Yen Nhật tăng giá, ACV lỗ ròng 124 tỷ
Theo báo cáo tài chính quý II năm 2016, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) lỗ ròng 124 tỷ đồng, nguyên nhân lớn nhất do vay nợ bằng đồng yen Nhật.
ACV vừa công bố báo cáo tài chính quý II năm 2016 với doanh thu đạt 3.263 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tổng kết của đơn vị này, họ đang lỗ ròng 124 tỷ đồng.
Tính đến giữa năm 2016, tổng tài sản tổng công ty vượt 46.000 tỷ đồng, tuy nhiên, ACV vay nợ dài hạn hơn 15.600 tỷ đồng bằng đồng yen thông qua Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để thực hiện dự án xây dựng Nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Tổng số vốn vay bằng đồng yen của doanh nghiệp này hiện lên tới hơn 15.775 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý II năm 2016, ACV lỗ ròng 124 tỷ đồng, nguyên nhân lớn nhất do vay nợ bằng đồng yen. Ảnh: Anh Tuấn.
Từ đầu năm đến nay, đồng yen Nhật liên tục tăng giá do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới. Do đó, ACV bị lỗ tỷ giá khoảng 1.368 tỷ đồng. Chưa kể, chi phí tài chính tăng đột biến lên 1.406 tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh.
Với tỷ lệ vay nợ bằng đồng yen lớn, cứ tăng 1% giá trị của đồng tiền này, ACV sẽ lỗ khoảng 150 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2015, ACV từng lỗ tới 666 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá.
Video đang HOT
Trong năm 2016, ACV đặt kế hoạch phục vụ 73,4 triệu lượt khách, doanh thu 12.095 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.056 tỷ đồng.
Về kế hoạch đầu tư, trong năm 2016, ACV sẽ thực hiện đầu tư 19 dự án chính, bao gồm cả các dự án chuyển tiếp từ năm 2015 với tổng vốn đầu tư 5.835 tỷ đồng.
Có thể kể đến một số dự án lớn như mở rộng nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất (hơn 1.066 tỷ đồng), mở rộng nhà ga hành khách Phú Quốc (696 tỷ đồng), đường tầng và sân đỗ ôtô Cát Bi (723 tỷ đồng), xây dựng hệ thống đường lăn và mở rộng sân đỗ máy bay (798 tỷ đồng)…
Đáng chú ý nhất là dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một là 114.450 tỷ đồng. Giai đoạn một sẽ hoàn thành vào năm 2025, đáp ứng công suất 25 triệu hành khách một năm.
ACV là doanh nghiệp đã cổ phần hóa, trong đó Bộ Giao thông Vận tải là cổ đông lớn nhất. Tổng công ty hiện đang trực tiếp khai thác 22 cảng hàng không, trong đó có 7 cảng quốc tế và 15 cảng quốc nội. Năm 2015, họ đạt doanh thu 13.327 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.753 tỷ đồng.
Để bù lỗ, mới đây đơn vị đề xuất Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) tăng và thu mới một số giá phí dịch vụ hàng không. Liên quan trực tiếp đến hành khách là phí sân bay nội địa được đề xuất tăng từ 70.000 đồng/người lên mức 100.000 đồng/người, từ ngày 1/1/2017.
Đơn vị cho rằng họ đang phải gánh chịu khoản bù lỗ chi phí đầu vào cho các hãng hàng không trong nước nên không thể có nguồn lợi nhuận ổn định từ dịch vụ để tích lũy tái đầu tư nâng cấp hạ tầng các cảng hàng không.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho hay, việc điều chỉnh giá, phí dịch vụ hàng không “chắc chắn phải làm”, nhưng mức độ thế nào, cụ thể ra sao Cục Hàng không còn phải thẩm định, xin ý kiến của các đơn vị liên quan rồi trình phương án lên Bộ.
Theo_Zing News
Quảng cáo trực tuyến tăng chạm mốc 100%/năm
Thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, chạm mốc 100%/năm.
Thông tin được chia sẻ tại buổi họp báo Diễn đàn tiếp thị trực tuyến chủ đề "Tối ưu hiệu quả tiếp thị trực tuyến" do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI Index 2015), từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển này tiếp tục gặp một số trở ngại lớn, bao gồm lòng tin của người tiêu dùng, thanh toán và tiếp thị trực tuyến (online marketing).
Theo Báo cáo, chi phí cho tiếp thị trực tuyến của năm 2015 tăng nhẹ so với năm trước đó. Đáng chú ý là 53% doanh nghiệp được khảo sát cho biết chi dưới 10 triệu đồng cho tiếp thị trực tuyến, cao tương đương tỷ lệ của năm 2014.
Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng tăng lên đáng kể. Những kênh tiếp thị phổ biến nhất là mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, báo điện tử và thư điện tử. Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm được đánh giá đạt hiệu quả cao nhất.
Kết quả này tương đồng với khảo sát của Nielsen trong báo cáo Global Trust in Advertising 2015. Theo báo cáo này, người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng nhiều nhất vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, tiếp đó là mạng xã hội, video trực tuyến, banner trực tuyến và thấp nhất là quảng cáo qua thiết bị di động.
Trong khi quảng cáo trực tuyến có mối quan hệ mật thiết với mua sắm trực tuyến thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới hình thức này. Một số doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tiếp thị trực tuyến nhưng hiệu quả chưa cao.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào một số ít các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Thị phần của các doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến trong nước khá nhỏ.
Trên phạm vi toàn cầu, theo eMarketer, tỷ trọng chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến trên toàn bộ chi tiêu quảng cáo khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tỷ trọng này năm 2015 là 32,3% và dự đoán tăng lên 36,3% trong năm 2016.
eMarketer dự đoán chi tiêu quảng cáo trực tuyến năm 2016 của Thái Lan là 2,9 tỷ USD, của Indonesia là 2,7 tỷ USD, Ấn Độ là 7 tỷ USD. Ở Mỹ, kỳ vọng quảng cáo trực tuyến năm 2016 sẽ tăng 15,4% và đạt doanh số trên 68 tỷ USD, chiếm 32,6% toàn bộ thị trường quảng cáo.
D.Anh
Theo_VietNamNet
Soi từng chi tiết kiệt tác Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn Làm bằng đồng với khối lượng trên 22 tấn, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là những hiện vật đặc biệt của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử...