‘Yên bình’ – lời cuối cùng của phi công máy bay Ukraine bị Iran bắn rơi
Ngoại trưởng Ukraine Vadym Prystaiko đã tiết lộ những lời cuối cùng của phi công lái chiếc máy bay Ukraine mà Iran thừa nhận bắn rơi ngày 8.1 ở Tehran.
Một phần cánh cảu chiếc máy bay của Ukraine bị Iran bắn rơi ở ngoại ô Tehran Ảnh Reuters
Ngoại trưởng Ukraine Prystaiko trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 10.1 cho biết cơ quan điều tra Ukaine đã tiếp cận được dữ liệu trao đổi giữa đài kiểm soát không lưu và phi hành đoàn trên máy bay hãng Ukraine International Airlines bị Iran bắn rơi ngày 8.1.
Theo ông Prystaiko, lời cuối cùng của phi công là “yên bình và mọi thứ đều ổn”.
[SỐC] Toàn cảnh khoảnh khắc máy bay Ukraine bị bắn rơi tại Iran
Chiếc máy bay Boeing 737-800 cất cánh từ sân bay Imam Khomeini ở Tehran vào rạng sáng 8.1 để quay về Kiev, chở theo 176 người.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi cất cánh, máy bay bị rơi xuống vùng ngoại ô của Tehran và không người nào sống sót.
Chính quyền Iran ngày 11.1 thừa nhận quân đội nước này đã bắn rơi máy bay do lầm tưởng là mục tiêu thù địch sau khi máy bay đi về hướng “trung tâm quân sự nhạy cảm” của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran.
Quân đội Iran cho biết khi đó đang trong tình trạng cảnh giác cao nhất giữa thời điểm căng thẳng với Mỹ. Ngay trước đó, Iran phóng một loạt tên lửa tấn công 2 căn cứ có lính Mỹ tại Iraq để trả thù cho cái chết của chỉ huy đặc nhiệm Qassem Soleimani bị Mỹ không kích thiệt mạng trước đó.
“Trong tình hình như vậy, máy bay đã bị bắn trúng do lỗi con người một cách vô tình”, quân đội Iran thừa nhận và xin lỗi về vụ việc này.
Tổng thống Hassan Rouhani cùng ngày tuyên bố những người liên quan sẽ bị truy tố về sai lầm không thể tha thứ này
Theo thanhnien.vn
Tình báo nhiều nước nói về nghi vấn máy bay bị bắn hạ ở Iran
Giới chức tình báo Mỹ cho hay chưa có bằng chứng máy bay của hãng hàng không Ukraine bị bắn hạ ở Iran hôm 8-1.
Chiếc máy bay Boeing 737 rơi ở ngoại ô thủ đô Tehran chỉ vài giờ sau khi Iran phóng một loạt tên lửa nhằm vào các căn cứ quân sự ở Iraq có binh sĩ Mỹ đồn trú.
Trong khi thời điểm xảy ra thảm họa khiến một số chuyên gia hàng không tự hỏi liệu chiếc máy bay có bị tên lửa bắn hạ hay không thì giới chức Iran bác bỏ giả thuyết trên và cho rằng nguyên nhân là lỗi động cơ.
Nhân viên cứu hộ làm việc tại hiện trường rơi máy bay. Ảnh: AP
"Những đồn đoán về vụ rơi máy bay do bị bắn hạ là hoàn toàn sai lệch và không có chuyên gia quân sự hay chính trị nào xác nhận điều đó" - ông Genolf Abolfazl Shekarchi, phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Iran, nhấn mạnh. Theo người phát ngôn này, tin đồn là "đòn chiến tranh tâm lý" do chính phủ các nước đối thủ đặt ra.
Tại Washington - Mỹ, một thành viên đảng Dân chủ tham dự cuộc họp với các quan chức trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cho rằng không có thông tin tình báo nào cho thấy máy bay bị bắn hạ.
Một đồng nghiệp của phi hành đoàn gặp nạn đốt nến tưởng niệm các nạn nhân ở Ukraine hôm 8-1. Ảnh: AP
Ngay sau vụ tai nạn, phát ngôn viên của Bộ Giao thông và Vận tải Iran Qassem Biniaz cho biết một trong các động cơ của máy bay bị cháy và phi công không thể kiểm soát máy bay, theo hãng tin IRNA. Tuy nhiên, hãng tin Iran không nói rõ làm thế nào chính quyền Iran biết điều đó.
Bác bỏ khả năng lỗi động cơ, Chủ tịch hãng hàng không Ukraine International Airlines (UIA) Yevhen Dykhne cho rằng chiếc máy bay gặp nạn là một trong những chiếc máy bay tốt nhất mà hãng này sở hữu cũng như phi hành đoàn trên chuyến bay đáng tin cậy và chuyên nghiệp.
"Với kinh nghiệm của phi hành đoàn, xác suất sai sót là tối thiểu. Chúng tôi thậm chí không nghĩ đến khả năng đó" - chủ tịch này khẳng định.
Trong khi đó, một nguồn tin an ninh Canada cho hay đánh giá sơ bộ của các cơ quan tình báo phương Tây không cho thấy máy bay rơi ở Iran bị tên lửa bắn hạ.
Nguồn tin này cho rằng các cơ quan tình báo nhận định máy bay Boeing 737 đã gặp trục trặc kỹ thuật và có một số bằng chứng chỉ ra rằng một trong những động cơ của máy bay quá nóng.
Thông thường các nhà điều tra mất hơn một năm để xác định nguyên nhân rơi máy bay nhưng việc lấy thông tin về tai nạn hàng không lần này đã trở nên phức tạp hơn. Giới chức Iran tuyên bố không bàn giao một trong hai hộp đen được tìm thấy cho Mỹ hoặc hãng Boeing (Mỹ) để phân tích.
Theo luật quốc tế, quốc gia nơi xảy ra vụ tai nạn sẽ kiểm soát cuộc điều tra. Hãng Boeing, Cục Hàng không Liên bang Mỹ và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ thường sẽ tham gia điều tra vì máy bay được sản xuất tại Mỹ.
Xuân Mai (Theo AP, Reuters)
Theo nld.com.vn
Iran công bố hình ảnh đầu tiên về hộp đen máy bay Ukraina Iran vừa công bố một video cho thấy các hộp ghi dữ liệu trên chiếc Boeing 737-800 rơi ở ngoại ô Tehran làm 176 người chết. Hình ảnh cho thấy các thiết bị này bị hư hại và dự kiến mất vài tháng mới có thể đọc được dữ liệu. Theo video được truyền thông Iran đăng tải, các hộp đen được đặt...