Yến Tatoo xin lỗi vì ‘phông bạt’ tiền ủng hộ lũ lụt
Yến Tatoo gửi hơn 25 triệu đồng tới UBMTTQVN nhưng ảnh chụp màn hình do cô đăng tải hiển thị con số hàng trăm triệu đồng.
Nữ ca sĩ thừa nhận bản thân “ fake màn hình”.
Ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa tiếp tục công bố gần 20.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ của ngày 11/9 và 12/9. Trong danh sách ủng hộ của ngày 11/9, tin nhắn có nội dung “Yen tattoo xin chia sẻ với đồng bào vùng lũ” được gửi từ một tài khoản kèm theo 500.000 đồng. Sau đó, chủ tài khoản gửi thêm 5 triệu đồng với nội dung tương tự.
Yến Tatoo thừa nhận đã fake màn hình chụp tin nhắn chuyển khoản.
Ngay sau đó, sự việc gây xôn xao mạng xã hội. Lý do là trước đó trên trang cá nhân, Yến Tatoo khi đăng tải ảnh chụp màn hình giao dịch thì số tiền được hiển thị là hàng trăm triệu đồng. Sau khi sự việc gây tranh cãi, Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi. Nữ ca sĩ thừa nhận đã “fake màn hình”.
Video đang HOT
“Trước tiên, Yến cúi đầu xin lỗi vì đã để mọi người phải chịu ảnh hưởng về những chuyện không hay của mình những ngày qua. Tôi cũng biết có nói thế nào, người ghét lại càng thêm ghét, nhưng xin cho phép Yến được chia sẻ để những người thân quen hiểu hết sự tình. Tôi đã có tổng cộng 3 lần giao dịch chuyển khoản cho MTTQVN. Tài khoản chi tiêu cố định hàng tháng của tôi ban đầu chỉ còn hơn 8 triệu đồng. Lúc 13h23 ngày 11/9, tôi muốn ủng hộ 5 triệu đồng nhưng chuyển nhầm 500.000 đồng. Sau đó, tôi chuyển khoản một lần nữa là 5 triệu đồng”, Yến Tatoo giải thích.
Cô tiếp tục: “Sau đó trợ lý đã nhắn cho bầu show và một số người nhờ ứng trước tiền show tháng 11 cho tôi để tôi tiếp tục giúp đỡ những hoàn cảnh khác (có tin nhắn kèm theo). Sau khi nhận được tiền ứng, Yến đã chuyển khoản thêm lần nữa là 20 triệu đồng vào 13/9. Tổng số tiền Yến gửi cho UBMTTQVN là 25,5 triệu đồng”.
Theo Yến Tatoo, cô cũng gửi thêm tiền quyên góp cho các đoàn cứu trợ khác nhau để họ có thể trực tiếp tới các vùng bị ảnh hưởng và giúp đỡ bà con. Tổng số tiền lên tới gần 40 triệu đồng. Tuy nhiên, Yến Tatoo thừa nhận bản thân đã sai khi “fake màn hình”.
“Cái sai của tôi là fake màn hình, mục đích là để người cho Yến ứng tiền biết được là mình có ủng hộ và nếu có xin ứng thêm các bên khác, cũng sẽ có lý do để họ nhìn vào. Tôi đã che đi số đầu và con số ghi trên story không phải 500 triệu đồng như những gì các page đang thi nhau chia sẻ. Đấy hoàn toàn là do người đăng tự thổi phồng lên. Yến cũng chưa bao giờ có ý định nhận bản thân quyên góp nhiêu đó tiền. Những gì Yến sai, Yến xin nhận lỗi, mong mọi người hãy hiểu cho tấm lòng của tôi. Đây cũng là bài học lớn để Yến rút kinh nghiệm hơn”, cô chia sẻ thêm.
Yến Tatoo tên thật là Lê Hải Yến, sinh năm 1996, bắt đầu công việc ca hát bằng các bản cover đăng trên mạng xã hội. Sau đó, cô tham gia một số cuộc thi như Giọng hát Việt 2015, Giai điệu chung đôi 2018… và phát hành sản phẩm âm nhạc mang tên Cứ thế rời xa, Có ai đi hoài 1 lối, Ái nộ…
"Phông bạt"," fake bill" tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Dư luận bức xúc trước chiêu trò photoshop, "fake bill" tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và lũ lụt của một số người, trong đó có những người nổi tiếng
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai hơn 14.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Việc làm này được dư luận hoan nghênh vì sự công khai, minh bạch, giúp ai cũng có thể theo dõi được toàn bộ số tiền ủng hộ trong thời gian qua.
Một trường hợp chỉnh sửa giao dịch bị phát hiện đã phải xin lỗi
Đồng thời, cộng đồng mạng cũng phát hiện ra không ít người chỉnh sửa, đăng ảnh khoe ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão và lũ lụt hàng chục, hàng trăm triệu đồng để đánh bóng tên tuổi, nhưng con số thực tế nhỏ hơn rất nhiều.
Đặc biệt, có cá nhân còn có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Một trường hợp đấu giá thu về 10 triệu đồng ủng hộ lũ lụt, thực tế chỉ chuyển 100.000 đồng. Sau khi bị phát hiện, người này đã lên tiếng xin lỗi và chuyển khoản đủ 10 triệu đồng.
Luật sư Trịnh Đức Tiến, Văn phòng luật sư Phúc Thọ (TP Hà Nội), khẳng định việc từ thiện là tùy tâm, ai có nhiều ủng hộ nhiều, ai có ít ủng hộ ít, không ai chê trách từ thiện nhiều hay ít, miễn là từ tâm. Việc photoshop biên lai chuyển tiền gấp nhiều lần số tiền thật không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
TikToker P.V.A. bị cộng động mạng phát hiện chỉ chuyển khoản 1 triệu nhưng photoshop chụp màn hình con số cao hơn nhiều
Trường hợp việc chỉnh sửa hóa đơn tiền ủng hộ, đăng lên mạng để đánh bóng tên tuổi cá nhân, không làm tổn hại ai thì không bị xử phạt, tuy nhiên sẽ bị xã hội lên án, bản thân người này sẽ chịu sự phát xét của xã hội.
Tuy nhiên, nếu trường hợp người nào đó thực hiện yêu cầu của người khác chuyển tiền để thực hiện cứu trợ mà giả mạo hóa đơn, ví dụ chuyển khoản 50.000.000 đồng, thực tế chỉ chuyển có 50.000 đồng để trục lợi tiền của người khác, thì đó là hành vi tham ô, sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 353 của Bộ Luật hình sự. Theo đó mức án tù có thể từ 2-7 năm khi chiếm đoạt từ 2 triệu đến 100 triệu.
Trường hợp cá nhân A đưa cho cá nhân B 10 triệu đồng để góp cùng người B chuyển tiền từ thiện, nhưng người B chỉ chuyển vài trăm ngàn đồng, trong khi vẫn nhận 10 triệu đồng của người A thì người B đó bị xếp vào hành vi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị khung hình cải tạo không giam giữ là 3 năm, phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm.
Bà Nhân Vlog tự tay mang 320 triệu đi cứu trợ, netizen lo lắng: "Pha xử lý này cồng kềnh quá" Dù vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Bà Nhân Vlog làm như vậy là có lý do riêng. Cùng với rất nhiều cá nhân, tổ chức đã và đang chung tay ủng hộ, giúp đỡ bà con tại những nơi bị ảnh hưởng của thiên tai sau cơn bão vừa qua, mới đây, Bà Nhân Vlog cũng đã về Việt Nam...