“Yêu” bằng miệng – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng
Vợ chồng tôi có thói quen trước khi chính thức “lâm trận”, cả hai cùng “yêu” bằng miệng.Nhưng tôi có một băn khoăn là, cho dù hai vợ chồng chung thủy, không ai có quan hệ với người nào khác ngoài vợ chồng mình thì liệu chúng tôi có dễ bị ung thư vòm họng hay không?
Trả lời:
Trước đây, hút thuốc lá thường được coi là nguyên nhân chính gây ung thư cổ họng. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một loại virus lây lan khi quan hệ tình dục qua đường miệng là nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng.
Các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu cho thấy, virus Human Papillomavirus (HPV) lây lan trong quan hệ tình dục có thể gây ra ung thư miệng.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng đây là loại virus có khả năng gây tử vong cao trong những thập kỷ gần đây.
Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ cũng kêu gọi các nam thiếu niên phải tiến hành tiêm phòng HPV như các thiếu nữ, để ngăn chặn sự lây lan của virus HPV.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Maura Gillison của Đại học bang Ohio ở Columbus (Mỹ), mặc dù các bằng chứng khoa học không hoàn toàn cho biết liệu thuốc chủng ngừa HPV hiện nay có thể bảo vệ con người tránh khỏi chủng HPV gây ung thư vòm họng hay không, nhưng đến nay thuốc chủng ngừa đã được chứng minh hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm virus và giúp chống lại bệnh ung thư cổ tử cung.
Tại Anh, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ họng tăng đáng kể, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng liên quan đến HPV đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua.
Giáo sư Tiến sĩ Gillison cho biết, một người bị nhiễm HPV 16, một chủng virus HPV có liên quan với bệnh ung thư miệng, sẽ có 14 lần tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng (ung thư cổ họng, ung thư lưỡi).
Video đang HOT
Đáng ngại nhất là con số những bệnh nhân ung thư miệng bắt nguồn từ các cặp đôi quan hệ bằng miệng mà không sử dụng bao cao su.
Nếu bạn càng kém chung thủy, càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ nhiễm HPV càng cao.
Một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ trên 300 người tham gia đã cho kết quả là một người có hơn 6 đối tác tình dục sẽ tăng 9 lần khả năng phát triển bệnh ung thư này.
Mặt khác, những người đã từng bị nhiễm HPV miệng gia tăng tới 32 lần khả năng phát triển ung thư.
Theop ALo
Biểu hiện của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng (UTVH) là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. Ðây là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung.
Những biểu hiện của UTVH
Ung thư vòm thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn nữa vùng vòm ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh hầu hết là các triệu chứng "mượn" của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên:
- Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi.
Hình ảnh ung thư vòm họng.
- Biểu hiện ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai.
- Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực...
- Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60-90% các trường hợp.
Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân... cũng cần phải được lưu ý.
Ðiều trị UTVH
Sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu tố khác để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Các biện pháp điều trị chính hiện nay gồm có:
- Tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành.
- Hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u.
- Phẫu thuật: Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.
Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học... và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%, nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
Phòng bệnh
Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối...
- Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to... nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được nội soi vòm, loại trừ bệnh.
Tóm lại ung thư vòm là loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, là bệnh nguy hiểm, độ ác tính cao nhưng có thể được điều trị rất tốt nếu được phát hiện sớm do đó cần nhận biết các dấu hiệu sớm, của bệnh để đi khám kịp thời, người có nguy cơ cao như tuổi trung niên, hút thuốc lá nhiều... nên được khám Tai mũi họng định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện bệnh sớm.
Theo SKDS
Bị bệnh tình dục có thể biểu hiện lên mặt Virus HPV không chỉ gây ung thư ở cổ tử cung mà nó là một trong những loại virus rất nguy hiểm gây ung thư vòm họng, miệng nên nó hoàn toàn có thể biểu hiển ra trên mặt, miệng. Xin chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi, đã có quan hệ tình dục. Thời gian gần đây, em có biểu hiện...