Ý tưởng phát tiền hàng tháng cho dân của ứng viên tổng thống Mỹ gốc Á
Khi Andrew Yang nói sẽ tặng 1.000 USD/tháng cho 10 gia đình, một số tiếng cười vang lên, kèm theo đó là câu hỏi về tính hợp pháp.
Doanh nhân Andrew Yang, 44 tuổi, là ứng viên tổng thống gốc Á đầu tiên của đảng Dân chủ, đã gây quỹ tranh cử được 6,5 triệu USD. Nếu được bầu làm tổng thống, Yang hứa hẹn chính phủ sẽ trao 1.000 USD một tháng cho mỗi người Mỹ trên 18 tuổi, bất kể tình trạng việc làm. Ông lập luận rằng đề xuất của mình sẽ thúc đẩy nền kinh tế và giúp các gia đình thanh toán hóa đơn dễ dàng hơn.
Chính sách thu nhập cơ bản phổ thông này đang được thử nghiệm trong các chương trình thí điểm nhỏ trên khắp thế giới. Bản thân Yang đã cố gắng thúc đẩy ý tưởng từ đầu năm nay, khi ông bắt đầu trả 1.000 USD cho ba gia đình ở New Hampshire, Florida và Iowa.
Trong bài phát biểu khai mạc tại cuộc tranh luận của các ứng viên đảng Dân chủ hôm 12/9, Yang thông báo về chương trình “Tặng tiền tự do”. Người dân Mỹ có thể điền tên trên trang web chiến dịch, 10 người sẽ được chọn ngẫu nhiên để nhận 1.000 USD một tháng.
Điểm mới của động thái này là trước đây, Yang tự bỏ tiền túi để trợ cấp cho ba gia đình. Giờ đây, ý tưởng phát tiền cho 10 người đòi hỏi sử dụng đến quỹ của chiến dịch.
Andrew Yang tại cuộc thảo luận của đảng Dân chủ tại Texas ngày 12/9. Ảnh: AFP.
Các ủy ban chiến dịch liên bang có những quy định hạn chế nhất định về điều ứng viên có thể làm bằng tiền của nhà tài trợ. Một trong những điều bị cấm là sử dụng quỹ chiến dịch cho mục đích cá nhân. Điều đó có nghĩa là quỹ chiến dịch phải được sử dụng cho các chi phí như lương nhân viên, văn phòng hay thiệp cảm ơn người ủng hộ chứ không phải các khoản cá nhân như tiền thế chấp nhà hay hội phí câu lạc bộ.
Các chuyên gia pháp lý nhấn mạnh rằng không chỉ các ứng viên phải tuân thủ quy tắc này, quỹ chiến dịch không thể được sử dụng cho các chi phí cá nhân của bất kỳ người nào.
Video đang HOT
Mục đích của quy định là nhằm ngăn ngừa tham nhũng và bảo vệ các nhà tài trợ, đảm bảo tiền của họ sẽ không rơi vào túi của ai khác ngoài các dịch vụ được cung cấp cho chiến dịch, theo Adav Noti, cựu luật sư của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), cơ quan thực thi luật và quy định bầu cử, nói.
“Để duy trì lòng tin của các nhà tài trợ, điều quan trọng là họ biết chắc chắn số tiền họ đã ủng hộ, dù ít dù nhiều, đều được sử dụng đúng mục đích”, Noti nói.
Vậy thì quỹ chiến dịch của Yang có thể được sử dụng theo cách này không? Đó là câu hỏi lớn.
Những người nhận được séc 1.000 USD hàng tháng từ Yang sẽ sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân. Tuy nhiên, chiến dịch lập luận rằng việc này không vi phạm quy tắc tài chính của chiến dịch vì tiền thực sự được sử dụng cho mục đích chiến dịch.
Chiến dịch của Yang cho biết họ đã tham khảo ý kiến các luật sư và họ kết luận rằng kế hoạch không phạm luật. Một số chuyên gia đồng ý với cách giải thích, cho rằng khoản tiền được chi đơn giản là một hình thức quảng cáo chiến dịch.
Trong khi đó, những người khác nhìn thấy những lỗ hổng trong lập luận của chiến dịch. “Việc này giống như một ứng viên tranh cử với đề xuất hồi sinh ngành công nghiệp ôtô của Detroit và do đó họ cho bạn một chiếc xe hoàn toàn mới”, Michael Toner, cựu chủ tịch đảng Cộng hòa của FEC, nói.
Toner nêu thêm một ví dụ: phát điện thoại di động miễn phí để thể hiện đề xuất chính sách mở rộng truy cập băng thông rộng và vùng phủ sóng di động.
“Sẽ chẳng có điểm dừng. Nó sẽ ‘nuốt chửng’ quy định cấm dùng quỹ chiến dịch cho mục đích cá nhân”, Toner nói.
“Tôi chưa thấy bất cứ điều gì giống như vậy. Nếu các quy định là một dây cao su thì nó sẽ bị kéo căng hết mức”, Jessica Levinson, giáo sư luật bầu cử tại Trường Luật Loyola ở Los Angeles, nói .
Thông thường, chiến dịch phải đối mặt với các câu hỏi về vi phạm tài chính có thể yêu cầu FEC cung cấp chỉ dẫn pháp lý. Nhưng FEC hiện không thể hoạt động. Tháng trước, một ủy viên đã từ chức khiến FEC chỉ còn ba người trong hội đồng vốn gồm 6 ủy viên cần ít nhất 4 phiếu để quyết định các vấn đề như thế này.
Không có dấu hiệu cho thấy vị trí bị bỏ trống sẽ nhanh chóng được lấp. Ủy viên FEC phải được Thượng viện thông qua. Lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mitch McConnell và Nhà Trắng đang muốn thay mới hoàn toàn 6 ủy viên vì ba người đang giữ chức đều đã vượt nhiệm kỳ. Trong khi đó, phe Dân chủ phản đối, cho rằng chỉ cần bổ nhiệm một người.
Lần gần đây nhất khi lâm vào tình trạng thiếu ủy viên, FEC đã phải dừng hoạt động trong 6 tháng năm 2008. Các chuyên gia lo lắng sự bất đồng quan điểm giữa hai đảng xoay quanh vấn đề này có thể kéo dài.
“Chúng ta đang ở thời mà ứng cử viên tổng thống có thể bắt đầu phát séc và không rõ liệu FEC có hành động hay không. Nếu tình trạng thiếu ủy viên vẫn duy trì thì họ chẳng thể làm được gì”, thì Lev Levinson nói.
Theo Phương Vũ (VNE)
Nga choáng váng nhận "gáo nước lạnh" dù đã xuống nước với Mỹ
Ngoại trưởng Nga mới đây đã có phát biểu thể hiện sự khó hiểu, ngỡ ngàng trước việc dù Moscow đã xuống nước sẵn sàng đối thoại với Washington dưới bất kỳ hình thức nào nhưng vẫn bị Mỹ thẳng tay tung đòn trừng phạt.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
Moscow sẵn sàng nối lại các cuộc đối thoại với Washington dưới bất kỳ hình thức nào mà Mỹ cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, Washington tiếp tục tung ra thêm các đòn trừng phạt nhằm vào Moscow mà không giải thích bất kỳ lý do nào khiến họ hành xử như vậy, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tức giận cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Izvestiya số ra ngày hôm qua (5/9).
"Các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi đang cố gắng đơn phương tung ra những biện pháp trừng phạt mà thậm chí còn không thèm giải thích lý do họ làm điều đó không có lý do, nguyên nhân gì cả. Điều này đi ngược lại với những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump nói", ông Lavrov gay gắt chỉ trích đồng thời nói thêm rằng Nga "luôn sẵn sàng nối lại mối quan hệ với Mỹ theo bất kỳ hình thức nào mà Mỹ cảm thấy thoải mái."
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhắc nhở rằng, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ hiện tại đang bị phá hoại bất chấp việc Tổng thống Trump có kế hoạch bình thường hóa mối quan hệ này.
Các nghị sĩ của Đảng Dân chủ Mỹ điên cuồng tìm kiếm một số "mối quan hệ bí mật" giữa Tổng thống Trump và Nga cũng như tìm cớ để luận tội Tổng thống Trump, ông Lavrov cho biết. Ông này cho hay, ông cảm thấy tiếc trước thực trạng một phần trong giới lãnh đạo Mỹ đang tìm cách lợi dụng những vụ việc liên quan đến Nga trước thềm cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vào năm 2020.
Ông Lavrov nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn, thách thức ở trên, cuộc đối thoại giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố gần đây đã đạt được những tiến triển nhất định.
Hơn nữa, Moscow đang đề xuất tiến hành đối thoại song phương về an ninh mạng. Tuy nhiên, Washington chưa đưa ra một câu trả lời dứt khoát cho lời đề nghị nói trên.
Nga và Mỹ vốn đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hai nước đang đối đầu nhau gay gắt vì một loạt vấn đề như khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến ở Syria, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, vấn đề tấn công mạng, lá chắn tên lửa... Những cuộc đối đầu này đã đẩy hai cường quốc hàng đầu thế giới vào một "cuộc chiến trừng phạt" bế tắc và nguy cơ xung đột vũ trang cũng dần dần tăng lên.
Mới đây nhất, Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố muốn rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Diễn biến này đẩy căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ leo thang trong những ngày qua. Giới chức Nga hiện tại rất tức giận và lo ngại trước việc Mỹ đã thực sự rút ra khỏi INF. Moscow đã đưa ra lời cảnh báo về việc hành động của Mỹ mang tính nguy hiểm, có thể gây hại cho an ninh toàn cầu. Cộng đồng quốc tế cũng lo ngại về quyết định của ông Trump bởi nó có nguy cơ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và nguy hiểm.
Trong tình thế như vậy, giới chức Nga không ít lần thể hiện sự sốt ruột, muốn gặp gỡ, đối thoại với Mỹ để tháo gỡ tình hình đáng lo ngại hiện nay.
Tổng thống Putin và Tổng thống Trump vốn có cái nhìn khá tích cực về nhau. Cả hai ông đều có nhiều phát biểu nói tốt về nhau. Khi ông Donald Trump lên cầm quyền, nhiều người đã hy vọng vào một mối quan hệ được cải thiện giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đến nay quan hệ Nga-Mỹ vẫn không có chút cải thiện nào và Tổng thống Putin tin rằng, ông Trump có thiện chí phát triển quan hệ với Nga nhưng bị cản trở mạnh mẽ bởi thế lực chống Nga hùng hậu trong chính quyền Mỹ.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Đặt hàng ngàn tấm gương khổng lồ trong vũ trụ ngăn Trái đất ấm lên? Một ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ giai đoạn năm 2020 muốn chống biến đổi khí hậu bằng cách tái tạo hiện tượng núi lửa phun trào hoặc đặt một tấm gương khổng lồ trong vũ trụ. Ứng viên tổng tống Mỹ đề xuất kế hoạch táo bạo ngăn Trái đất ấm lên. Theo Express, Andrew Yang, một doanh nhân 44 tuổi...