Yêu ảo, lừa đảo thật
Giả danh hot girl, hot boy, hay những giám đốc doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài thành đạt, rồi dùng chiêu bài nhắn tin làm quen, yêu đương, hẹn hò, qua những ứng dụng hẹn hò hay qua mạng xã hội
Khi con mồi đã cắn câu thì hỏi vay tiền rồi chiếm đoạt dù đã được cảnh báo nhưng vẫn không ít người sập bẫy những người tình ảo.
1. Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1993, trú tại xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội có bề ngoài khá bảnh bao. Với mác trai Hà Nội, lại có công ăn việc làm ổn định, nên Tuấn Anh dễ dàng làm quen được với cô sinh viên Nguyễn Tuyết Anh vừa từ Thanh Hóa ra Hà Nội học qua ứng dụng hẹn hò Tinder. Khéo ăn khéo nói, nên chẳng khó khăn để Tuấn Anh lừa được cô sinh viên tỉnh lẻ… đi nhà nghỉ.
Trong vai hot girl Đào Ngọc Minh, Đào Thị Mộng Thường lừa được của “người yêu” trên mạng hơn 12 tỉ đồng.
Trong một lần đi nhà nghỉ, Tuấn Anh đã chụp lại hình ảnh nhạy cảm của Tuyết Anh; sau đó, gã nảy sinh ý định tống tiền cô sinh viên trẻ. Hắn yêu cầu Tuyết Anh phải đưa 15 triệu đồng nếu không sẽ đăng hình ảnh nhạy cảm, cùng việc tiết lộ mối quan hệ của 2 người lên mạng xã hội để cho bạn bè, người quen của Tuyết Anh biết, cũng như trên trang Facebook của trường đại học nơi cô gái này đang theo học.
Lo sợ sự việc bị phát tán rộng rãi trên mạng xã hội nên Tuyết Anh đã chuyển khoản cho Tuấn Anh 2 triệu đồng. Thấy việc khống chế bằng ảnh “ nóng” dễ điều khiển, sai khiến Tuyết Anh, Tuấn Anh quay ra rủ nữ sinh phối hợp kiếm tiền.
Cũng với chiêu bài giả danh hot girl rồi làm quen, kết bạn trên ứng dụng hẹn hò như cả hai đã từng lừa nhau qua mạng, Tuyết Anh sử dụng ứng dụng Tinder để tìm người có nhu cầu quan hệ tình dục sau đó rủ đi nhà nghỉ “tâm sự”. Tuyết Anh sẽ chủ động lấy số điện thoại của nạn nhân, khi “vui vẻ” sẽ lừa tình, chụp ảnh nhạy cảm của nạn nhân nhằm thể hiện tình cảm khăng khít giữa hai người, nhưng thực chất là để cung cấp cho Tuấn Anh tống tiền. Sau đó Tuyết Anh gửi hình ảnh, số điện thoại, và địa điểm khách sạn cho Tuấn Anh. Tuấn Anh sẽ đến chụp ảnh nạn nhân ra vào khách sạn; bám theo để tìm hiểu nơi ở, nơi làm việc. Nắm được thông tin đầy đủ của nạn nhân, Tuấn Anh sẽ gọi điện đe dọa tống tiền vì lý do… ngủ với vợ mình. Nếu nạn nhân không đồng ý, hắn dọa sẽ gửi video, hình ảnh đời sống không lành mạnh của họ cho cơ quan hoặc nơi ở, gia đình. Khi nạn nhân chuyển tiền, Tuấn Anh và Tuyết Anh sẽ chia đôi. Với thủ đoạn này, Tuấn Anh và Tuyết Anh đã chiếm đoạt 20 triệu đồng của một nạn nhân, và đang tống tiền một nạn nhân khác với giá 100 triệu đồng thì bị Công an quận Nam Từ Liêm bắt giữ.
Nhưng, như thế vẫn chưa phải là cao thủ lừa. Năm nay 45 tuổi, vẻ bề ngoài già nua, xấu xí nhưng Đào Thị Mộng Thường (trú tại xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) vẫn tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo bằng cách… lấy hình ảnh một hot girl làm ảnh đại diện trên Facebook với tên nick mỹ miều Đào Ngọc Minh. Trên trang cá nhân “Minh” cũng thường đăng những hình ảnh xinh đẹp, trẻ trung, đồng thời thường xuyên khoe độ xa hoa, giàu có khi dùng đồ hiệu, nhà cửa xe sang. Nhưng thực chất đó là những hình ảnh của hot girl mà Minh đóng giả trên mạng. Với vỏ bọc hoàn hảo, “Minh” kết nối được với nhiều người đàn ông hám của lạ.
Giữa tháng 8/2019, Minh tham gia một nhóm về Phật pháp trên mạng xã hội và quen với ông N.V.H. (46 tuổi, ngụ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thời điểm này, ông H. có làm kiến trúc sư tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, đang ly thân vợ. Biết ông H. là người có điều kiện, “cô gái trẻ” “Minh” bắt chuyện làm quen. Trong những lần nhắn tin qua lại, “Minh” giới thiệu tên thường gọi là “Út Tịnh”, “Ngọc Tịnh”, mang quốc tịch Canada, nhưng đang sinh sống ở Việt Nam, trú tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Bố mẹ là Việt kiều nhưng cũng đang sống, làm việc về doanh nghiệp vận tải tàu biển ở TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
“Minh” tự “nổ” có cổ phần trong công ty và cùng chị nuôi là… Đào Thị Mộng Thường phụ trách tài chính công ty. Bố của “Minh” ở bên Canada có ba căn chung cư cho thuê. Bản thân “Minh” và anh, chị nuôi đều mang quốc tịch Canada nhưng hiện tại đang ở Việt Nam để làm việc. Để tạo dựng niềm tin với con mồi, “Minh” còn lập nhiều nick ảo, tự xưng là người thân, bạn bè của “Minh” để kết chuyện với ông H., giới thiệu về hot girl có gia thế khủng này. Chẳng mấy chốc, ông H. say người yêu qua mạng như điếu đổ. Cuộc tình cứ thế kéo dài 3 năm… trên mạng xã hội dù chưa một lần gặp mặt ngoài đời. Thế nhưng với biệt tài ăn nói khéo léo, “Minh” vẫn khiến ông H. tin tưởng và nhiều lần cho “Minh” vay tiền để lo công việc, mua sắm, trả nợ, làm thủ tục thừa kế hay làm giấy tờ cá nhân. Mỗi lần chuyển tiền cho người yêu ảo, ông H. chuyển vào số tài khoản của “chị nuôi” của “Minh” tên là… Đào Thị Mộng Thường với các nội dung chuyển tiền “cho, tặng Ngọc Minh, cho tặng Mộng Thường, cho tặng vợ yêu, tặng quà…”. Trong 3 năm đó, Thường đã lừa ông H. chuyển tổng cộng hơn 12 tỷ đồng.
Dù yêu nhau qua mạng hơn ba năm và nhiều lần chuyển tiền cho “người yêu ảo” hơn 12 tỷ đồng nhưng ông H. chưa một lần gặp mặt “Minh” ngoài đời thực. Ông H. cũng đã nhiều lần đề nghị gặp mặt “Minh” nhưng Đào Thị Mộng Thường viện ra các lý do khác nhau để tránh việc gặp mặt. Nảy sinh nghi ngờ nên ông H. hẹn gặp Thường ở một khách sạn tại Đà Nẵng. Lúc này, ông H. điện thoại cho “người yêu” thì phát hiện Đào Thị Mộng Thường nghe điện thoại của “Minh”.
Hãy cẩn trọng với những ứng dụng hẹn hò.
Ông H. ngỡ ngàng khi biết Thường chính là “Minh”. Tá hỏa vì bị dựng kịch lừa đảo chiếm đoạt với số tiền quá lớn, ông H. đến Công an tỉnh Nghệ An làm đơn tố cáo.
2. Quả thật thời đại công nghệ 4.0, các ứng dụng hẹn hò nở rộ như Tinder, Litmatch, Telegram, Facebook Dating… tạo điều kiện cho những người độc thân, những người già cả muốn tìm bạn bè để chia sẻ, tâm sự một cách dễ dàng mà không ngại dư luận xã hội.
Nhưng đây cũng là cơ hội cho những kẻ phạm tội lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người tham gia để lừa đảo. Khi tham gia các ứng dụng này, người dùng tự tạo phần giới thiệu, phần mô tả bản thân mà không qua bất cứ kiểm duyệt nào. Bởi thế mà việc sống ảo, giả danh hot girl, hot boy, giám đốc, doanh nhân, Việt kiều,… khoe trình độ học vấn, nhan sắc, giàu sang… rất dễ dàng mà không sợ lộ thân phận thật. Và thực tế bất cứ ai tham gia các ứng dụng hẹn hò, làm quen trên mạng đều cố tình tạo dựng một vẻ ngoài hoàn hảo, hoặc “nổ” quá mức về bản thân để dẫn dụ đối phương. Phần lớn nạn nhân là nam giới vì các đối tượng lừa đảo đánh đúng vào tâm lý “ham của lạ”, muốn đổi gió của các anh để kết bạn, làm quen.
Lúc đầu sẽ là những lời nhắn tin tâm sự, hẹn hò để nhằm tăng mức độ tin tưởng cho bị hại. Khi câu chuyện đã sâu, tình cảm đã chớm, những kẻ lừa đảo sẽ chuyển cuộc trò chuyện sang chủ đề tài chính, “khóc lóc” vẽ ra các hoàn cảnh bi đát, cần tiền gấp để lo công việc, gia đình… Hoặc khuyến khích nạn nhân tham gia vào một liên doanh tài chính hoặc các khoản đầu tư đầy hấp dẫn. Lúc này, bị hại được hướng dẫn tải app, nạp tiền để đầu tư, mua hàng đa cấp.
Nhiều người, sau vài lần nhận được một số lãi nhỏ thì tất tay một số tiền lớn hơn với niềm tin kiếm lãi khủng. Nhưng đến khi nhận ra mình bị lừa thì người bạn ảo quen trên ứng dụng hẹn hò, mạng xã hội đã “bốc hơi” xóa tài khoản.
Bên cạnh đó, các đối tượng còn có thể dẫn dụ nạn nhân tham gia các cuộc video call “nhạy cảm”, đồi trụy với các clip phát lại để thu thập hình ảnh nhạy cảm của nạn nhân. Sau đó, chúng gây áp lực công bố các nội dung này công khai lên mạng xã hội, gửi cho người thân, bạn bè nạn nhân rồi ép buộc nạn nhân chuyển tiền nhiều lần để chiếm đoạt.
Mới đây Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của anh H, trú quận Hoàng Mai về việc nghi ngờ mình bị đối tượng giăng bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo trình báo của anh H, qua Zalo anh có làm quen với 1 người phụ nữ tên L, sinh năm 1990; đang bán nông sản online ở tỉnh Lào Cai. Người phụ nữ cũng cho biết, cô ta hiện là mẹ đơn thân, đã qua “một lần đò”, đang nuôi con trai 5 tuổi. Trong trang Zalo cá nhân của người phụ nữ, anh thấy rất nhiều hình ảnh hoạt động từ thiện, hơn nữa, L khá xinh đẹp. Anh H qua vài lần trò chuyện đã nảy sinh tình cảm với L.
L cũng bày tỏ rất nhớ thương anh H, nhưng khi anh muốn gọi video để nói chuyện trực tiếp thì không chấp nhận. Thậm chí L cũng không cho anh H nói chuyện trực tiếp mà chỉ cho nghe những đoạn trả lời hay hỏi han bằng file ghi âm. Đáng chú ý, L thường gạ gẫm anh H sử dụng ứng dụng Viber hay Messenger để tiện nói chuyện.
Gần đây, Công an xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa kịp thời ngăn chặn vụ “bẫy tình” trên mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người phụ nữ độc thân. Quen một người đàn ông trên mạng xã hội Facebook, bà H.T.M, trú tại thôn Đại Thắng, xã Xuân Lập đã tin vào những lời mật ngọt nên đã đi bán vàng để chuyển tiền cho người đàn ông lạ. Rất may, khi ra hiệu vàng, bà đã được chủ hiệu vàng kịp thời phát hiện và trình báo công an xã. Nhờ đó, Công an xã Xuân Lập đã kịp thời cảnh báo bà M. Vụ lừa tình đã kịp thời được ngăn chặn.
Mạng xã hội là ảo, nhưng hậu quả luôn là thật. Những mối tình qua mạng, nếu không gặp gỡ tìm hiểu ngoài đời thật, rất khó để xác định thật giả. Hẹn hò, yêu đương qua mạng là quyền tự do của mỗi cá nhân, thế nhưng hãy luôn tỉnh táo trước những lời dẫn dụ vay tiền hay chuyển khoản. Bởi chẳng có mối tình nào là chân thật, khi chưa từng gặp mặt, tìm hiểu, đối phương đã hỏi vay tiền bằng muôn vàn những lý do và những lời đường mật.
Cụ bà bị nhóm giả danh thanh tra y tế lừa đảo 1,2 tỷ đồng như thế nào?
Bị bệnh mãn tính, thường xuyên phải mua thuốc điều trị, nên khi thấy nhóm lừa đảo vẽ ra các gói chăm sóc sức khỏe miễn phí trọn đời, các chương trình hỗ trợ chi phí điều trị mời chào đã khiến cụ bà nhanh chóng sập bẫy.
Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 22/11, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với 10 đối tượng: Nguyễn Văn Tâm (SN 1999), Nguyễn Văn Quang (SN 2004), Ngô Đức Nghĩa (SN 2001), Ngô Việt Hoàng (SN 2002), Bùi Mạnh Hùng (SN 2002), Ngô Anh Đức (SN 2005), Nguyễn Xuân Bách (SN 2000), Bùi Văn Thuận (SN 1999) cùng có HKTT ở Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định; Trịnh Việt Hoàng (SN 2001), HKTT Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định và Nguyễn Như Tâm (SN 1999), HKTT Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng đã lừa đảo nhiều bị hại, trong đó có cụ bà Trần Thị D bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 1,2 tỷ đồng.
Trình báo tại cơ quan Công, bà Trần Thị D. cho biết: Khoảng cuối tháng 7/2023, có nam thanh niên gọi điện thoại cho bà D tự xưng tên Phan Thanh Hải, thanh tra y tế của Trung tâm Hiệp hội Đông y và giới thiệu với bà về Chương trình "những người uống thuốc đông y lâu năm không khỏi sẽ được Nhà nước chi trả 80% chi phí và được tặng 1 thẻ khám chữa bệnh miễn phí của các bệnh viện Trung ương".
Chi phí tham gia chương trình là 30 triệu đồng, còn phí làm hồ sơ là 2,5 triệu đồng. Do bị bệnh xương khớp và nhiều bệnh mãn tính, thường xuyên phải mua thuốc và thực phẩm chức năng, nên khi nghe vị "thanh tra y tế" Phan Thanh Hải giới thiệu về chương trình hấp dẫn trên, bà D đã đồng ý tham gia ngay.
Cán bộ điều tra lấy lời khai của đối tượng cầm đầu Nguyễn Văn Tâm.
Sau đó mấy ngày, bà D nhanh chóng nhận được gói hàng chuyển phát gồm 4 hộp thuốc tăng cường canxi, 1 thẻ bảo hành sản phẩm bên trên đóng dấu "Giám đốc Bùi Xuân Thuận; pháp lý Ngô Đức Nghĩa" với giá trị là 2,5 triệu đồng tương đương với tiền lệ phí làm hồ sơ và bà D đã nhanh chóng trả 2,5 triệu đồng cho nhân viên chuyển phát theo yêu cầu của vị "thanh tra y tế".
Sau khi đã hoàn tất chuyển đơn hàng cho bà D, Trịnh Việt Hoàng tiếp tục gọi điện thoại cho bà D giục chuyển 30 triệu đồng để tham gia chương trình trên. Để tạo lòng tin đối với bà D, Nguyễn Văn Tâm đã gọi điện cho bà D tự giới thiệu tên Nguyễn Minh Châu, là Giám đốc Ngân hàng MB Bank, giải thích kỹ hơn cho bà về chương trình do "thanh tra y tế" Phan Thanh Hải đã tư vấn trước đó. Ngoài thuyết phục đóng tiền tham gia chương trình, "Giám đốc ngân hàng" Nguyễn Minh Châu còn khéo léo dẫn dụ bà D đóng 100 triệu đồng vào quỹ của ngân hàng MB Bank để tham gia chương trình.
Do tin tưởng, ngày 25/7, bà D đã chuyển 30 triệu đồng vào số tài khoản do nhóm Tâm gửi. Ngày 27/7, bà D tiếp tục chuyển thêm 100 triệu đồng vào tài khoản trên theo yêu cầu của Tâm. Ngày 28/7, Hoàng tiếp tục yêu cầu bà D chuyển 110 triệu đồng là tiền phong bì cho các sếp và kế toán công ty để làm nhanh hồ sơ. Sau 3 lần dễ dàng dẫn dụ, thao túng tâm lý bà D chuyển tiền, nhận thấy cụ bà nhẹ dạ, cả tin nên bọn chúng tiếp tục nghĩ ra kịch bản mới để lừa vét thêm tiền.
Nhóm đối tượng lừa đảo bị bắt ngay tại căn phòng trọ vừa là nơi ở và địa điểm thực hiện gọi điện lừa đảo.
Ngày 4/8, Hoàng tiếp tục gọi điện thoại cho bà D nói do đi trời mưa, bị ướt toàn bộ hồ sơ, phải làm lại hồ sơ từ ban đầu nên phải đóng lại lệ phí từ đầu. Bà D lúc đầu không đồng ý nhưng sau đó, nghe những lời Hoàng thuyết phục, bà lại một lần nữa ra ngân hàng chuyển thêm 300 triệu đồng cho Hoàng.
Ngày 12/8, Hoàng tiếp tục thuyết phục bà D ra ngân hàng chuyển thêm 250 triệu đồng để đủ điều kiện tham gia chương trình. Ngày 21/8, Hoàng tiếp tục yêu cầu bà D chuyển thêm 300 triệu đồng để tham gia chương trình. Do không đủ tiền, bà D chỉ chuyển cho Hoàng 228 triệu đồng. Hoàng ra vẻ tử tế nói số tiền còn thiếu sẽ đi vay hộ bà D.
Sau đó, bà D không liên lạc được với Hoàng. Nhưng ngay tối 22/8, Nguyễn Văn Tâm lại chủ động gọi điện cho bà D tự giới thiệu tên Đào Hồng L, là thủ trưởng của "thanh tra y tế" Phan Thanh Hải và thông báo với bà D thông tin Hải bị tai nạn chết.
Những hộp thuốc đông y và thực phẩm chức năng được nhóm đối tương mua gom để lừa đảo những người già, người bệnh.
Ngày 24/8, đối tượng Ngô Đức Nghĩa gọi điện thoại cho bà D tự giới thiệu tên Bùi Xuân Thuận, là Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội sẽ tiếp tục thay "thanh tra y tế" Phan Thanh Hải đảm nhiệm làm hồ sơ cho bà D và yêu cầu bà D nộp nốt 70 triệu đồng số tiền Hải đã đi vay hộ bà D. Lúc này, bà D vẫn không nghĩ mình bị lừa, liền nhờ người chuyển khoản nốt 70 triệu đồng vào tài khoản theo yêu cầu của "Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền quân đội" Bùi Xuân Thuận nói trên.
Vẫn chưa dừng lại ở đó, ngày 30/8, Nghĩa tiếp tục yêu cầu bà D chuyển thêm 100 triệu đồng để làm nốt hồ sơ và bà D vẫn dễ dàng làm theo. Sau đó, Nghĩa còn tiếp tục lừa bà D chuyển thêm 300 triệu đồng. Lúc này bà D mới tỉnh ngộ, biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Công an TPHCM cảnh báo chiêu lừa mới qua mạng xã hội Công an TPHCM khuyến cáo khi bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan chức năng gần nhất để được hỗ trợ xác minh làm rõ, tránh để kẻ gian lợi dụng. Ngày 17/11, Công an TPHCM phát cảnh báo về thủ đoạn "giả mạo luật sư, cam kết lấy lại tiền", đề nghị người dân cảnh giác, tuyệt đối không...