Yên Bái có gần 100 gia súc chết do rét đậm, rét hại
Đợt rét đậm, rét hại tính từ ngày 19 đến ngày 25/2 tại các khu vực trong tỉnh Yên Bái đã làm 94 con gia súc chết và nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại khoảng 1,6 tỷ đồng.
Người dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) che chăn chuồng trại cho gia súc trong những ngày giá rét. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN
Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 16h ngày 25/2, rét đậm, rét hại tại các khu vực trong tỉnh đã làm 94 con gia súc bị chết (trâu 48 con, nghé 21 con, bò 11 con, bê 8 con, lợn 2 con, dê 4 con). Trong đó, Trạm Tấu 58 con, Mù Cang Chải 23 con, Văn Chấn 9 con, Lục Yên 4 con. Gia súc chết rét chủ yếu là những con già yếu và con non, sức đề kháng yếu.
Trong đợt rét từ ngày 19/2 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã thành lập đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống, đói rét trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Các huyện, thành phố đã cử cán bộ trực tiếp xuống các xã, thị trấn, tới tận thôn, bản đôn đốc, hướng dẫn người dân phòng chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đã đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tới các xã, thị trấn trên địa bàn, tuyên truyền, hướng dẫn người dân gia cố, che chắn chuồng trại và chăm sóc, nuôi nhốt đàn gia súc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đồng thời dự trữ đủ lượng thức ăn thô xanh, tinh bột, muối khoáng cho đàn gia súc; phân công cán bộ thường xuyên bám địa bàn các xã, thôn để trực tiếp hướng dẫn người dân che chắn, sửa chữa chuồng trại. Bên cạnh đó, thực hiện nuôi nhốt trâu, bò tại chuồng khi nhiệt độ xuống quá thấp, cần bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh.
Trước đó, ngày 17/2, UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể.
Tỉnh thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại, mưa tuyết và băng giá; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp và người dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biết, chủ động phòng, chống.
Ngành cũng tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh; hạn chế các hoạt động ngoài trời lạnh, không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc. Chủ động cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10c.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi; sẵn sàng phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt; hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử cùa Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nội dung, biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại, mưa dông, lốc xoáy. Trong đó, tập trung chỉ đạo nhân dân không cấy lúa, gieo trồng vào những ngày nhiệt độ dưới 13c; theo dõi chặt chẽ và chăm sóc, bảo vệ tốt đối với diện tích lúa đã cấy; dự phòng các phương án gieo trồng bổ sung, gieo trồng lại đối với những diện tích cây trồng bị chết do rét.
Video đang HOT
Bên cạnh việc tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc phòng, chống rét cho người, cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm của người dân địa phương trong phòng chống rét thì các địa phương phải trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Nguy cơ dịch bệnh mới, chủng virus mới xuất hiện, tấn công đàn gia súc, gia cầm
Do biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm rét hại thất thường không theo quy luật như trước kia, cộng với môi trường bị ô nhiễm nặng, tạo điều kiện để nhiều loại mầm bệnh phát sinh.
Theo đó, nhiều loại bệnh dịch mới, chủng virus mới xuất hiện, tấn công đàn gia súc, gia cầm.
Rét đậm rét hại kéo dài, nơm nớp lo đàn gia súc, gia cầm bị dịch bệnh mới tấn công
Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm rét hại thất thường không theo quy luật như trước kia, cùng với môi trường ô nhiễm nặng đã tạo điều kiện để mầm bệnh (nấm, vi rút, vi khuẩn...) phát sinh. Trong đó, nhiều loại dịch bệnh mới, chủng vi rút mới xuất hiện trên đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi.
Minh chứng là năm 2019, "bão" dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam; năm 2020 xuất hiện bệnh viêm da nội cục trên trâu bò. Đối với bệnh cúm gia cầm thì biến chủng từ dạng này sang dạng khác. Nếu như trước đây (cuối năm 2003), bệnh cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu với chủng cúm A/H5N1 thì giờ đây xuất hiện cúm A/H5N6; cúm A/H5N7, cúm A/H5N8, cúm A/H5N9...
Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên đàn lợn của gia đình ông Phạm Văn Hòa ở xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Bình Minh
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến một số bệnh khác như bệnh bò diên trên trâu bò, bệnh liên cầu khuẩn, cúm lợn đều là những bệnh có tốc độ lây lan nhanh. Nguy hiểm hơn, đây là những bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Đặc điểm dịch tễ đối với các bệnh mới xuất hiện, bệnh do biến chủng thường có tốc độ lây lan nhanh, nhiều động vật mẫn cảm, chưa thích ứng với các loại vắc xin, hoặc chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.
Một thực tế tại các cơ sở, khi phương thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ, việc chẩn đoán qua lâm sàng đối với các bệnh mới, chủng mới xuất hiện cũng gặp không ít khó khăn khi chưa kịp lấy mẫu chuyển phòng xét nghiệm để tìm nguyên nhân thì số gia súc, gia cầm đó đã chết hàng loạt, không đủ cơ sở để kết luận bệnh.
Dự báo thời gian tới, nguy cơ bệnh mới, chủng mới xuất hiện là rất cao, thậm chí một số bệnh đã khống chế tốt (như nhiệt thán trâu bò, đóng dấu lợn, tai xanh, cúm lợn...) vẫn có thể bùng phát trở lại do tổng đàn gia súc, gia cầm lớn. Nhiều chuồng trại chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh. Thậm chí, đây đó vẫn còn tình trạng buôn bán gia súc gia cầm ốm, chết...
Cán bộ thú y kiểm tra và tiêm phòng cho gia cầm tại Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Chi cục Thú y Hà Nội.
Để chủ động ứng phó với bệnh mới, chủng mới gây ra cho đàn gia súc, gia cầm, những giải pháp cần thực hiện đó là:
Các địa phương cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh động vật theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho hệ thống cán bộ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là năng lực về chẩn đoán xét nghiệm, kỹ năng phát hiện bệnh.
Đầu tư trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng việc lấy mẫu xét nghiệm ngay từ cơ sở, trang thiết bị phòng thí nghiệm tiến tến hiện đại phù hợp với tình hình mới.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để cặp nhật thông tin kịp thời, nhất là các yếu tố về dịch tễ học đối với các bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch chăn nuôi, chăn nuôi trang trại, chăn nuôi quy mô lớn, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Đây là giải pháp tổng thể trên địa bàn cả nước tạo sự thích ứng đồng bộ giữa các tỉnh thành.
Về chuyên môn, cần thực hiện tốt hơn chương trình giám sát chủ động đối với các bệnh trên đàn gia súc gia cầm để sớm phát hiện bệnh mới, chủng mới xuất hiện, từ đó có kế hoạch và giải pháp ứng phó kịp thời.
Địa bàn tập trung thực hiện giám sát là tại các chợ đầu mối các điểm kinh doanh buôn bán, tiêu hủy gia súc, gia cầm, nơi có ổ dịch cũ.
Riêng với bệnh cúm gia cầm, những năm qua diễn biến phức tạp, biến chủng độc lực cao xuất hiện liên tiếp nên cần thực hiện tốt việc xét nghiệm chủ động nhiều hơn nữa tại các cơ sở, nhất là ở các khu vực chăn nuôi tập trung để kịp thời dự báo, có kế hoạch giám sát và ứng phó cụ thể, chi tiết hiệu quả hơn.
Làm tốt hơn công tác truyền thông để người chăn nuôi hiểu rõ về những biến đổi (mang tính quy luật) đối với dịch bệnh gia súc gia cầm, để chủ động ứng phó khi phải đối mặt với những bệnh mới, chủng mới xuất hiện, kể cả phải chấp nhận những rủi ro, thiệt hại khi buộc phải tiêu hủy gia súc gia cầm nhiễm bệnh.
Cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Chi cục Thú y Hà Nội.
Giải pháp quan trọng đối với người chăn nuôi, nhất là các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn là chủ động là thực hiện các giải pháp về giám sát, tiêm phòng, tổng tẩy uế môi trường, chăn nuôi an toàn sinh học. Đây cũng chính là giải pháp căn cơ quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh nói chung, bệnh mới, chủng mới xuất hiện nói riêng.
Xác định đã chăn nuôi là cần thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi an toàn sinh học.
Đối với các cơ sở, địa phương, tập trung nâng cao năng lực chẩn đoán đối với mạng lưới thú y cơ sở, nhất là cán bộ chuyên môn cấp xã, phường để sớm phát hiện khi các ổ dịch còn ở quy mô nhỏ, hoặc các ổ dịch đầu tiên, từ đó có giải pháp khống chế ngăn chặn ngay để dịch bùng phát.
Nâng cao trình độ lấy mẫu xét nghiệm nhằm giúp các phòng thí nghiệm có kết quả nhanh và chính xác. Tăng cường khuyến cáo người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh ngay từ khi mới chăn nuôi, mới nhập đàn, thực hiện tốt việc khai báo chăn nuôi.
Khi nghi ngờ phát hiện bệnh mới, chủng mới cần báo ngay cán bộ chuyên môn để được kiểm tra, hướng dẫn có giải pháp khống chế, ngăn chặn bệnh kịp thời. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; có biện pháp ngăn chặn các loài côn trùng truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài vật chủ trung gian truyền bệnh.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm từ động vật không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật để đảm bảo phát hiện nhanh. Trường hợp người chăn nuôi phát hiện gia súc gia cầm có biểu hiện bất thường, thấy tỷ lệ chết nhanh, tốc độ lây lan nhanh cần báo ngay cho cán bộ chuyên môn để kịp thời lấy mẫu xác định bệnh và khống chế, ngăn chặn...
Sau 1 đêm có thêm hơn 1.500 con trâu bò chết rét, xót xa có xã chết hàng trăm con, thiệt hại tiền tỷ Theo báo cáo nhanh của Tổng cục Phòng chống thiên tai, tính đến 06h00 ngày 24/2, rét đậm, rét hại đã làm 4.427 con gia súc bị chết, trong đó có 3.794 con trâu, bò; 633 con gia súc khác. Số trâu bò chết rét đã tăng tới 1.506 con chỉ sau 1 ngày, thiệt hại hàng tỷ đồng. Sau 1 đêm có...