Yêu cầu ‘3 tại chỗ’ đột ngột, KOCHAM kêu khó
Ngày 15.7, Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và Nam Việt Nam (KOCHAM) có văn bản gửi UBND TP.Thủ Đức (TP.HCM) kiến nghị về biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Đêm từ thiện của KOCHAM được tổ chức mới đây nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên, bệnh nhân, bệnh nhi cùng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam. ẢNH: PHÚC HUY
Theo KOCHAM, liên quan đến sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 ở khu vực phía nam gần đây, KOCHAM rất đồng cảm với các biện pháp kiên quyết, đa dạng và phản ứng nhanh mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện.
Tuy nhiên, kể từ khi Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng, TP.HCM và các tỉnh lân cận đã công bố thêm các biện pháp bổ sung quy định “hoạt động sản xuất chỉ được duy trì nếu doanh nghiệp cung cấp chỗ ở cho người lao động tại nơi làm việc hoặc nơi lưu trú riêng biệt với nơi làm việc”.
TP.Thủ Đức cũng đã công bố các biện pháp này áp dụng từ 0 giờ ngày 15.7 thông qua văn bản số 4623. Tuy nhiên hành động đột ngột này gây ra rất nhiều khó khăn cho các công ty trong hoạt động sản xuất. Chính vì vậy KOCHAM kiến nghị hỗ trợ.
Cụ thể, khi áp dụng chính sách phòng, chống dịch mới, KOCHAM đề nghị công bố trước ít nhất 3 ngày để các công ty có thời gian chuẩn bị theo tình hình thay đổi tại nơi sản xuất. Ngoài ra, đối với biện pháp lần này, các công ty không đủ thời gian chuẩn bị nên đề nghị cho thêm thời gian để các công ty chuẩn bị. Cho đến khi mọi thứ chuẩn bị sẵn sàng, các công ty sẽ tự nguyện tiến hành thực hiện các phòng dịch và xét nghiệm kỹ lưỡng, đề nghị cho phép những người lao động F2 và F3 có kết quả xét nghiệm PCR âm tính được đi làm.
Video đang HOT
Đề nghị chính quyền có các hướng dẫn rõ ràng và đảm bảo duy trì hoạt động đối với các hoạt động giao hàng cần thiết liên quan hoạt động sản xuất. Ví dụ như giao nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, giao hàng thành phẩm đến các nơi khác…
KOCHAM cũng đề nghị nới lỏng quy định xe vận chuyển hàng hóa chỉ được lưu thông từ 22 giờ đến 5 giờ khi xuất, nhập hàng đối với khu vực phong tỏa cách ly y tế.
Đề nghị cung cấp hướng dẫn rõ ràng về thời điểm kết thúc thực hiện biện pháp lần này để các công ty có thể chuẩn bị và ứng phó với các hoạt động sản xuất trong tương lai.
“Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của quý cơ quan để các công ty Hàn Quốc, những đơn vị đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế và mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước không gặp trở ngại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, ông Shon Young Il, Chủ tịch KOCHAM nêu trong công văn.
Lắp 'mắt thần' để phát hiện sớm cháy rừng
Mùa nắng nóng ở Hà Tĩnh, lực lượng chức năng đang căng mình tuần tra, kiểm soát, triển khai các biện pháp chống cháy rừng, trong đó việc lắp đặt hệ thống camera được xem là "mắt thần" nhằm sớm phát hiện cháy rừng đang phát huy hiệu quả.
Hà Tĩnh: 400 người được huy động dập vụ cháy rừng thông trong đêm Nắng nóng miền Trung còn kéo dài, nhiều khu rừng báo động cháy rừng cấp 5 Trắng đêm dập lửa cháy rừng ở Thừa Thiên Huế
Lực lượng kiểm lâm cùng ngành chức năng tuyên truyền công tác phòng chống cháy rừng cho người dân - Ảnh: LÊ MINH
Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 360.000ha rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, những đơn vị có diện tích rừng lớn như Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh...
Theo thống kê, ở Hà Tĩnh có hơn 110.000ha rừng dễ cháy, chủ yếu là rừng trồng như thông, bạch đàn và rừng tự nhiên nghèo kiệt hỗn giao, tre, nứa và các loại cây dễ cháy khác. Trong thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài, diện tích rừng này rất dễ bắt lửa gây cháy rừng.
Ông Phan Thanh Tùng - trưởng phòng bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh - cho biết hiện nay hệ thống các công trình, thiết bị phòng cháy chữa cháy mặc dù được đầu tư, mua sắm qua các năm nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ còn thiếu; bên cạnh đó một số người dân tại một số địa phương còn tự ý xử lý thực bì bằng lửa, đốt ong, đốt bờ ruộng, vườn nên thời gian cao điểm nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ gây cháy rừng.
Ngành chức năng Hà Tĩnh kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng - Ảnh: LÊ MINH
Từ đầu năm 2021, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh xây dựng và chỉ đạo các địa phương, chủ rừng triển khai kế hoạch phòng cháy chữa cháy; thành lập 336 tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng với 7.608 người tham gia; chủ động "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng kịp thời.
Theo ông Tùng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh xác định ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Đơn vị này đã lắp đặt 4 camera giám sát lửa rừng thay thế con người ở các huyện Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh.
Camera giám sát, cảnh báo cháy rừng tính năng xoay 360 độ, hỗ trợ giám sát cả ban ngày và ban đêm với bán kính gần 10km, đồng thời tích hợp pin năng lượng mặt trời để hoạt động tại khu vực không có điện lưới, sóng 4G truyền tải dữ liệu, ảnh chụp về trung tâm giám sát đặt tại hạt kiểm lâm hoặc chủ rừng.
Hệ thống camera phát hiện cháy rừng đã giúp lực lượng kiểm lâm sớm lên phương án dập lửa khi có vụ cháy xảy ra - Ảnh: LÊ MINH
Hệ thống camera độ phân giải 4K, có khả năng phóng to chi tiết khu vực từ 30 đến 40 lần để chụp ảnh, ghi hình, quan sát được các vật thể, vệt khói ở khu vực xa, phát hiện các đám cháy rừng. Khi có cháy, hệ thống camera truyền hình ảnh về máy chủ đặt tại các hạt kiểm lâm huyện hoặc tại các chủ rừng qua tivi màn hình lớn hoặc qua điện thoại smartphone của từng cá nhân.
Lực lượng trực tại máy chủ phát hiện cháy sẽ tổ chức kiểm tra và xác định kịp thời điểm cháy (vị trí, loại rừng, địa phương) và báo cáo cấp có thẩm quyền để huy động lực lượng chữa cháy rừng kịp thời theo quy định.
"Trong thời gian đưa vào sử dụng 4 camera đã phát huy tác dụng trong phát hiện sớm lửa rừng giúp các địa phương, đơn vị huy động lực lượng dập tắt kịp thời các điểm phát lửa, hạn chế được diện tích rừng thiệt hại" - ông Tùng nói.
Hàng loạt địa phương cách ly tập trung người về từ TP.HCM Khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16, hàng nghìn người dân đã rời TP để trở về địa phương. Các tỉnh, thành miền Tây, miền Trung ra quy định cách ly tập trung người về từ vùng dịch. Bộ Y tế vừa ra thông báo yêu cầu các tỉnh, thành phố cách ly tại nhà 7 ngày với người trở về từ TP.HCM,...