Yên tâm về “sức khỏe tài chính” của nền kinh tế Việt Nam
Bất chấp Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu và hệ thống tài chính của nhiều quốc gia, Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao khi được xếp vào nền kinh tế mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 tổ chức ngày 4/9 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu bật những kết quả đạt được về kinh tế – xã hội. Đặc biệt, Thủ tướng đã đề cập đến việc sức khỏe của nền tài chính Việt Nam được Tạp chí The Economist (Anh) đánh giá tốt và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của COVID-19.
Cụ thể, vào tháng 5/2020, Tạp chí The Economist công bố bảng xếp hạng “sức khỏe” tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi, trong đó Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid-19. Việt Nam dược xếp là quốc gia mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh dựa trên 4 nhân tố: nợ công, nợ quốc gia, chi phí vay và dự trữ ngoại hối. Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Guatemala, nhưng đứng trước Ba Lan và Nigeria với các chỉ số nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối đều ở mức ổn định cho đến mạnh. Việt Nam không có chỉ số nào thuộc diện “báo động đỏ”.
Thực tế cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay, hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được cả 3 tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới gồm S&P, Moody’s và Fitch tiếp tục giữ nguyên. Trong khi đó, có đến 40 quốc gia trên thế giới và trong khu vực bị hạ bậc tín nhiệm, 104 đợt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia bởi 3 tổ chức này mà nguyên nhân chủ yếu do các gói hỗ trợ tài khóa phòng chống đại địch dẫn đến gánh nặng nợ công gia tăng mạnh tại các nước này.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, trong tháng 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, xuất khẩu, sản xuất kinh doanh, song Việt Nam đã thực hiện trả nợ của Chính phủ khoảng 171.474 tỷ đồng, bằng 46,8% kế hoạch đề ra. Các khoản nợ của Chính phủ đều được đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Quyết định số 1130/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2020-2022 và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020. Chương trình này đề ra mục tiêu kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong từng thời kỳ; phấn đấu đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 51,4% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,2% GDP, cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công ở mức 40-45%; Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước…
Về dữ trữ ngoại hối, thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện nay, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 92 tỷ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỷ USD, như vậy, tăng nhiều lần so với mức 20 tỷ USD vào đầu nhiệm kỳ.
Theo chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, trong thời gian tới, cần tiếp tục cải cách thị trường tài chính, bao gồm cải cách theo hướng giảm nhẹ các thủ tục, quy định tiếp cận vốn, giảm chi phí và lãi suất vay vốn thực chất cho người dân/doanh nghiệp, khuyến khích ngân hàng và doanh nghiệp tái cấu trúc lại nợ theo hướng bền vững, giảm chi phí tài chính, tăng cường độ sâu tài chính; đồng thời phát triển thị trường vốn, nới điều kiện tiếp cận dòng tiền trên thị trường vốn cho doanh nghiệp, giảm phụ thuộc vào các trung gian tài chính, ngân hàng thương mại…
Video đang HOT
Tạp chí The Economist công bố bảng xếp hạng “sức khỏe” tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi, trong đó Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid-19. Việt Nam dược xếp là quốc gia mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh dựa trên 4 nhân tố: nợ công, nợ quốc gia, chi phí vay và dự trữ ngoại hối.
Phong phú đẩy mạnh cải tiến năng suất và chất lượng
Được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, phong trào cải tiến phát huy sáng kiến kỹ thuật ở Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã trở thành hoạt động thường xuyên, với sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên và người lao động.
Hoạt động cải tiến kỹ thuật được Tổng Công ty CP Phong Phú chú trọng, phát huy.
Hoạt động cải tiến được chú trọng
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực. Do đó, việc làm chủ khoa học - công nghệ, đổi mới tư duy, cải tiến kỹ thuật để tạo ra giá trị gia tăng luôn là vấn đề quan trọng trong sản xuất, kinh doanh.
Đây cũng là một trong những điều kiện then chốt để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó cải thiện, nâng cao đời sống người lao động.
Với lợi thế là doanh nghiệp có truyền thống sản xuất dệt may lâu đời, am hiểu thị trường cùng với chuỗi cung ứng khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may, Phong Phú luôn có những chiến lược phát triển linh hoạt, đáp ứng các điều kiện mới của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông Phạm Xuân Trình, Tổng giám đốc Phong Phú cho biết: "Sản phẩm của Phong Phú đã có mặt trên thị trường thế giới nhiều năm và được các thị trường vốn khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc ưa chuộng.
Ở nội địa các mặt hàng khăn bông và gia dụng cũng được người tiêu dùng đón nhận. Để có được kết quả đó, ngoài đầu tư đổi mới công nghệ, công ty đặt vấn đề cải tiến là hoạt động thường xuyên trong quá trình sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng và dịch vụ hoàn hảo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng".
Cụ thể hàng năm, phong trào thi đua sáng kiến cải tiến kỹ thuật được Phong Phú triển khai rầm rộ ở nhiều vị trí, bộ phận.
Hoạt động cải tiến trở thành văn hóa, trách nhiệm. Tổng công ty đã thành lập một Hội đồng thẩm định, đánh giá nghiêm ngặt chất lượng và hiệu quả của các công trình tham gia.
Chính từ Phong Phú Got talent - chương trình thi đua trọng điểm nhằm tìm kiếm những tài năng Phong Phú ở tất cả các vị trí công việc, đã khuyến khích cán bộ, công nhân viên có những sáng kiến mới, giải pháp đột phá nhằm mang lại hiệu quả vượt trội, tăng năng suất chất lượng và tiết kiệm chi phí... cho Tổng công ty.
Các sáng kiến cải tiến của Phong Phú đạt giải cao tại Công đoàn cấp ngành.
Ông Ngô Minh Tân - Trưởng Phòng Kỹ thuật Đầu tư chia sẻ: "Mỗi năm, hội đồng sáng kiến của công ty tiếp nhận hàng chục ý tưởng, sáng kiến kỹ thuật. Nhiều sáng kiến cải tiến chi tiết các thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất đã được triển khai, ứng dụng trong thực tiễn có giá trị làm lợi cao, tiết kiệm chi phí. Điển hình từ năm 2018 đến năm 2019, tại Phong Phú có 56 sáng kiến được công nhận, với giá trị làm lợi 16,2 tỷ đồng".
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, thúc đẩy cải tiến là một trong những hoạt động quan trọng giúp Phong Phú nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt nhịp được xu hướng thế giới và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Triển khai 24 đề tài cải tiến sản xuất vào năm 2020
Ngoài chuỗi hoạt động nâng cao nội lực doanh nghiệp đã được ứng dụng như: 3D5S, Quản trị nhân sự, Kaizen..., vừa qua, Tổng công ty cổ phần Phong Phú tiếp tục triển khai áp dụng 24 đề tài cải tiến vào thực tế nhằm nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp.
Chương trình có sự hỗ trợ và tư vấn của đoàn công tác Bộ Công thương - Cục Công nghiệp - Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, thuộc Đề án tổ chức cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam, trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh khu vực phía Nam.
Các đề tài cải tiến trọng tâm gồm: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng; Xây dựng phương pháp chứng nhận năng lực và trình độ người kiểm hàng; Giảm số cổng kiểm tra trên hệ thống cổng chất lượng; Đào tạo và áp dụng 7 công cụ Quản lý chất lượng trong giải quyết lỗi chất lượng; Cải tiến phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu, trực quan hóa báo cáo chất lượng;
Xây dựng sổ tay các lỗi của sản phẩm khăn; Giảm tỷ lệ đứt sợi thưa ngang tại phân xưởng Dệt; Cải tiến layout kho - Thiết lập sơ đồ khu vực kho thành phẩm; Cải tiến môi trường làm việc tại khu phân xưởng Dệt; Xây dựng hệ thống duy trì 5S3S;...
Một buổi báo cáo tổng kết hoạt động cải tiến kỹ thuật tại Phong Phú.
Sau 12 tuần, việc sắp xếp lại các hệ thống sản xuất, lao động và tuân thủ quy trình cải tiến đã mang lại sự chuyển biến đáng kể, bước đầu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
"Phong Phú là một trong những doanh nghiệp dệt may tiên phong trong việc ứng dụng cải tiến kỹ thuật vào trong sản xuất. Tôi đánh giá cao tinh thần đổi mới cải tiến liên tục của đội ngũ lãnh đạo Phong Phú. Đây chính là tiền đề quan trọng để Phong Phú tiếp tục tạo ra các sản phẩm chất lượng mang tính cạnh tranh trên thị trường" - TS Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học - Vật liệu Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, một thành viên trong đoàn tư vấn của Đề án tổ chức cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam, cho biết thêm.
Hiện nay, Tổng Công ty đã đầu tư tự động hóa mọi quy trình. Nhiều máy móc dây chuyền hiện đại đã được trang bị, thay mới tại các nhà máy, bộ phận.
Tư duy của đội ngũ cán bộ quản lý liên tục sáng tạo và đổi mới, lan tỏa đến toàn thể cán bộ, công nhân viên. Công tác đào tạo chuẩn hóa nhân lực ở từng vị trí được chú trọng.
Năm 2020, bên cạnh việc xây dựng đội ngũ quản lý tiêu chuẩn, nghiên cứu đổi mới và phát triển các dòng sản phẩm xanh - sạch - thân thiện môi trường ... Phong Phú tiếp tục đầu tư xây dựng 2 mô hình gồm kho tự động và kho thông minh, nhằm đáp ứng yêu cầu giao hàng nhanh và tạo nội lực để doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn mới.
[Infographics] Việt Nam thu hút vốn FDI ra sao 8 tháng năm 2020? Tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.