Yeah1 phải giải thích vì kiểm toán lợi nhuận sau thuế giảm 9,4%
Ngày 20.3, sau khi Yeah1 đăng tải Báo cáo Tài chính (BCTC) hợp nhất 2018 của công ty này đã được kiểm toán cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm 9,4% so với các báo cáo trước đó, khiến Yeah1 phải giải trình chênh lệch số liệu trong BCTC năm 2018 trước và sau kiểm toán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán của Yeah1 giảm mạnh khiến doanh nghiệp này phải giải trình – Ảnh: Internet
Cổ phiếu của Yeah1 trên thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục rơi tự do, khi nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục đặt lệnh ATC nhằm tranh bán với dư bán hiện tại lên tới 395.700 cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu YEG của Yeah1 đã tiếp tục giảm sàn 13 phiên liên tiếp, giảm sâu 60% giá trị so với đầu tháng 3 và hiện chỉ được giao dịch với giá 95.700 đồng mỗi cổ phiếu. Với lượng dư bán như hiện nay, nhiều khả năng trong phiên giao dịch ngày 21.3, giá cổ phiếu YEG sẽ tiếp tục rơi tự do.
Trong ngày 20.3, Yeah1 đã phải giải trình chênh lệch số liệu trong BCTC năm 2018 trước và sau kiểm toán với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM khi mà lợi nhuận hợp nhất sau kiểm toán của công ty này giảm tới 9,4% so với những báo cáo trước đó.
Lãi sau thuế năm 2018 của Yeah1 giảm sau kiểm toán – đơn vị đồng- Ảnh: Yeah1
Video đang HOT
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán năm 2018 của Yeah1 giảm 9,4%, tương đương giảm gần 17 tỉ đồng. Qua đó, lãi cơ bản trên mỗi cổ phần (EPS) của Yeah1 giảm xuống còn 4.816 đồng, tương ứng giảm 9,3% sau kiểm toán.
Yeah1 giải thích nguyên nhân chủ yếu của việc lợi nhuận của công ty giảm sau kiểm toán là do ảnh hưởng từ việc Youtube tuyên bố chấm dứt thỏa thuận Dịch vụ Lưu trữ Nội dung (Content Hosting Service Agreement) vào ngày 3.3.2019. Cụ thể như sau:
Yeah1 ghi nhận trích lập dự phòng 100% cho khoản đầu tư tài chính vào Công ty Springme Pte Ltd có trụ sở tại Thái Lan, mà Yeah1 sở hữu gián tiếp gần 17%. Công ty này cũng chính là tác nhân khiến Yeah1 phải lâm vào thế khó, khi hoạt động quản lý tuyển chọn kênh của Springme chưa phù hợp nghiêm trọng với chính sách của YouTube. Điều này đã dẫn tới việc YouTube cắt quyền quản lý doanh thu bên thứ ba đối với các network liên đới là Yeah1, ScaleLab, Springme.
Về việc kế toán trích lập dự phòng Springme, Yeah1 ghi nhận tăng giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào Springme lên con số 11,4 tỉ đồng (BCTC kiểm toán) từ con số 7,7 tỉ đồng (BCTC chưa kiểm toán), rồi trích lập 100% khoản đầu tư này. Tính đến 31.12.2018, dù đã ghi nhận trích lập toàn bộ, Springme vẫn còn liên quan đến hơn 12 tỉ đồng khoản phải thu ngắn hạn khách hàng của Yeah1.
Bên cạnh đó, Yeah1 cũng điều chỉnh tăng chi phí thẩm định đầu tư đã phát sinh trong năm 2018 liên quan đến khoản đầu tư vào Công ty ScaleLab LLC. Theo thông tin công bố từ Yeah1, ScaleLab đã được bán lại cho chủ cũ với giá gốc đã thanh toán là 12 triệu USD.
So sánh với BCTC chưa kiểm toán, tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2018, Yeah1 ghi nhận thêm 7,7 tỉ đồng khoản phí tư vấn mua cổ phần Công ty ScaleLab LLC và thành lập công ty Thoughtful Network Pte. Ltd.
Thiên Hà
Theo motthegioi.vn
DLG lao dốc, Tổng giám đốc "tranh thủ" mua thêm 10 triệu cổ phiếu
Thị giá cổ phiếu DLG hiện chỉ bằng một nửa so với thời điểm đầu năm. Ước tính, cá nhân này sẽ chi khoảng 17 tỷ đồng cho giao dịch lần này.
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) vừa thông báo đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu DLG trong khoảng thời gian từ ngày 26/12 đến 10/01/2019.
Hiện tại, ông Nguyễn Trung Kiên đang sở hữu hơn 2,11 triệu cổ phiếu DLG tương ứng 0,71% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Nếu mua đủ số cổ phiếu đăng ký, ông Kiên sẽ tăng sở hữu lên 12,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,05% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG đang liên tục dò đáy qua đó giảm hơn một nửa so với đầu năm xuống còn 1.630 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch 20/12 vừa qua.
Tuy nhiên sau thông tin lãnh đạo đăng ký mua, cổ phiếu DLG đã tăng gần kịch biên độ lên 1.730 đồng/cổ phiếu với thanh khoản tăng đột biến lên hơn 3,4 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng 21/12. Tạm tính tại mức giá này, ông Kiên có thể phải chi ra khoảng 17 tỷ đồng nếu mua đủ số cổ phiếu mong muốn.
Trước đó, hồi tháng 5, ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là cổ đông lớn nhất của DLG cũng đã mua thỏa thuận 8 triệu cổ phiếu để nâng mức sở hữu lên 21,46%.
Trái với động thái mua vào của một loạt lãnh đạo, ở chiều ngược lại, quỹ ngoại Pyn Elite Fund lại liên tiếp bán ra cổ phần từ tháng 9 đến nay qua đó chỉ còn nắm 23,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 7,97%. Tuy nhiên, quỹ ngoại này vẫn là cổ đông tổ chức lớn nhất đang sở hữu DLG.
Cùng với sự chìm sâu của giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018 của DLG cũng không mấy khởi sắc. Dù doanh thu thuần vẫn tăng 6% so với cùng kì lên 2.113 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế thu về lại giảm tới 50% so với 9 tháng đầu năm ngoái, chỉ còn 33,5 tỷ đồng.
Ngoài kết quả kinh doanh kém sắc, tình hình tài chính của DLG còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến những khoản phải thu về cho vay cá nhân ghi nhận trên báo cáo tài chính quý III lên đến hơn 800 tỷ đồng (tương đương 10% tổng tài sản) trong đó 442 tỷ đồng ngắn hạn và 385 tỷ đồng dài hạn.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Về đích lợi nhuận sau 11 tháng, MWG lên kế hoạch lãi hơn 3.500 tỷ đồng năm 2019 Sau 11 tháng, MWG ghi nhận 79.033 tỷ đồng doanh thu và 2.644 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế qua đó hoàn thành lần lượt 92% và 102% kế hoạch cả năm 2018. Ảnh minh họa. Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 sẽ trình Đại hội đồng cổ...