Yên Bái, Hậu Giang lọt nhóm 6 tỉnh “trắng FDI”
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) trong 9 tháng qua. Đáng chú ý có 6 địa phương “ trắng FDI” như Hoà Bình, Yên Bái, Gia Lai, Hậu Giang, Lâm Đồng và Tuyên Quang.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong các tỉnh “trắng FDI” nêu trên đều là các tỉnh có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Những năm qua không có hoặc rất ít các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án phát triển của địa phương. Tỷ lệ vốn ngoại chỉ đạt dưới 1 triệu USD (vốn tích luỹ qua các năm).
Ngoài các địa phương “trắng FDI”, Cục Đầu tư Nước ngoài còn cho biết, có rất nhiều tỉnh chỉ đạt từ 1 – 2 dự án FDI như: Sóc Trăng, Kon Tum, Quảng Trị, Lạng Sơn, Đắc Lắc, An Giang, Kiên Giang, Quảng Bình.
Về số vốn FDI 9 tháng qua, theo số liệu từ Cục Đầu tư, FDI cả nước thu hút được khoảng 16,43 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng đầu là Hải Phòng với 37 dự án, chiếm 2,4 tỷ USD, Hà Nội với hơn 300 dự án, chiếm 1 tỷ USD, Đồng Nai, Bình Dương mỗi tỉnh lần lượt 1 tỷ USD…
Về đối tác đầu tư, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với 4,5 tỷ USD, Singapore 1,2 tỷ USD và Nhật Bản với 650 triệu USD.
Về lĩnh vực đầu tư, cả ước có hơn 19 lĩnh vực đầu tư trọng điểm, trong đó các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo có tổng vốn đầu tư lớn nhất với 767 dự án, số vốn 7,9 tỷ USD, các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm khoảng 500 dự án, tiếp sau là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 39 dự án với gần 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 sáng sủa hơn 2015
Ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2016 đã có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam.
TP Hồ Chí Minh là nơi "đất lành, chim đậu"
Doanh nghiệp nước ngoài "xông đất" năm nay là Công ty TNHH Maple (Singapore) với dự án nhà máy may triển khai tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Dự án có vốn đầu tư 110 triệu USD, với kế hoạch sản xuất 22 triệu sản phẩm/năm và sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2018, năm mà theo dự kiến, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Điểm đến đầu tư
Tại TPHCM, hôm 7/1, dự án của Công ty United More SDN.Bhd (Malaysia) đã được Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM trao giấy chứng nhận đầu tư. Với vốn đầu tư khoảng 21 triệu USD, nhà đầu tư từ Malaysia dự định xây dựng nhà máy Aureumaex Precision Plastics chuyên sản xuất khung màn hình nhựa bóng và vỏ sau nhựa cho các loại TV thông minh, TV LCD và TV LED có độ chính xác cao. Theo các nhà quan sát, United More rõ ràng đang hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp cho Tổ hợp Samsung SEHC, vốn đầu tư 2 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 2-2016 cũng tại Khu công nghệ cao TPHCM...
Netflix, hãng dịch vụ truyền hình trực tuyến với giá thuê bao từ 180.000 đồng một tháng đầu năm nay đã công bố đặt chân đến Việt Nam. Với khoảng 70 triệu người dùng trả phí thường xuyên, Netflix được đánh giá là một trong những dịch vụ xem phim trực tuyến phổ biến nhất thế giới và đôi khi được xem là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có ở nhiều nước khi người tiêu dùng chọn mua các thiết bị giải trí cho gia đình. Việc đơn vị này thâm nhập vào Việt Nam chứng tỏ mảnh đất truyền hình trực tuyến, kênh giải trí đang có nhiều tiềm năng để các ông lớn khai thác.
Singha Asia - một hãng bia của Thái Lan trực thuộc Tập đoàn đồ uống Boon Rawd Brewery dự kiến trong tháng 1 hoàn tất thương vụ đầu tư 1,1 tỷ USD vào Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Sau giao dịch, Singha sẽ nắm 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery - hai đơn vị đang nắm mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống của Masan với những thương hiệu tiêu dùng như Chinsu, Omachi, Vinacafe, bia Sư tử trắng...
Năm 2016 dự báo là năm dành cho tên tuổi bán lẻ Nhật Bản 7-Eleven khi hãng lên đã ấp ủ chiến lược mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4/2017. Đây là lần đầu tiên hãng này gia nhập một thị trường tại khu vực Vành đai Thái Bình Dương từ sau Indonesia năm 2009.
7-Eleven Nhật Bản sẽ cử nhân viên sang Việt Nam để giúp các cửa hàng phát triển các sản phẩm độc đáo, đồng thời chọn địa điểm hợp lý tại TP HCM, đáp ứng những tiêu chí của một cửa hàng tiện lợi hiện đại.
Việt Nam hiện đang có những thời cơ thuận lợi để trở thành điểm đến đầu tư mang tính chiến lược cho các Tập đoàn đa quốc gia cũng như rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với 55 nền kinh tế, với hơn 90% các dòng thuế suất được giảm về 0%, được xem là lợi thế lớn cho nhà đầu tư để bỏ vốn vào Việt Nam.
Thị trường mua bán- sáp nhập hấp dẫn
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) cũng đón cú hích đầu năm mới khi hai thương vụ lớn đã chốt được đối tác sau thời gian dài để ngỏ. Thông tin sẽ bán tòa Landmark 72 tầng vào năm ngoái để trang trải nợ nần, đầu năm nay, giới kinh doanh bất động sản cho hay Keangnam đã tìm được chủ mới là tập đoàn tài chính AON Holdings.
Đơn vị này đã chi khoảng 450 tỷ won (380 triệu USD), vượt qua các nhà đầu tư tài chính khác như Goldman Sachs và Hana Financial Investment để giành quyền sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam này. Trước đó, báo chí Hàn Quốc từng đưa tin tòa nhà Landmark 72 được định giá tới 830 tỷ won (tương đương 770 triệu USD).
Bên cạnh đó, siêu thị Metro Việt Nam đầu năm nay đã chính thức về tay Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) với giá trị 655 triệu Euro (khoảng 879 triệu USD). BJC cho biết sẽ tiếp tục giữ nguyên tên Metro Việt Nam và các mục tiêu phát triển, sản phẩm, dịch vụ, song thương vụ này sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa Thái Lan thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam, không chỉ qua các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tạp hóa mà hiện còn sang kênh bán lẻ hiện đại - siêu thị.
Còn ANA Holdings - công ty điều hành hãng bay lớn nhất Nhật Bản sẽ trở thành cổ đông lớn của Vietnam Airlines sau thương vụ trị giá gần 110 triệu USD. Trả lời phỏng vấn Bloomberg sáng 12/1, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) - ông Phạm Ngọc Minh cho biết All Nippon Airways (ANA) sẽ trả 109 triệu USD cho số cổ phần này. Thương vụ sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 3 - tháng 6. Sau đó, hai hãng sẽ thảo luận về việc bán thêm.
Một phân tích mới đây của Bloomberg về triển vọng tăng trưởng của 93 nền kinh tế trên thế giới cũng cho biết Việt Nam đứng thứ hai về tốc độ tăng trưởng trong năm 2016, đạt 6,6%, chỉ kém hơn mức 7,4% dành cho Ấn Độ. Với tốc độ tăng trưởng được dự báo như trên, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á năm nay, trên các mức tăng trưởng dự báo dành cho kinh tế Indonesia là 5,2%, Malaysia là 4,5%, Thái Lan là 3,2%, và Singapore là 2,3%.
Rõ ràng là triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 được coi là còn sáng sủa hơn cả năm 2015 trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tiếp tục được ký kết và có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP); mặc dù hơn 23 tỷ USD vốn đăng ký của năm 2015 đã là một con số kỷ lục.
Theo Thời Báo Kinh Doanh
Thu hút FDI năm 2015: Niềm vui trọn vẹn Một năm thăng trầm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, đầu năm suy giảm, cuối năm tăng mạnh. Các dự án sản xuất hàng tiêu dùng nhanh đang được dự báo sẽ bùng nổ nhờ vào các cơ hội đến từ thị trường bán lẻ Con số của cả năm chắc chắn sẽ không chỉ dừng...