kiện triển khai thu phí không dừng do dự án BOT đang xây dựng, chưa thu phí và 3 trạm thu phí chưa triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo.
Đối với 3 trạm chưa đáp ứng tiến độ, UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Thái Bình đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh thời hạn thực hiện và dừng triển khai thực hiện.
Cụ thể UBND thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 5111/UBND-ĐT ngày 31/12/2020 đề xuất lùi thời gian thực hiện thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh đến hết Quý II/2021 do trạm thu phí này thu phí để thực hiện công tác duy tu, bảo trì tuyến đường Nguyễn Văn Linh không phải thu phí hoàn vốn đầu tư như các trạm thu phí BOT khác trên cả nước.
Còn phía UBND tỉnh Thái Bình cũng đã có tờ trình đề xuất không triển khai thu phí không dừng tại trạm thu phí QL39B, do doanh thu thu phí rất thấp so với phương án tài chính dự kiến trong hợp đồng dự án (chỉ khoảng 19%, riêng năm 2020 chỉ đạt 10%).
Với mức doanh thu quá thấp chưa đủ duy trì bộ máy vận hành công tác thu phí, không đủ nguồn thu để trả nợ lãi vay ngân hàng như hiện nay. Việc tiếp tục triển khai thu phí không dừng sẽ không khả thi, phá vỡ phương án tài chính của dự án cũng như không thể huy động được nguồn vốn để đầu tư, duy trì hoạt động của hệ thống thu phí điện tử không dừng.
Do đó, Bộ GTVT đề xuất triển khai thu phí điện tử không dừng tại trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh (TP.HCM) và UBND tỉnh Thái Bình xây dựng lộ trình thu phí không dừng tại trạm QL39B, để đảm bảo có thể triển khai ngay khi hệ thống đủ điều kiện.
Tổng cục Đường bộ VN đề nghị tiếp nhận bảo trì các dự án BOT dừng thu phí
Một số dự án BOT khi tạm dừng thu hoặc chờ thanh lý hợp đồng đang bị xuống cấp do không được quản lý, bảo trì.
Trạm thu phí BOT cầu Đồng Nai - Ảnh internet
Tổng cục Đường bộ VN vừa kiến nghị Bộ GTVT tiếp nhận bảo quản tài sản công, quản lý và bảo trì các tuyến quốc lộ đầu tư theo hình thức BOT khi tạm dừng thu hoặc chờ thanh lý hợp đồng.
Đơn vị này cho biết, thời gian vừa qua, để đảm bảo an toàn vận hành khai thác, duy trì chất lượng bảo trì trong giai đoạn chuyển giao công trình của dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, đặc biệt trong thời gian tạm dừng thu phí để thực hiện công tác quyết toán, bàn giao tài sản, Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu Cục quản lý đường bộ, nhà đầu tư tăng cường kiểm tra, thực hiện công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; tránh trường hợp chậm trễ khắc phục các tồn tại (vá ổ gà, vệ sinh mặt đường, chiếu sáng cảnh báo trong phạm vi trạm thu phí...) gây mất ATGT.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư như QL1K, cầu Đồng Nai... vẫn có đề nghị chấm dứt thực hiện công tác bảo trì công trình do trong phương án tài chính chưa có quy định về chi phí quản lý, bảo trì công trình sau khi dừng thu phí.
Để bảo đảm ATGT, liên tục và êm thuận, Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ GTVT giao cho Tổng cục tiếp nhận bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, chuyển giao dự án khi nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án từ chối (không đủ khả năng, bất khả kháng). Trong đó, chi phí bảo quản tài sản chỉ bao gồm công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa đột xuất (nếu có) và không bao gồm công tác sửa chữa định kỳ.
Theo Tổng cục Đường bộ VN, hiện có 9 dự án BOT đang tạm dừng thu phí nhưng chưa thống nhất được thời điểm kết thúc hợp đồng bàn giao và xác lập quyền sở hữu toàn dân nên chưa có nguồn vốn bảo trì, khiến dự án xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Hai dự án BOT QL1K và cầu Đồng Nai đơn vị này đề nghị Bộ GTVT tiếp nhận nằm trong số 9 dự án. Trong số 9 dự án, có 4 dự án nhà đầu tư dừng không thực hiện bảo trì là dự án QL2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên, QL1 đoạn tránh Hà Tĩnh, QL1K đoạn Km 2 478-Km 12 971 và QL1 đoạn tránh Cai Lậy.
Có 2 dự án nhà đầu tư bảo trì cầm chừng không đạt chất lượng là dự án QL1 đoạn tránh TP Thanh Hóa và QL91 đoạn Km14 - Km 50 889. Có 3 dự án nhà đầu tư vẫn tiếp tục bảo trì là dự án xây dựng cầu Đồng Nai, QL20 đoạn qua các thị trấn và QL1 đoạn Hòa Cầm - Hòa Phước và Tứ Câu - Vĩnh Điện.
Lý do TP.HCM muốn 'khai tử' xe thô sơ sau năm 2025 Để tiến tới 'khai tử' xe thô sơ sau năm 2025, Sở GTVT TP.HCM đề xuất 2 giai đoạn lập vành đai giới hạn phương tiện này chạy vào khu vực nội đô. Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình UBND thành phố phương án điều chỉnh tổ chức giao thông với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3-4 bánh...