Yên Bái: Sức sống mới ở Châu Quế Hạ
Chúng tôi ngược lên vùng cao huyện Văn Yên, đến với Châu Quế Hạ – một xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Hộ gia đình anh Hoàng Văn Thoát vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu.
Mặc dù đã phần nào đoán trước nhưng khi “mục sở thị”, tôi mới thấy mảnh đất này đã thực sự thay đổi rồi. Đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tôi thoáng nhớ về khoảng thời gian trước, con đường gồ ghề đầy ổ trâu, ổ voi làm chiếc xe máy của tôi nhảy chồm chồm như chú ngựa bất kham. Đời sống người dân còn nghèo khó, còn nhiều hủ tục. Ấy vậy, hôm nay, khi trở lại vùng quê này, Châu Quế Hạ đã mang một diện mạo mới.
Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã, khi được hỏi về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nơi đây, sau một hồi trầm ngâm như để nhớ lại những thăng trầm, rồi những chuyển mình, đổi thay của Châu Quế Hạ, đồng chí Hoàng Kim Ninh – Bí thư Đảng ủy xã chậm rãi kể: “Châu Quế Hạ có 1.812 hộ gia đình, 7.583 nhân khẩu với dân tộc Tày, Kinh, Dao cùng sinh sống ở 14 thôn, bản. Trước đây, do trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì nên cuộc sống của đồng bào nghèo lắm. Người dân chăm phát nương làm rẫy, cực nhọc, lam lũ là vậy nhưng đời sống vẫn rất chật vật, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu những điều kiện tối thiểu cho một cuộc sống đơn giản nhất. Bên cạnh đó, các hủ tục như một gánh nặng làm cho cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám người dân hết năm này qua năm khác”.
Đó là cuộc sống của nhiều năm về trước, còn giờ đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là Chương trình 135 – như một chiếc “đòn bẩy” đã giúp người dân nơi đây có điều kiện vươn tới một cuộc sống mới. Bà con nông dân được hỗ trợ giống, tư liệu sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, chăn nuôi bước đầu đã có sự phát triển. Sản xuất nông nghiệp đang có những đổi thay mạnh mẽ từ trong suy nghĩ đến cách làm. Năng suất lúa tuy chưa bằng các nơi khác trong tỉnh, nhưng nhiều gia đình đã có đủ gạo ăn quanh năm – điều mà bao đời nay người dân nơi đây luôn mong ước.
Với 213 ha ruộng nước, vụ nào Châu Quế Hạ cũng đưa vào gieo cấy bằng các giống lúa lai chất lượng cao, đưa tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cả năm đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng thóc 1.184 tấn. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đất, xã tuyên truyền vận động bà con trồng trên 400 ha cây màu các loại. Cùng với cây lúa, cây sắn được coi là cây chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Toàn xã hiện có 850 ha sắn, trong đó, có 650 ha sắn công nghiệp, 200 ha sắn địa phương, tổng sản lượng củ tươi 20.000 tấn. Phát triển chăn nuôi cũng được xã chú trọng, đàn trâu 1.195 con, đàn lợn 3.755 con, đàn gia cầm 45.700 con… sản lượng thịt hơi xuất chuồng gần 400 tấn.
Chúng tôi đến thăm hộ gia đình làm kinh tế giỏi Hoàng Văn Thoát ở thôn Phát. Anh tâm sự: “Mặc dù không phải người gốc Châu Quế Hạ nhưng gia đình tôi đã ở đây từ rất lâu rồi. Ban đầu, tôi mạnh dạn vay mượn vốn của bà con mua trâu, đến nay, đàn trâu đã phát triển được 12 con, mỗi năm bán 1 đến 2 con cũng thu về gần trăm triệu đồng.
Mừng hơn, chưa bao giờ tôi thấy địa phương thay đổi như ngày hôm nay. Điện – đường – trường – trạm được đầu tư, đời sống bà con ngày càng được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm. Bản thân gia đình trước kia cũng thuộc diện hộ nghèo, nhưng cùng sự cần cù, chăm chỉ, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện gia đình tôi nên mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay”.
Giống như gia đình anh Thoát, hộ gia đình anh Nguyễn Danh Đức ở thôn Ngọc Châu từng là hộ nghèo của thôn. Không cam chịu đói nghèo, năm 2012, anh đã vay qua tổ chức tín dụng 90 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt. Thời kỳ phát triển nhất, gia đình anh có trên 50 con lợn. Ngoài ra, anh còn trồng quế… Hàng năm, bình quân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đó là một trong những hộ gia đình tiêu biểu phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giàu của xã.
Video đang HOT
Chia sẻ những thành quả đó, đồng chí Nguyễn Hữu Thủy – Chủ tịch UBND xã cho biết: “Châu Quế Hạ xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đảng bộ, chính quyền xã không ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đảng bộ xã đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, huy động các nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất. Với đặc thù là một xã thuần nông, do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xã đã lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế, mũi nhọn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Xã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai và tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân”.
Tạm biệt Châu Quế Hạ, lòng tôi thấy nhẹ nhàng, ấm áp lạ thường. Khắp các thôn, bản, những ánh lửa bập bùng trong từng nếp nhà, như những gam màu sáng thể hiện sự khát khao hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu.
Hộ gia đình anh Hoàng Văn Thoát vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu.
Mặc dù đã phần nào đoán trước nhưng khi “mục sở thị”, tôi mới thấy mảnh đất này đã thực sự thay đổi rồi. Đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tôi thoáng nhớ về khoảng thời gian trước, con đường gồ ghề đầy ổ trâu, ổ voi làm chiếc xe máy của tôi nhảy chồm chồm như chú ngựa bất kham. Đời sống người dân còn nghèo khó, còn nhiều hủ tục. Ấy vậy, hôm nay, khi trở lại vùng quê này, Châu Quế Hạ đã mang một diện mạo mới.
Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã, khi được hỏi về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nơi đây, sau một hồi trầm ngâm như để nhớ lại những thăng trầm, rồi những chuyển mình, đổi thay của Châu Quế Hạ, đồng chí Hoàng Kim Ninh – Bí thư Đảng ủy xã chậm rãi kể: “Châu Quế Hạ có 1.812 hộ gia đình, 7.583 nhân khẩu với dân tộc Tày, Kinh, Dao cùng sinh sống ở 14 thôn, bản. Trước đây, do trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì nên cuộc sống của đồng bào nghèo lắm. Người dân chăm phát nương làm rẫy, cực nhọc, lam lũ là vậy nhưng đời sống vẫn rất chật vật, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu những điều kiện tối thiểu cho một cuộc sống đơn giản nhất. Bên cạnh đó, các hủ tục như một gánh nặng làm cho cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám người dân hết năm này qua năm khác”.
Đó là cuộc sống của nhiều năm về trước, còn giờ đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhất là Chương trình 135 – như một chiếc “đòn bẩy” đã giúp người dân nơi đây có điều kiện vươn tới một cuộc sống mới. Bà con nông dân được hỗ trợ giống, tư liệu sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, chăn nuôi bước đầu đã có sự phát triển. Sản xuất nông nghiệp đang có những đổi thay mạnh mẽ từ trong suy nghĩ đến cách làm. Năng suất lúa tuy chưa bằng các nơi khác trong tỉnh, nhưng nhiều gia đình đã có đủ gạo ăn quanh năm – điều mà bao đời nay người dân nơi đây luôn mong ước.
Với 213 ha ruộng nước, vụ nào Châu Quế Hạ cũng đưa vào gieo cấy bằng các giống lúa lai chất lượng cao, đưa tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cả năm đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng thóc 1.184 tấn. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích đất, xã tuyên truyền vận động bà con trồng trên 400 ha cây màu các loại. Cùng với cây lúa, cây sắn được coi là cây chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Toàn xã hiện có 850 ha sắn, trong đó, có 650 ha sắn công nghiệp, 200 ha sắn địa phương, tổng sản lượng củ tươi 20.000 tấn. Phát triển chăn nuôi cũng được xã chú trọng, đàn trâu 1.195 con, đàn lợn 3.755 con, đàn gia cầm 45.700 con… sản lượng thịt hơi xuất chuồng gần 400 tấn.
Chúng tôi đến thăm hộ gia đình làm kinh tế giỏi Hoàng Văn Thoát ở thôn Phát. Anh tâm sự: “Mặc dù không phải người gốc Châu Quế Hạ nhưng gia đình tôi đã ở đây từ rất lâu rồi. Ban đầu, tôi mạnh dạn vay mượn vốn của bà con mua trâu, đến nay, đàn trâu đã phát triển được 12 con, mỗi năm bán 1 đến 2 con cũng thu về gần trăm triệu đồng.
Mừng hơn, chưa bao giờ tôi thấy địa phương thay đổi như ngày hôm nay. Điện – đường – trường – trạm được đầu tư, đời sống bà con ngày càng được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm. Bản thân gia đình trước kia cũng thuộc diện hộ nghèo, nhưng cùng sự cần cù, chăm chỉ, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện gia đình tôi nên mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay”.
Giống như gia đình anh Thoát, hộ gia đình anh Nguyễn Danh Đức ở thôn Ngọc Châu từng là hộ nghèo của thôn. Không cam chịu đói nghèo, năm 2012, anh đã vay qua tổ chức tín dụng 90 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt. Thời kỳ phát triển nhất, gia đình anh có trên 50 con lợn. Ngoài ra, anh còn trồng quế… Hàng năm, bình quân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đó là một trong những hộ gia đình tiêu biểu phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giàu của xã.
Chia sẻ những thành quả đó, đồng chí Nguyễn Hữu Thủy – Chủ tịch UBND xã cho biết: “Châu Quế Hạ xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đảng bộ, chính quyền xã không ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Đảng bộ xã đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, huy động các nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất. Với đặc thù là một xã thuần nông, do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xã đã lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển kinh tế, mũi nhọn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Xã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, đất đai và tăng cường mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân”.
Tạm biệt Châu Quế Hạ, lòng tôi thấy nhẹ nhàng, ấm áp lạ thường. Khắp các thôn, bản, những ánh lửa bập bùng trong từng nếp nhà, như những gam màu sáng thể hiện sự khát khao hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu.
Theo Trần Minh (Báo Yên Bái)
Lấy sức dân làm lợi cho dân
Đến nay, Hưng Yên có 60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, kết quả đó còn có sự góp công, góp sức lớn lao của đông đảo nhân dân toàn tỉnh, những người luôn luôn ở "trong cuộc" khi xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân huyện Khoái Châu làm đường GTNT
Theo tổng hợp của Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, năm 2016, toàn tỉnh đã vận động nhân dân và doanh nghiệp tham gia đóng góp được trên 52 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, bên cạnh đó nhân dân còn góp hàng chục nghìn ngày công lao động và hàng chục nghìn m2 đất tham gia xây dựng các công trình, hạ tầng nông thôn.
Về xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) khi xã mới được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi nhận thấy nhiều sự đổi thay tích cực.
Đưa chúng tôi thăm những công trình mới khang trang, khu dân cư nào cũng sạch đẹp, sáng màu sơn mới của những ngôi nhà cao tầng, Chủ tịch UBND xã Lê Đức Dân cho biết: "Xác định xây dựng nông thôn mới để người dân nông thôn được hưởng lợi, được nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nên mọi nguồn lực xã huy động đều hướng tới mục tiêu này. Xã luôn coi trọng sự tham gia đóng góp, sự đồng hành, giám sát của nhân dân, "công to, việc lớn" của xã đều thông qua các cuộc họp bàn với nhân dân, bám sát tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để thực hiện".
Vì thế hơn 5 năm xây dựng nông thôn mới, toàn xã đã nhận được sự đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp lên tới hơn 27 tỷ đồng. Các hộ gia đình trong xã tự nguyện hiến đất, hơn 1,2 nghìn ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới.
Từ năm 2011 đến nay, nhân dân dành khoảng trên 300 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp nhà ở dân cư, hoàn thành tốt tiêu chí về nhà ở. Đáng mừng nhất ở Nghĩa Trụ là điều kiện vệ sinh môi trường trong xã được cải thiện rõ rệt, đường làng ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. Theo thống kê của địa phương, 100% hộ chăn nuôi trong xã đã xây dựng được hầm khí sinh học bi-ô-ga để xử lý chất thải, không có cơ sở sản xuất nào xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, huyện Khoái Châu trong năm 2016 đã huy động được gần 1 nghìn ngày công lao động của nhân dân để tham gia làm đường giao thông, dồn thửa đổi ruộng, nạo vét kênh mương và vệ sinh môi trường nông thôn.
Để cùng với địa phương hoàn thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhân dân các xã đã góp hàng trăm mét vuông đất thổ cư, đất nông nghiệp. Đơn cử như 100% tuyến đường ra đồng của các xã khi xây dựng mới đều có sự tham gia góp đất của người dân để đường được rộng rãi, công trình thủy lợi được thông thoáng.
Bà Lê Thị Thúy, người dân xã An Vỹ cho biết: "Một vài hàng lúa cũng chỉ cho thêm vài bơ thóc một vụ, nhưng một con đường mới ra đồng được mở mang rộng rãi sẽ đem lại lợi ích to lớn và lâu dài cho nông dân trên cả cánh đồng. Vì thế khi địa phương kêu gọi nhân dân góp đất ruộng để làm đường ra đồng, làm thủy lợi nội đồng chúng tôi đã đồng tình, nhất trí cao. Bây giờ sản xuất thuận lợi, đi lại dễ dàng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của nông dân cũng nhờ đó mà tăng lên".
Năm 2016, toàn huyện Khoái Châu huy động được hơn 374 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó nhân dân đã tham gia đóng góp trên 91 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp gần 59 tỷ đồng. Để có những kết quả này, huyện Khoái Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng nông thôn mới.
19 tiêu chí nông thôn mới là 19 lĩnh vực, nội dung khác nhau, nhưng tất cả đều cần sự tham gia của nhân dân, bởi bên cạnh sức người, sức của để xây dựng, kiến thiết quê hương thì còn cần cả ý thức tự giác trong bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, chỉnh trang nhà cửa, phát triển kinh tế hộ gia đình...
Chính vì thế ở nhiều xã mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, xuất phát điểm còn hạn chế nhưng với sự chung sức, đồng lòng của đảng bộ, chính quyền, nhân dân nên đã tiến nhanh "về đích". Để ghi nhận những đóng góp ấy, mỗi khi tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, các địa phương đều khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình đã góp sức xây dựng quê hương.
Năm 2017, mỗi huyện, thành phố phấn đấu có thêm 1 - 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để mục tiêu đó hoàn thành thắng lợi, rất cần sự đồng lòng, quyết tâm của các ngành, các cấp, các địa phương và nhất là sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân, đem sức dân phục vụ chính lợi ích lâu bền của nhân dân.
Theo Vi Ngoan (Báo Hưng Yên)
Xín Mần đưa cỏ Yến Mạch vào trồng vụ đông Trồng 50 ha cỏ Yến Mạch chỉ sau 3 tháng, mỗi ha đất đồi, bãi cho thu hoạch bình quân từ 38 - 45 tấn cỏ. Giá bán bình quân hiện nay là 1 ngàn đồng/kg, sau trừ chi phí, đồng bào trồng cỏ ở Xín Mần thu lãi khoảng 20 - 30 triệu đồng/ha/3 tháng mùa Đông giá rét. Cán bộ huyện...