Yên Phong – huyện cuối cùng ở Bắc Ninh “cán đích” nông thôn mới
Sáng 20/3, Huyện ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận huyện Yên Phong đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sau gần 10 năm phấn đấu, xây dựng.
Tham dự Lễ đón nhận Bằng công nhận huyện Yên Phong đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ có Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan trao Quyết định và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 cho lãnh đạo huyện Yên Phong. Ảnh: Khương Lực.
Nơi giàu truyền thống cách mạng, kinh tế phát triển
Sau gần 10 năm phấn đấu, xây dựng, được tỉnh Bắc Ninh và Trung ương ghi nhận, Yên Phong là huyện cuối cùng của tỉnh Bắc Ninh “cán đích” nông thôn mới.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong cho biết, đến hết năm 2019, toàn huyện đã có 13/13 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới và huyện Yên Phong cơ bản đạt 9/9 tiêu chí của huyện nông thôn mới (chỉ còn thiếu quy hoạch chung của huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong phát biểu tại Lễ đón nhận Bằng công nhận huyện Yên Phong đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Khương Lực.
Video đang HOT
Cuối năm 2019 huyện Yên Phong được tỉnh Bắc Ninh thẩm tra và đề nghị Hội đồng xét duyệt của Trung ương thẩm định để công nhận huyện Yên Phong đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Ngày 19/01/2022, huyện Yên Phong được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định và cấp Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
“Sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh tế – xã hội của huyện Yên Phong ngày càng phát triển, hạ tầng nông thôn được tăng cường, bộ mặt nông thôn đổi mới, khang trang, hiện đại, xanh – sạch – đẹp hơn; quốc phòng – an ninh đươc củng cố, tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên” – ông Cường nhấn mạnh.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, ông Cường cho biết, trong thời gian tiếp theo huyện Yên Phong sẽ tiếp tục lãnh chỉ đạo các xã tiếp tục nâng cao kết quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đạt được và thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với phương châm xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị.
“Mục tiêu trước mắt là có từ 1 đến 2 xã được tỉnh công nhận là xã nông thôn mới nâng cao năm 2021; năm 2022 có ít nhất 1 xã được công nhận và các xã còn lại sẽ được công nhận ở các năm tiếp theo” – ông Cường nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhận định, mặc dù không phải là tỉnh trọng điểm về nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng 97,3% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; nông nghiệp chỉ chiếm 2,7% tỉ trọng GDP), nhưng Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh luôn xác định vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong quá trình phát triển, tỉnh Bắc Ninh luôn hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững; phát triển đồng bộ và hài hòa công nghiệp – dịch vụ, thương mại và nông nghiệp; cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh luôn coi vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác chăm lo xây dựng và phát triển nông thôn.
Sau 10 năm triển khai thực hiện, đến nay xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn tỉnh, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 97/97 xã đạt chuẩn nông thôn mới; cả 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hướng tới mục tiêu “4 tốt hơn”
Phát huy những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị huyện Yên Phong tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo không dừng lại ở các tiêu chí đạt được, đó chỉ mới là bước khởi đầu trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, vấn đề quan trọng hơn là phải tiếp tục duy trì và phát triển bền vững các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn, thúc đẩy phong trào đạt ở trình độ, chất lượng cao hơn, không tự bằng lòng, thỏa mãn với thành tích đã đạt được, nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu “4 tốt hơn”, đó là:
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang phát biểu chỉ đạo tại Lễ đón nhận Bằng công nhận huyện Yên Phong đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Khương Lực.
Đời sống, thu nhập của người nông dân ngày càng cao hơn; cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại hơn; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy tốt hơn các giá trị truyền thống ở nông thôn, an ninh, an toàn, an sinh xã hội ở nông thôn ngày càng tốt hơn; đảm bảo môi trường sinh thái phát triển đa dạng và bền vững hơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh lưu ý huyện Yên Phong tiếp tục đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về xây dựng nông thôn mới; coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Cùng với đó, tập trung huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh toàn dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đề hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong năm 2022 và những năm tiếp theo, trước mắt là hoàn thành Đề án đô thị loại 4 và Đề án thành lập thị xã Yên Phong.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang, ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong mong muốn trong thời gian tới huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cơ quan Trung ương, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng cũng như quá trình phát triển của huyện Yên Phong nói chung để trở thành thị xã trong thời gian tới.
Trong 5 nhiệm vụ, giải pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu xây nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong yêu cầu cấp ủy, chính quyền dưới cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, đề án để củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được.
Cùng với đó, xây dựng lộ trình, nguồn lực, giải pháp về nội dung tiêu chí hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó tập trung đưa ra các giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân như: đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ thị trường đầu ra cho nông sản…
Công nhận huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 công nhận huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Nút giao Tân Kiên - Bình Chánh (huyện Bình Chánh). Ảnh tư liệu: Thanh Vũ/TTXVN
Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo huyện Bình Chánh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về môi trường và an ninh, trật tự xã hội để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Qua 10 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện Bình Chánh có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, 14/14 xã đã được Thành phố công nhận hoàn thành 19/19 tiêu chí, huyện đạt 9/9 tiêu chí.
Diện mạo nông thôn mới có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt gần 70 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2015 và gấp 4 lần năm 2010. Địa bàn huyện không có hộ nghèo thu nhập từ 21 triệu đồng/năm trở xuống, có 534 hộ thu nhập dưới 28 triệu đồng/năm.
Huyện Bình Chánh là huyện cuối cùng của Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới, sau các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ.
Bắc Ninh: Chủ tịch UBND huyện Yên Phong bị yêu cầu rút kinh nghiệm việc xử lý môi trường ở Văn Môn Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Yên Phong nghiêm túc rút kinh nghiệm khi chưa nộp báo cáo về việc tập trung chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường tại xã Văn Môn. Chưa nộp báo cáo về việc tập trung chỉ đạo vấn đề xử lý môi trường tại xã Văn Môn, Chủ tịch...