Yên Bái chủ động phòng, chống lũ quét, sạt lở đất
Đã nhiều năm nay, tỉnh Yên Bái luôn xảy ra tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất bất thường cả về cường độ và tần suất, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, Yên Bái đã đề ra nhiều giải pháp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động của hiện tượng El Nino nên thiên tai tiếp tục có diễn biến phức tạp, số lượng cơn bão ít nhưng cường độ mạnh và dị thường hơn. Mùa mưa bão lũ năm 2019 có khoảng 6 – 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 2 – 3 cơn bão ảnh hưởng đến các khu vực trong tỉnh Yên Bái.
Trạm đo mực nước suối tại đập 19/5 (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Để chủ động phòng, chống thiên tai, đặc biệt là lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, Yên Bái đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp; trong đó đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất.
Đồng thời, tỉnh tập trung nâng cao năng lực dự báo mưa, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và thông tin kịp thời tới người dân để phòng tránh. Trong đó, tiếp tục khai thác quản lý, sử dụng có hiệu quả 20 trạm đo mưa tự động ở 9 huyện, thị xã, thành phố và 1 thiết bị thử nghiệm giám sát cảnh báo sớm lũ quét đặt tại thị xã Nghĩa Lộ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các địa phương rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai sát với thực tế, đặc biệt là phương án phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; đồng thời nâng cao năng lực và ý thức chủ động ứng phó của người dân với lũ quét, sạt lở đất, nhất là các xã có nhiều khe suối, nhân dân đi làm nương, làm lán trại.
Video đang HOT
Cùng với đó, các địa phương cần thực hiện tốt kế hoạch xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để phục vụ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; chú trọng hệ thống thông tin liên lạc cho những vùng thường có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Đối với các xã vùng trọng điểm – nơi luôn tiềm ẩn lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và sắp xếp dân cư; kiểm tra tiến độ xây dựng và di dời dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm; thường xuyên thống kê, cập nhập những địa bàn dân cư, những thôn, bản có các hộ dân sinh sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét, sạt lở đất.
Khi thời tiết có mưa to, cần kêu gọi các hộ dân làm lán nương và các hộ chưa kịp di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất; nếu xét thấy cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Công tác phòng, chống thiên tai nói chung và lũ quét, sạt lở đất ở Yên Bái luôn gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt mạnh, dân cư sinh sống không tập trung, vẫn còn nhiều cộng đồng dân cư làm nương xa và ở lại nương thời gian dài nên khó tiếp cận để tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai.
Thêm vào đó, việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chưa có cảnh báo sớm nên các địa phương còn thụ động trong việc phòng, chống. Bản tin cảnh báo chưa đến được phạm vi ở xã, thôn, bản, nên gây khó khăn trong việc triển khai các phương án phòng, chống.
Đặc biệt, việc tìm quỹ đất, lựa chọn những khu vực an toàn để di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất ở Yên Bái rất khó khăn do địa hình đồi núi cao, chia cắt. Trong đó, khó khăn nhất là tại các huyện, thị: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Theo Đức Tưởng (TTXVN)
Lai Châu: Tập trung khắc phục mưa lũ và tìm kiếm người mất tích
Từ đêm ngày 23 sáng ngày 24-6, tỉnh Lai Châu đã xảy ra mưa to, lũ ống, lũ quét làm 1 người chết và 3 người mất tích, nhiều nhà dân bị cuốn trôi, tổng thiệt hại trên trên 30 tỷ đồng. UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo chính quyền 2 huyện bị ảnh hưởng trực tiếp là Nậm Nhùn và Mường Tè tập trung khắc phục mưa lũ và tìm kiếm 3 nạn nhân đang mất tích.
Đồng chí Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu (thứ hai từ phải sang) chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại xã Pa Vệ Sử. Ảnh: Quang Long
Có mặt tại điểm lũ quét xã Pa Vệ Sử (huyện Mường Tè), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải yêu cầu chính quyền huyện Mường Tè tập trung huy động lực lượng tìm kiếm nạn nhân mất tích; giúp nhân dân tháo dỡ và vận chuyển nhà ra khỏi vùng lũ, tổ chức tìm mặt bằng để bố trí cho dân làm nhà, sớm ổn định đời sống; đồng thời yêu cầu cơ quan chuyên môn phân luồng, cắm biển báo nơi tiềm ẩn cao về sạt lở, cố gắng sớm khắc phục tuyến giao thông bị chia cắt.
Đồng chí Tống Thanh Hải cũng yêu cầu chính quyền, đoàn thể huyện Mường Tè nhanh chóng có chính sách hỗ trợ, động viên người nhà nạn nhân và các hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà, tài sản. Đặc biệt, khi nước rút phải tập trung để khắc phục số diện tích ruộng sản xuất bị đất bùn vùi lấp, hỗ trợ giống cho người dân tái sản xuất kịp mùa vụ. Chủ động rà soát để di dời khẩn cấp các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Đồng chí Tống Thanh Hải cùng các lực lượng chức năng động viên, thăm hỏi nhân dân ở khu vực bị lũ quét tại xã Pa Vệ Sử. Ảnh: Đức Duẩn
Huyện Mường Tè là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơn lũ vừa qua: Thiệt hại trên 45ha lúa, hoa màu, 7 nhà bị cuốn trôi, 27 nhà trên địa bàn 2 xã Bum Nưa, Pa Vệ Sủ phải di chuyển khẩn cấp; tuyến đường Bum Nưa - Pa Vệ Sử bị một số vị trí bị sạt lở, cầu Pá Hạ, ngầm tràn Thò Ma, đập tràn Ty Tông bị cuốn trôi. Tuyến đường Mường Tè - Hua Bum bị đứt tại km 301 400 vị trí thuộc huyện Mường Tè; gần 10 cột điện bị đổ, gẫy...
Hiện nay, chính quyền huyện Mường Tè đã huy động hơn 100 người gồm lực lượng công an, quân sự, biên phòng, dân quân tự vệ và người dân để giúp các hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà, hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao di chuyển vật dụng gia đình đến nơi an toàn. Đồng thời, các lực lượng đang triển khai các biện pháp để tìm kiếm 3 nạn nhân bị lũ cuốn trôi, giúp đỡ và hỗ trợ gia đình nạn nhân có mặt trên địa bàn; huy động máy móc và con người để khẩn trương san gạt đất đá sạt lở, bảo đảm thông đường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, không bị cô lập và chia cắt.
Xã Pa Vệ Sử (huyện Mường Tè) có 8 bản với 1.500 nhân khẩu đang bị cô lập do đất đá sạt lở, gãy cầu nên chia cắt với trung tâm xã. Chủ tịch UBND xã Pa Vệ Sử cho biết, người dân đủ nhu yếu phẩm để sử dụng trong vòng 10 ngày nữa. Chính quyền sẽ nhanh chóng vận chuyển nhu yếu phẩm vào tiếp tế cho bà con.
Quang Long - Đức Duẩn
Theo Bienphong
Mưa lũ đột ngột, cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu tại Lai Châu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết, sau trận mưa kéo dài đêm qua, vào 6 giờ ngày 24/6, trên địa bàn các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu xảy ra hai trận lũ quét, cuốn trôi nhiều công trình nhà nước; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân...